Xây dựng phương án dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 54 - 61)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng dồn điền đổi thửa cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn

4.1.2. Xây dựng phương án dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp

4.1.2.1. Cấp huyện

Với mục tiêu nâng cao hiệu quả của sản xuất hàng hóa, khai thác tốt tiềm năng đất đai, việc DĐĐT nhằm tạo ra những ô thửa lớn sản xuất tập trung là một yêu cầu khách quan, tạo điều kiện để các địa phương quy hoạch lại đồng ruộng và thể hiện rõ quỹ đất công ích để sử dụng vào mục đích: đất giãn dân, đất xây dựng các công trình phúc lợi, đất công ích để tăng nguồn thu...Thực tế hiệu quả của một số mô hình sau DĐĐT trên địa bàn huyện đã minh chứng tính đúng đắn của chủ trương này.

Để khắc phục tình trạng manh mún trên, trong thời gian qua, thực hiện Kế hoạch số 68/KH-UBND ngày 09/5/2012 của UBND thành phố Hà Nội và Hướng dẫn số 29/HD-SNN, ngày 14/5/2012 của Sở NN&PTNT về “Quy trình thực hiện công tác DĐĐT đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, Huyện ủy, UBND huyện Gia Lâm đã ban hành Nghị quyết số 14-NQ/HU ngày 07/6/2012 và Kế hoạch số 85/KH-UBND ngày 28/6/2012 về việc thực hiện dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp trên địa bàn huyện nhằm nhằm tạo ra các ô thửa có diện tích lớn hơn, các vùng sản xuất chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hóa, bền vững, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

Huyện Gia Lâm xác định công tác Dồn điền đổi thửa là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, nhiệm vụ chính trị quan trọng, có ý nghĩa lâu dài gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Do vậy, đã tập trung chỉ đạo các xã khi lập phương án DĐĐT cần căn cứ quy hoạch chung, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất đã được duyệt

xác định: Diện tích đất giao thông, thủy lợi nội đồng; xác định diện tích đất thực hiện dồn đổi; bố trí diện tích đất 5% công ích vào các vị trí đã được quy hoạch cho các công trình công cộng của xã, của thôn.

4.1.2.2. Cấp xã

Tổ chức quán triệt chủ trương của thành phố, của huyện về dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp. Thành lập Ban chỉ đạo DĐĐT do đồng chí Bí thư Đảng ủy làm trưởng Ban, đồng chí Chủ tịch UBND xã làm phó Ban, tham gia Ban Chỉ đạo còn có các đồng chí cán bộ Địa chính xã, Chủ nhiệm HTX nông nghiệp và một số các Ban, ngành, đoàn thể của xã.

Ban chỉ đạo giúp Đảng ủy, UBND xã xây dựng đề án chuyển đổi ruộng đất cấp xã, trình UBND huyện duyệt; Cùng đơn vị tư vấn tiến hành kiểm tra rà soát lại toàn bộ diện tích nông nghiệp trên địa bàn theo bản đồ thổ canh; Căn cứ đồ án Quy hoạch Nông thôn mới của xã định hướng cho các thôn xây dựng quy hoạch giao thông, thủy lợi nội đồng; Duyệt phương án chuyển đổi ruộng đất của các thôn; Chỉ đạo các thôn triển khai, thực hiện chuyển đổi ruộng đất theo phương án đã được phê duyệt.

4.1.2.3. Cấp thôn

- Quán triệt chủ trương của các cấp về chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp tới toàn thể đảng viên và các đoàn thể ở thôn, xóm. Thành lập tiểu Ban dồn điền đổi thửa do đồng chí Bí thư chi bộ làm trưởng tiểu ban, trưởng thôn làm phó tiểu ban, thành viên gồm: trưởng Ban công tác mặt trận và trưởng các đoàn thể của thôn...

- Các Tiểu Ban xây dựng nội quy, quy chế hoạt động, tổ chức họp nhân dân, phổ biến chủ trương của các cấp về chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp; thông báo đề án chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp của xã; dự kiến quy hoạch giao thông, thủy lợi và phương án chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp của thôn để lấy ý kiến nhân dân tham gia góp ý sau đó tiếp tục điều chỉnh cho phù hợp.

- Bình nhóm đất: Trên cơ sở diện tích đất nông nghiệp thực hiện dồn đổi theo từng vùng sản xuất đã được quy hoạch, các thôn họp dân để bình nhóm đất theo vùng sản xuất đã được quy hoạch phù hợp với điều kiện đất đai của từng địa bàn, đưa nhóm đất đã bình lên sơ đồ, so sánh, cân nhắc, chỉnh sửa và thống nhất niêm yết công khai.

- Xác định cụ thể diện tích đất xa, xấu, trồng lúa kém hiệu quả, nếu nằm trong vùng chuyển đổi thì hướng dẫn để hộ làm thủ tục đề nghị chuyển đổi, nếu không nằm trong vùng chuyển đổi thì có thể dùng hệ số quy đổi (K) để điều chỉnh diện tích so với bình quân diện tích/khẩu, khuyến khích các hộ có khả năng đầu tư tự nguyện nhận diện tích đất xa, xấu để cải tạo. Hệ số K lớn hay bé tùy theo từng hạng đất và do nhân dân ở mỗi thôn thống nhất. Sau khi đã chốt diện tích các hộ tự nhận Tiểu ban hoàn chỉnh phương án DĐĐT: Trên cơ sở phân thành nhóm đất thuộc vùng sản xuất đã được quy hoạch, dự thảo phương án, vận động, khuyến khích các hộ gia đình trong cùng dòng họ, bố con, anh em… ghép chung một phiếu hoặc nhận vào một vùng sản xuất tập trung, để mỗi hộ chỉ có một thửa ruộng hoặc nhóm hộ cùng sản xuất vào một thửa ruộng lớn (nếu diện tích của các hộ tự nhận lớn hơn diện tích cho tự nhận thì tiến hành cho các hộ bốc thăm để loại bớt, tiếp đó là gắp phiếu thứ tự).

- Các thôn khi xây dựng phương án DĐĐT đều căn cứ vào phương án chia ruộng theo Nghị định 64/CP và tuân thủ theo nguyên tắc sinh không tăng, tử không giảm, đảm bảo giao đủ diện tích các hộ được chia hiện đang quản lý, sử dụng. Ban chỉ đạo DĐĐT của xã chỉ đạo các Tiểu ban DĐĐT thôn xây dựng quy hoạch và phương án phải mang tính chung nhất phù hợp với nguyện vọng của đại đa số nhân dân, thể hiện tính dân chủ, khoa học, phù hợp với điều kiện ruộng đồng và thực tế của địa phương nhằm giải quyết các mối quan hệ trong quá trình tổ chức thực hiện.

- Tổ chức họp dân (theo địa bàn thôn) phổ biến dự thảo phương án DĐĐT để nhân dân tham gia ý kiến và hoàn chỉnh phương án. Sau khi hoàn chỉnh các thủ tục trên, UBND xã trình UBND huyện, phê duyệt phương án; công bố công khai phương án đã được phê duyệt và giao cho thôn lập kế hoạch thực hiện.

- Thực hiện phương án DĐĐT tại thôn: Sau khi phương án tổng thể của xã đã được UBND huyện phê duyệt, UBND xã phối hợp với cán bộ thôn xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện trên địa bàn từng thôn, đảm bảo phù hợp với phương án của xã. Tổ chức đào đắp giao thông, thủy lợi nội đồng đã được cắm mốc theo quy hoạch đã được phê duyệt.

- Sau khi đào đắp xong Tiểu ban tổ chức họp nhân dân để để thống nhất vị trí bốc thăm của từng loại đối tượng, từng nhóm đất trên sơ đồ trước, sau đó tổ chức cho nhân dân bốc thăm số thứ tự. Căn cứ kết quả bốc thăm theo phương án

đã được cấp thẩm quyền phê duyệt. Ban chỉ đạo của xã cùng Tiểu ban ở thôn lên phương án giải thửa và thực hiện giao đất đến từng hộ nông dân; xác định cụ thể vị trí thể hiện bằng cọc mốc ngoài thực địa, lập biên bản giao đất kèm theo sơ đồ thửa đất.

- Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Sau khi giao ruộng, tiến hành đo đạc hoặc chỉnh lý bản đồ, sổ sách cho phù hợp với hiện trạng sử dụng đất. UBND xã phối hợp với các thôn hoàn thiện hồ sơ để cấp GCNQSD đất sau DĐĐT và lập sổ địa chính, sổ theo dõi biến động, sổ cấp GCNQSD đất.

Bảng 4.1. Xây dựng phương án DĐĐT ở các xã trên địa bàn huyện Gia Lâm

Các chỉ tiêu

Xã Dương Quang Xã Kim Sơn Xã Phú Thị Xã Lệ Chi Xã Trung Mầu Tổng

Số thôn CC (%) Số thôn CC (%) Số thôn CC (%) Số thôn CC (%) Số thôn CC (%) SL (thôn) CC (%) Tổng số thôn 9 - 6 - 3 - 6 - 6 - 30 - 1. Lập phương án Đã lập PA 8 88,9 6 100 3 100 6 100 2 33,3 25 83,3 Chưa lập PA 1 11,1 0 0 0 0 0 0 4 66,7 5 16,7 2. Hệ số K Hệ số K>1 5 62,5 5 83,3 3 100 5 83,3 2 100,0 20 80,0 Hệ số K<1 1 12,5 0 0 0 0 0 0 0 0 1 4,0 Không có hệ số K 2 25,0 1 16,7 0 0 1 16,7 0 0 4 16,0

Nguồn: Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Gia Lâm (2015)

Qua bảng 4.1 cho thấy trên địa bàn huyện Gia Lâm có 5 xã với 30 thôn thực hiện DĐĐT, tuy nhiên đến năm 2015 mới hoàn thiện phương án và giao ruộng ngoài thực địa được 25 thôn bằng 83,3% tổng số thôn phải DĐĐT còn lại 5 thôn (bằng 16,7%) do nhân dân chưa đồng thuận nên chưa xây dựng được phương án. Qua điều tra nghiên cứu ở 3 xã cũng như các địa phương khác trong địa bàn huyện cho thấy mỗi địa phương do có nhiều hạng đất khác nhau như: thuận tiện đi lại, tưới tiêu, vị trí xa, gần, chất đất tốt xấu…nên việc dồn điền đổi thửa chủ yếu được thực hiện theo phương pháp tính hệ số K. Ban đầu tiến hành đánh giá phân hạng đất, họp nhân dân thống nhất hệ số K cho các vùng đất xa, chất đất xấu, khó canh tác và ưu tiên các hộ tự nhận trước đối với các diện tích đất xấu, xa, khó canh tác…

Về tính hệ số K: Ban chỉ đạo xã chỉ đạo các thôn tổ chức đào đắp giao thông, thủy lợi nội đồng và dự kiến để các khu đất 5% công ích theo quy hoạch, tiến hành đo đạc kiểm tra chốt diện tích để xây dựng phương án. Theo quy định nếu tổng diện tích đất sau khi đào đắp và trừ đi các diện tích đất công ích 5% số còn lại lớn hơn diện tích trước đây khi thực hiện phương án giao 64/CP thì mới xây dựng phương án có hệ số K. Qua bảng 4.2 cho thấy: có 20/25 thôn xây dựng phương án có tính hệ số K lớn hơn 1 (từ 1,1 đến 1,3) cho các diện tích chất đất xấu, khó canh tác; có 4/25 thôn xây dựng phương án không có hệ số K do không còn diện tích đất dôi dư và khuyến khích các hộ tự nhận vào các diện tích có vị trí xa, chất đất kém, khó canh tác trước khi cho nhân dân gắp phiếu; có 1/25 thôn xây dựng phương án có hệ số K nhỏ hơn 1 hay gọi là phương án rút bù hạng đất (các diện tích có vị trí gần, chất đất đẹp, thuận tiện canh tác giảm diện tích/khẩu để bù cho các diện tích chất đất xấu, vị trí xa khó canh tác). Sau khi triển khai cho các hộ tự nhận xong, trường hợp diện tích tự nhận không hết Tiểu ban dự kiến ghép với các diện tích đất thuận tiện sản xuất và xác định hướng đi của phiếu, tổ chức họp dân để bàn bạc thống nhất, tiến hành cho nhân dân bốc thăm. Căn cứ vào thứ tự, số nhân khẩu được nhận ruộng Tiểu ban cùng đơn vị tư vấn xây dựng phương án chi tiết và tổ chức giao ruộng ngoài thực địa cho nhân dân. Khi tiến hành đo bằng thước dây và giao đến từng hộ gia đình. Cách làm này đã hạn chế được rất nhiều bức xúc, đơn thư khiếu kiện và mất trật tự an ninh trong thôn xóm.

Về ưu điểm của việc tính hệ số K trong quá trình thực hiện đó là: tạo sự công bằng giữa các hạng đất; Tỷ lệ nhân dân đồng thuận rất cao…

Về khó khăn bất cập: Tiểu ban gặp khó khăn trong việc tính toán diện tích giữa các hộ, giữa các vùng; việc xây dựng phương án; việc đo và giao ruộng cho hộ…

Về số hộ tham gia DĐĐT: Thực tế qua điều tra cho thấy số hộ tham gia DĐĐT ở các xã là khác nhau. Cách thức tiến hành ở các địa phương chủ yếu là bốc thăm rút phiếu, là phương pháp phổ biến được dùng trong DĐĐT.

Bảng 4.2. Sự tham gia của các hộ điều tra trong quá trình DĐĐT

Chỉ tiêu Xã Dương Quang Xã Phú Thị Kim Sơn Xã Tổng Số hộ Cơ cấu (%) Số hộ Cơ cấu (%) Số hộ Cơ cấu (%) Số hộ Cơ cấu (%) 1. Số hộ điều tra 30 100 30 100 30 100 90 100 2. Số hộ đồng ý 28 93,3 30 100 30 100 88 97,8 3. Số hộ không đồng ý 2 6,7 0 0 0 0 2 2,2 4. Lý do dồn đổi

- Thuận lợi cho SX 28 93,3 27 90 28 93,3 83 92,2

- Theo phong trào 2 6,7 3 10 2 6,7 7 7,8

5. Cách thức dồn đổi

- Có hệ số K 27 90 30 100 29 96,7 86 95,6

- Không có hệ số K 3 10 - - 1 3,3 4 4,4

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2015)

Theo kết quả điều tra (bảng 4.2) cho thấy lý do chung việc dồn đổi của các hộ là để thuận lợi cho sản xuất, giảm chi phí, có cơ hội để áp dụng các tiến bộ khoa học cũng như đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số hộ không đồng ý và theo phong trào của địa phương phát động bởi vì trước khi chuyển đổi ruộng đất của họ ở các vị trí đẹp, chất đất tốt, thuận tiện cho sản xuất. Cụ thể như: ở xã Dương Quang có 2/30 hộ chiếm 6,7% hộ điều tra đang sản xuất ở vị trí đất tốt là không đồng ý với việc DĐĐT với lý do cho rằng: Tiểu ban làm thiếu dân chủ, không thực hiện đúng chủ trương và họ chưa nhất trí mà vẫn tổ chức thực hiện. Có 7 trường hợp ở 3 xã đang sản xuất trên vị trí đất tốt, thuận tiện đi lại nên có ý kiến tham gia theo phong trào của địa phương; Có 04 trường hợp không đồng tình với phương thức dồn điền đổi thửa có hệ số K và đặc biệt là việc cho ghép nhiều hộ ghép chung 1 phiếu, vì họ cho rằng ghép như vậy nếu gắp vào lô đất đẹp thì mất cả vùng những người khác không còn cơ hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 54 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)