Tổng hợp cơ cấu Ban chỉ đạo, Tổ công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 88)

Xã Trình độ BCĐ, TCT

Dương Quang Kim Sơn Phú Thị Tổng 3 xã BCĐ TCT BCĐ TCT BCĐ TCT BCĐ TCT Đại học 19 6 14 7 15 12 48 25 Cao Đẳng 3 25 2 13 2 15 7 53 Trung cấp 5 18 4 21 4 20 13 59 Sơ cấp 1 23 5 24 0 6 6 53 Tổng 28 72 25 65 21 53 74 190

4.1.8.2. Tài chính

Yếu tố tài chính cũng là yếu tố quan trọng góp phần thành công vệc thực hiện DĐĐT trong xây dựng NTM. Nguồn tài chính huy động cho công tác DĐĐT chủ yếu là nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ. Để đảm bảo được mục tiêu của các công việc trong DĐĐT: từ quy hoạch, đào đắp giao thông nội đồng, tuyên truyền, đo đạc vẽ bản đồ và cấp GCNQSD đất…thì tổng kinh phí chi cho một xã trung bình khoảng 3 tỷ đồng. Do kinh phí chủ yếu là ngân sách Nhà nước cấp với một phần đóng góp công sức của dân nên đôi khi không chủ động được. Việc này đã ảnh hưởng đến quá trình DĐĐT, không có kinh phí, phải chờ dẫn đến chậm về tiến độ thực hiện các bước, làm ảnh hưởng đến tâm lý người dân. Nếu kinh phí không được đảm bảo, hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng không được kiên cố hóa ở tất cả các cánh đồng điều này làm cho sự chênh lệch về điều kiện sản xuất giữa các cánh đồng và giữa các thửa ruộng trong một cánh đồng (ruộng thấp, ruộng cao…) không được tháo gỡ sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình giao nhận ruộng cho nhân dân. Mặt khác, đối với hộ không làm nông nghiệp, dù vẫn có đất nhưng họ không làm mà có thể cho thuê, cho mượn hoặc chuyển nhượng, như vậy vừa tránh ruộng bị bỏ hoang lại vừa tạo điều kiện để các hộ làm trang trại tích tụ thêm ruộng đất, góp phần nâng cao hiệu quả của việc DĐĐT.

4.1.8.3. Yếu tố về chính sách

Một số văn bản liên quan đến đất đai thường xuyên có sự thay đổi, nhà nước thiếu quy định để xử lý những người cố tình chống đối chủ trương (DĐĐT là cuộc vận động), bên cạnh đó các lĩnh vực khác cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện dồn điền đổi thửa như: chuyển nhượng, cho mượn, cho thuê đất…

Để có những kết quả như trên bên cạnh việc dồn lại ruộng đất theo hệ số K thì một số chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, hỗ trợ lãi xuất cho vay để mua máy móc và nhiều chính sách hỗ chợ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, chính sách phát triển trang trại… Nhờ đó hộ đã mạnh dạn đầu tư mua máy móc để phục vụ sản xuất, xây dựng mô hình trang trại góp phần làm tăng thu nhập nâng cao đời sống cho người nông dân, đây chính là động lực đẩy nhanh quá trình thực hiện DĐĐT tại địa phương.

4.1.9. Đánh giá chung những mặt đạt được sau DĐĐT cho xây dựng NTM

4.1.9.1. Tăng cường quản lý Nhà nước về đất đai

quả DĐĐT để cấp lại GCNQSDĐ cho hộ nông dân, tạo điều kiện để người nông dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật; đồng thời quản lý quỹ đất, theo dõi biến động đất đai được chặt chẽ, hạn chế các tiêu cực trong quản lý đất đai.

- Tạo điều kiện tiết kiệm được diện tích bờ vùng, bờ thửa, điều chỉnh các hạn chế trước đây như giao đất thiếu công bằng, dấu diện tích. Vì vậy một số nơi diện tích đất nông nghiệp tăng lên sau DĐĐT.

- Chính sách DĐĐT đã giúp cho việc quản lý quỹ đất công ích của UBND xã quản lý có hiệu quả hơn. Theo quy định của Luật Đất đai, đất công ích (5%) là quỹ đất dành riêng để nhằm mục đích xây dựng các công trình phúc lợi. Diện tích này được các địa phương cho các hộ gia đình, cá nhân thuê, đấu thầu để sản xuất nông nghiệp. Trước DĐĐT quỹ đất công ích do các thôn, xóm quản lý nên phân tán. Sau DĐĐT đất công ích được quy về các vùng tập trung và dồn chuyển vào các vị trí quy hoạch các công trình công cộng của xã, thôn như: trụ sở UBND xã, khu thể thao trung tâm, trường học, nhà văn hóa thôn, nghĩa địa, bãi rác... nên việc sử dụng đất công ích có hiệu quả hơn. Tùy theo từng điều kiện cụ thể của từng xã thì diện tích đất công ích có sự khác nhau nhưng nhìn chung không quá 5% tổng diện tích đất nông nghiệp của địa phương.

4.1.9.2. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi Sau DĐĐT diện tích mỗi thửa đất đã tăng lên đáng kể, hộ nông dân có điều kiện áp dụng các tiến bộ KHKT, thâm canh, tăng vụ và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Một phần vùng đất thấp trũng hoặc vàn cao trước đây chỉ cấy một vụ lúa hoặc hai vụ lúa bấp bênh thì nay được chuyển sang mô hình trang trại VAC hoặc chuyển đổi sang trồng cây ăn quả…

Hiện nay trên địa bàn toàn huyện đã tiến hành phê duyệt quy hoạch đồng ruộng thành vùng chuyên canh, hoàn thiện hệ thống giao thông và thủy lợi để tổ chức sản xuất thâm canh đối với tất cả các xã trên địa bàn.

Sau khi dồn điền, đổi thửa, nhìn chung diện tích đất nông nghiệp và năng suất các loại cây trồng chính đều tăng. Nguyên nhân diện tích các loại cây trồng chính tăng là do việc DĐĐT làm cho đồng ruộng được cải tạo, chủ động được tưới tiêu nên nhân dân đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ khiến cho diện tích các loại cây trồng chính tăng lên, đặc biệt là diện tích lúa xuân, lúa mùa, ngô đông… góp phần làm nâng hệ số sử dụng đất và hiệu quả sử dụng đất trên một đơn vị diện tích.

Việc dồn điền, đổi thửa đã làm cho quy mô thửa ruộng được tăng lên, tạo điều kiện để chăm sóc, tưới tiêu, phòng trừ sâu bệnh và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng và đặc biệt là sự thay đổi giống cây trồng phù hợp đã làm cho năng suất tăng lên rõ rệt.

4.1.9.3. Hoàn chỉnh hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng

Quá trình DĐĐT khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất làm cho quy mô diện tích các thửa ruộng tăng lên. Nhưng đi kèm theo đó là sự tăng nhu cầu dịch vụ sản xuất, đặc biệt là nhu cầu đảm bảo tưới tiêu, vận chuyển sản phẩm và cơ giới hoá trong tương lai. Vì vậy trong triển khai DĐĐT việc mở rộng hệ thống đường giao thông và kiên cố hoá hệ thống thuỷ lợi nội đồng cũng là một trong những mục tiêu quan trọng mà các xã thực hiện DĐĐT trên địa bàn huyện Gia Lâm đã đạt được.

Việc quy hoạch mở rộng diện tích đất giao thông, thuỷ lợi đã góp phần không nhỏ trong việc cải tạo đất, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích của các nông hộ. Với việc tu bổ, mở rộng các tuyến kênh mương góp phần chủ động tưới trong mùa khô hạn, tiêu trong mùa mưa bão đã làm cho diện tích canh tác được tưới tiêu chủ động tăng lên, nhiều cánh đồng trước kia chỉ cấy một vụ hay trồng màu nay nhờ có hệ thống tưới tiêu tương đối hoàn thiện đã làm tăng vụ hoặc chuyển đổi sang trồng khác có giá trị kinh tế cao. Đối với việc mở rộng đất giao thông nội đồng góp phần giảm công lao động khi thu hoạch cũng như công chăm sóc, thăm đồng của các nông hộ góp phần làm giảm chi phí trong sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích.

4.1.9.4. Từng bước đưa cơ giới hóa vào sản xuất

Sau dồn đổi ruộng đất, các biện pháp từ làm đất, gieo cấy, thu hoạch, vận chuyển…đều được áp dụng cơ giới hóa là chủ yếu, giảm dần các biện pháp lao động thủ công. Như vậy một lần nữa khẳng định việc dồn điền đổi thửa đã thúc đẩy hộ nông dân đầu tư máy móc để cơ giới hoá vào trong sản xuất, làm cho năng suất trong lao động nông nghiệp tăng theo và giảm bớt sự căng thẳng, vất vả cho nông dân, đẩy nhanh quá trình CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn trên địa bàn toàn huyện.

4.1.9.5. Tăng bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên khẩu

Sau khi DĐĐT cho thấy với việc rà soát lại quỹ đất, phân bổ lại diện tích đất công ích và việc giảm số lượng các bờ vùng, bờ thửa đã làm tổng diện tích đất sản

xuất nông nghiệp bình quân trên khẩu đều tăng so với thời điểm giao ruộng theo Nghị định số 64/NĐ-CP. Mặc dù đã để trên 5% diện tích đất công ích nhưng có thôn ở xã Dương Quang diện tích tăng nhiều nhất là 17m2/khẩu. Việc tăng diện tích đất sản xuất nông nghiệp trong quá trình DĐĐT là do một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:

- Do được các đơn vị có chuyên môn tổ chức đo đạc diện tích bằng máy và trực tiếp giao ruộng cho nhân dân nên hoàn toàn khách quan, hạn chế được sai sót, gian lận.

- Do làm tốt công tác quy hoạch nên hệ thống bờ vùng, bờ thửa giảm; - Các diện tích đất trước đây do thôn, xóm chia không trung thực, cá biệt có thôn còn dấu diện tích không kê khai hết, nay được đưa vào để quản lý.

- Diện tích đất công ích trước đây mỗi thôn để một kiểu, không theo đúng quy định, có nơi còn để xen kẹt trong các vùng diện tích giao 64 cho hộ, hoặc để thành nhiều mảnh…UBND xã khó quản lý, sau DĐĐT đã được các địa phương dồn lại theo đúng với quy hoạch đã được duyệt.

4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA CHO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CHO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

4.2.1. Định hướng nâng cao hiệu quả của dồn điền đổi thửa

Cũng như một số địa phương khác huyện Gia Lâm đã có nhiều tiến bộ trong công cuộc dồn điền đổi thửa bằng việc triển khai kịp thời các văn bản, các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về DĐĐT và xây dựng NTM. Trong các năm tới cần: Duy trì hướng phát triển hợp tác hóa trong các hộ nông dân; Khuyến khích các hộ nông dân sử dụng tập trung theo hướng đẩy mạnh thâm canh trên toàn bộ diện tích gieo trồng, xây dựng các mô hình phát triển nông nghiệp hàng hóa; Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực nông nghiệp, thu hút các lao động nhàn rỗi trong nông thôn; Tiếp tục hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa ở các xã trong huyện góp phần thúc đẩy tiến độ xây dựng NTM ở địa phương.

4.2.2. Mục tiêu dồn điền đổi thửa cho xây dựng nông thôn mới

DĐĐT góp phần phát triển mạng lưới kênh mương, giao thông nội đồng đạt chuẩn nông thôn mới. Việc dồn điền đổi thửa sẽ giải quyết được cơ bản tình trạng ruộng đất manh mún và phân tán cho nông dân, tạo điều kiện quy hoạch

vùng sản xuất tập trung; thuận lợi để áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác, từ đó giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu xuất lao động; chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Xây dựng được mô hình NTM quy mô cấp xã có nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; có cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội phát triển toàn diện; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao; xã hội nông thôn có cuộc sống lành mạnh, an toàn, dân chủ, công bằng văn minh; tạo điều kiện để người dân tham gia quản lý và đóng góp sức lực vào quá trình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương và hưởng lợi từ các thành quả đó.

4.2.3. Một số giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ dồn điền đổi thửa cho xây dựng nông thôn mới dựng nông thôn mới

Xuất phát từ những nguyên nhân dẫn đến manh mún đất đai và những tác động tiêu cực của nó đến quá trình xây dựng nông thôn mới. Để đưa ra giải pháp phù hợp với các hộ sau khi chuyển đổi nhằm hạn chế ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, tiến dần sang sản xuất theo hướng hàng hóa. Qua kết quả nghiên cứu, dựa trên những cơ sở lý luận chung về tập trung đất đai và tình hình cụ thể của Huyện, định hướng, tham khảo một số tài liệu và tiếp thu những ý kiến đóng góp của những người có liên quan đến đề tài, chúng tôi đưa ra một số giải pháp cụ thể:

4.2.3.1. Giải pháp tuyên truyền, vận động người dân tham gia

- Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH - HĐH) xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là cơ sở và là lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường của đất nước. Các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình CNH – HĐH. Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững sản xuất hàng hóa lớn, có năng xuất cao, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài.

- Xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường, một đặc điểm của nông dân Việt Nam là tính bảo thủ, trình độ văn hóa chưa cao vì vậy để người dân nhận thức hết được vai trò ý nghĩa của dồn điền đổi thửa phải làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục và vận động nông dân để mọi người hiểu đúng chủ trương và chính sách của Đảng, thấy được ý nghĩa của việc dồn điền đổi thửa, để làm được điều này thì cấp ủy, chính quyền địa phương phải hiểu và thông suốt trước sau đó vận động, tuyên truyền, giáo dục người dân. Ngoài ra chỉ ra cho người nông dân thấy hiệu quả của dồn điền đổi thửa ở một số địa phương thành công, để người dân làm theo, đây là một tâm lý chung của người nông dân. Mặt khác cũng làm cho người dân thấy được sự cản trở của tình trạng đất đai manh mún, phân tán không thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp và ý nghĩa to lớn của việc thực hiện dồn điền đổi thửa, từ đó làm cho họ hiểu và tự nguyện tích cực tham gia.

- Nhiều người dân không tin vào tiến trình dồn điền đổi thửa, do trước đây khi thực hiện Nghị định 64/CP một số địa phương đã làm sai lệch, không đúng, làm mất lòng tin của người dân, chưa đảm bảo tính công bằng, dân chủ thực sự giữa những người sử dụng đất với nhau và giữa những người sử dụng đất với Nhà nước, đặc biệt là những người trực tiếp tham gia tổ chức triển khai ở địa phương. Một bộ phận cán bộ, Đảng viên ở một số địa phương tự ý giao cho mình, họ hàng, người thân ruộng tốt, ruộng gần, thừa diện tích... gây mất đoàn kết trong cộng đồng mà quan trọng hơn là mất đi lòng tin của người dân. Người làm cán bộ không công tâm lại tư hữu, thiên vị, thì người dân mất lòng tin là điều dễ nhận thấy. Như vậy để đảm bảo chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)