Tác động của dồn điền đổi thửa đến các tiêu chí xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 69 - 84)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng dồn điền đổi thửa cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn

4.1.6. Tác động của dồn điền đổi thửa đến các tiêu chí xây dựng nông thôn mới

Trong xây dựng nông thôn mới, DĐĐT không phải là một tiêu chí. Tuy nhiên, với những địa phương có diện tích đất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, phân tán, bình quân mỗi hộ dân sở hữu nhiều ô, thửa ruộng phân tán trên nhiều cánh đồng, như hầu hết các xã của huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Bước vào xây dựng NTM, nếu tiến hành thành công công tác DĐĐT sẽ có tác động tích cực tới hầu hết 19 tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới. Cụ thể là:

4.1.6.1. Dồn điền đổi thửa tác động đến nhóm tiêu chí về quy hoạch a. Với tiêu chí Quy hoạch (tiêu chi số 1)

Với tiêu chí Quy hoạch, nếu DĐĐT thành công từ nhiều ô, thửa/hộ, phân tán trên nhiều cánh đồng chỉ còn 1-2 ô, thửa/hộ, sẽ giúp cho địa phương tiến hành công tác quy hoạch xã nông thôn mới rất thuận tiện: quy hoạch từ đồng ruộng tới quy hoạch điểm dân cư, quy hoạch mương máng, thủy lợi. Tính đến hết năm 2012 UBND huyện Gia Lâm đã phê duyệt và bàn giao đồ án quy hoạch của 20/20 xã (hoàn thành 100%) theo đúng Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT- BXD-BNNPTNT-BTN&MT ngày 28/10/2011, đồng thời ban hành Quy chế quản lý quy hoạch theo quy định (tăng 100% so với thời điểm lập đề án năm 2011). 4.1.6.2. Dồn điền đổi thửa tác động đến các tiêu chí về xây dựng cơ sở hạ tầng a. Với tiêu chí Giao thông (Tiêu chí số 2)

Trước đây do không làm tốt công tác quy hoạch nên đa phần các tuyến đường giao thông nội đồng đều nhỏ (đường chính chiều ngang khoảng 2,5m, các đường phụ 1m) và chằng chịt, khó đi lại. Để đạt được hiệu quả cao trong công tác DĐĐT, việc quy hoạch thiết kế bờ vùng, bờ thửa, hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng phải kết hợp với chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Có đường lớn nhân dân thuận tiện đi lại và đưa cơ giới vào sản xuất (được thể hiện ở bảng 4.7).

Bảng 4.7. Kết quả DĐĐT cho giao thông nội đồng

Hạng mục công

trình

Xã Dương Quang Xã Kim Sơn Xã Phú Thị

Trước DĐĐT Sau DĐĐT SL (+/-) CC (%) (+/-) Trước DĐĐT Sau DĐĐT SL (+/-) CC (%) (+/-) Trước DĐĐT Sau DĐĐT SL (+/-) CC (%) (+/-) Diện tích giao thông nội đồng (ha) 30,2 27,2 - 3,0 - 9,9 22,0 18,2 - 3,8 - 17,3 7,2 5,5 - 1,7 - 23,6

Nguồn: Phòng Giao thông, thủy lợi Gia Lâm (2015)

Sau DĐĐT các thôn đã tiến hành đào đắp các tuyến đường chính nội đồng rộng từ 5-6 m, bờ vùng 2,5-3m, theo tiêu chí NTM đảm bảo cho xe cơ giới và máy cày bừa vào được đến các xứ đồng, các thửa ruộng. Một số thôn do trước đây làm đường nhỏ nay quy hoạch làm đường lớn bị thiếu đất đã vận động nhân dân hiến đất để mở rộng đường như ở thôn Kim Hồ xã Lệ Chi; thôn Bình Trù xã Dương Quang…

đồng đều thừa diện tích, cụ thể: Xã Dương Quang trước DĐĐT diện tích giao thông nội đồng là 30,2 ha, sau DĐĐT là 27,2 ha, dư 3 ha; Xã Kim Sơn trước DĐĐT diện tích giao thông nội đồng là 22,0 ha, sau DĐĐT là 18,2 ha, dư 3,8 ha; Xã Phú Thị trước DĐĐT diện tích giao thông nội đồng là 7,2 ha, sau DĐĐT là 5,5 ha, dư 1,7 ha. Các diện tích đất dôi dư này đều được các xã bù vào diện tích thủy lợi do trước đây đào nhỏ ở 1 bên, nay đào 2 bên rộng hơn, số còn dư để làm quỹ đất công ích 5%. Đối với việc mở rộng hệ thống giao thông nội đồng góp phần giảm công lao động khi thu hoạch cũng như khi chăm sóc, thăm đồng của các nông hộ làm giảm chi phí trong sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích.

b. Với tiêu chí Thủy lợi (tiêu chí số 3)

Hệ thống thủy lợi tưới, tiêu được hoàn thiện hơn, hạn chế tình trạng lãng phí nước; diện tích đất thủy lợi nội đồng có tăng lên sau DĐĐT do phải quy hoạch lại một số kênh mương tưới, tiêu cho phù hợp với yêu cầu xây dựng NTM, phục vụ sản xuất; hệ thống kênh mương chính được đào 2 bên, một số tuyến đã được kiên cố hóa, dẫn đến tỷ lệ tưới tiêu chủ động đạt trên 90%, hạn chế đến mức tối đa tình trạng tưới tiêu bán chủ động hoặc tình trạng diện tích đất phải bơm tát.

Sự thay đổi về hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng, tỷ lệ cứng hóa kênh mương và mức độ phục vụ tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp sau khi DĐĐT tăng lên rõ rệt và được thể hiện tại bảng 4.8.

Bảng 4.8. Kết quả DĐĐT cho thủy lợi nội đồng

Hạng mục công trình

Xã Dương Quang Xã Kim Sơn Xã Phú Thị

Trước DĐĐT Sau DĐĐT SL (+/-) CC (%) (+/-) Trước DĐĐT Sau DĐĐT SL (+/-) CC (%) (+/-) Trước DĐĐT Sau DĐĐT SL (+/-) CC (%) (+/-) 1. Diện tích thủy lợi

nội đồng (ha) 11,8 13,3 1,5 12,7 5,2 6,33 1,1 21,7 1,3 1,7 0,4 30,8

- Tỷ lệ cứng hóa

kênh mương (%) 13 27 14 - 17 29 12 - 30 30 0 -

2. Mức độ phục vụ tưới tiêu trong NN

- Tỷ lệ diện tích tưới

tiêu chủ động (%) 12 82 70 - 10 88 78 - 5 79 74 -

- Tỷ lệ diện tích tưới

tiêu bán chủ động (%) 18 10 - 8 - 12 7 - 5 - 10 12 2 -

- Tỷ lệ diện tích tưới

tiêu phải bơm tát (%) 70 8 - 62 - 78 5 - 73 - 85 9 - 76 -

Nguồn: Phòng Giao thông, Thủy lợi Gia Lâm (2015)

Qua bảng trên cho thấy sau DĐĐT diện tích đất thủy lợi, tỷ lệ tưới tiêu chủ động và tỷ lệ cứng hóa đều tăng hơn trước kết quả như sau: Xã Dương Quang trước DĐĐT diện tích thủy lợi là 11,8 ha, tỷ lệ diện tích tưới tiêu chủ động 12%, phải bơm tát là 70%, cứng hóa kênh mương 13%. Sau DĐĐT diện tích thủy lợi tăng lên 13,3 ha, tỷ lệ diện tích tưới tiêu chủ động chiếm 82%, phải bơm tát giảm còn 8%, cứng hóa kênh mương chiếm 27%; Xã Kim Sơn trước DĐĐT diện tích thủy lợi là 5,2 ha, tỷ lệ diện tích tưới tiêu chủ động 10%, phải bơm tát là 78%, cứng hóa kênh mương 17%. Sau DĐĐT diện tích thủy lợi tăng lên 6,33, tỷ lệ diện tích tưới tiêu chủ động chiếm 88%, phải bơm tát giảm còn 5%, cứng hóa kênh mương chiếm 29%; Xã Phú Thị trước DĐĐT diện tích thủy lợi là 1,3 ha, tỷ lệ diện tích tưới tiêu chủ động 5%, phải bơm tát là 85%, cứng hóa kênh mương 30%. Sau DĐĐT diện tích thủy lợi tăng lên 1,7ha, tỷ lệ diện tích tưới tiêu chủ động chiếm 79%, phải bơm tát giảm còn 9%, cứng hóa kênh mương chiếm 30%. Mức tăng diện tích đất và việc đầu tư kiên cố hóa kênh mương có khác nhau, tùy thuộc vào hiện trạng và nhu cầu quy hoạch trong tương lai của mỗi địa phương. Nhưng nhìn chung hệ thống thủy lợi được hoàn thiện hơn, hạn chế tình trạng lãng phí nước; diện tích đất thủy lợi nội đồng có tăng lên sau DĐĐT do phải quy hoạch lại một số mương tưới, tiêu cho phù hợp với tình hình đồng ruộng, phục vụ sản xuất.

Việc quy hoạch thủy lợi nội đồng thuận tiện đã góp phần không nhỏ trong việc cải tạo đất, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích của các hộ. Với việc tu bổ, mở rộng các tuyến kênh tưới, tiêu đã góp phần chủ động tưới trong mùa khô hạn, tiêu trong mùa mưa bão làm cho diện tích tưới tiêu chủ động tăng lên, trước kia nhiều cánh đồng chỉ cấy được 1 vụ hay trồng mầu, nay nhờ có hệ thống tưới tiêu tương đối hoàn thiện đã cải tạo tăng vụ hoặc chuyển đổi sang cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.

c. Với tiêu chí Trường học (tiêu chí số 5)

Khi thực hiện DĐĐT do lấy được những diện tích đất dôi dư trong các hộ dân cùng với bỏ bớt, bờ thửa đã giúp cho địa phương có thêm quỹ đất công để hỗ trợ cho việc thực hiện quy hoạch mở rộng các điểm trường học đảm bảo diện tích theo tiêu chí chuẩn quốc gia (được thể hiện tại bảng 4.9).

d. Với tiêu chí Nhà ở dân cư (tiêu chí số 9)

đường đi hẹp nên khi tổ chức đấu giá thường không có người mua hoặc bán với giá rất thấp. Sau dồn điền đổi thửa các thôn đều quy hoạch đắp đường để phân cách giữa các khu dân cư với đất sản xuất nông nghiệp nên có một số diện tích đất nông nghiệp còn xen kẹt trong khu dân cư, theo chủ trương để đấu giá. Do có đường đi thuận tiện nên, giá đất tăng lên hơn gấp đôi, bình quân tăng từ 2 triệu/m2 lên 5 triệu/m2, vì thế có thêm nguồn lực để thực hiện các tiêu chí trong xây dựng NTM. Cụ thể: xã Dương Quang trước DĐĐT có 1 điểm, sau DĐĐT có 5 điểm, tăng 4 điểm; xã Kim Sơn trước DĐĐT có 2 điểm, sau DĐĐT có 4 điểm, tăng 2 điểm; xã Phú Thị trước DĐĐT có 2 điểm, sau DĐĐT có 4 điểm, tăng 2 điểm (được thể hiện tại bảng 4.9).

Bảng 4.9. Thay đổi sau Dồn điền đổi thửa cho phát triển trường học và điểm dân cư mới

Hạng mục công trình

Xã Dương Quang Xã Kim Sơn Xã Phú Thị

Trước

DĐĐT DĐĐT Sau (+/-) SL CC (%) (+/-) DĐĐT Trước DĐĐT Sau (+/-) SL CC (%) (+/-) DĐĐT Trước DĐĐT Sau (+/-) SL CC (%) (+/-) Số vùng dành cho trường học (điểm) 6 7 1 16,7 3 4 1 33,3 3 3 - - Diện tích (ha) 2,23 3,03 0,8 35,9 2,21 2,61 0,4 18,1 2,12 2,12 0 0 Số vùng dành cho đấu giá QSD đất (điểm) 1 5 4 400 2 4 2 100 2 4 2 100 Diện tích (ha) 0,05 0,12 0,07 140 0,03 0,27 0,24 800 0,04 0,10 0,06 150

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra tại UBND các xã Dương Quang, Kim Sơn, Phú Thị (2015)

Từ kết quả điều tra ở bảng 4.9 ta thấy, sau DĐĐT tỷ lệ diện tích đất công ích tại 3 xã đều tăng lên. Nhờ DĐĐT diện tích đất công ích đã được tập trung lại các vùng thuận lợi cho việc quản lý và sử dụng. Cụ thể: với xã Dương Quang trước DĐĐT có 6 điểm trường học diện tích 2,23 ha, 1 điểm đấu giá quyền sử dụng đất diện tích 0,05ha, sau DĐĐT đã quy hoạch thêm 1 điểm trường (0,8ha) và 4 điểm đấu giá quyền sử dụng đất (0,07ha) với tổng diện tích 3,15ha, tăng 0,87ha; Xã Kim Sơn, trước DĐĐT có 3 điểm trường học diện tích 2,21ha, 2 điểm đấu giá quyền sử dụng đất diện tích 0,03ha, sau DĐĐT đã quy hoạch mở rộng thêm thêm 2 trường (0,4ha) và 4 điểm đấu giá quyền sử dụng đất (0,24ha) với tổng diện tích 2,88ha, tăng 0,64ha; Xã Phú Thị, trước DĐĐT có 3 điểm trường học diện tích 2,12ha, 2 điểm đấu giá quyền sử dụng đất diện tích 0,04ha, sau DĐĐT đã quy hoạch thêm 2 điểm đấu giá quyền sử dụng đất với tổng diện tích 2,22ha, tăng 0,06ha.

e. Với tiêu chí Cơ sở vật chất văn hóa (tiêu chí số 6)

Theo bộ tiêu chí quốc gia về tiêu chí này phải đảm bảo mỗi thôn có một điểm để xây dựng Nhà Văn hóa, sân vui chơi (sân vận động). Trước dồn điền đổi thửa một số thôn không có diện tích đất sân vui chơi hoặc có nhưng diện tích nhỏ không đảm bảo. Sau dồn điền đổi thửa 100% các thôn đều quy hoạch được các diện tích đất này, cụ thể: xã Dương Quang trước DĐĐT có 7 điểm trường (riêng trường Mầm non 5 điểm), sau DĐĐT xã đã chỉ đạo thôn Quang Trung dồn toàn bộ diện tích đất 5% (trên 8.000 m2) vào một điểm (theo quy hoạch) để xây dựng trường Mầm Non Trung tâm; Xã Kim Sơn trước DĐĐT có đủ 3 điểm trường nhưng diện tích trường THCS và trường Tiểu học chưa đảm bảo, sau DĐĐT xã đã chỉ đạo thôn Linh Quy Đông dồn toàn bộ diện tích đất 5% vào giáp 2 trường để sau này có thêm quỹ đất để mở rộng. Riêng xã Phú Thị số điểm trường và diện tích đã đảm bảo nên sau DĐĐT vẫn giữ nguyên (được thể hiện tại bảng 4.10).

Bảng 4.10. Thay đổi sau DĐĐT cho phát triển Cơ sở vật chất văn hóa

Hạng mục công trình

Xã Dương Quang Xã Kim Sơn Xã Phú Thị

Trước

DĐĐT DĐĐT Sau (+/-) SL CC (%) (+/-) DĐĐT Trước DĐĐT Sau (+/-) SL CC (%) (+/-) DĐĐT Trước DĐĐT Sau (+/-) SL CC (%) (+/-) Số điểm dành cho NVH (điểm) 8 9 1 12,5 8 8 - 0 5 5 - 0 Diện tích (ha) 0,63 0,8 0,17 27 0,72 0,72 - - 0,33 0,33 - - Số điểm dành cho SVĐ (điểm) 4 9 5 125 5 8 3 60 4 5 1 25 Diện tích (ha) 1,4 3,38 1,96 140 1,5 3,75 2,25 150 1,62 3,47 1,85 114

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra tại UBND các xã Dương Quang, Kim Sơn, Phú Thị (2015)

Từ kết quả điều tra ở bảng 4.10 ta thấy, sau DĐĐT tỷ lệ diện tích đất công ích tại 3 xã dành cho xây dựng Nhà Văn hóa và làm điểm vui chơi tăng hơn so với trước DĐĐT. Cụ thể: với xã Dương Quang trước DĐĐT 9 thôn mới có 8 Nhà văn hóa (NVH) và 4 sân vận động (SVĐ) với diện tích 2,03ha, sau DĐĐT đã quy hoạch thêm 1 điểm NVH và 5 SVĐ với tổng diện tích 4,18 ha, tăng 2,15 ha; Xã Kim Sơn, trước DĐĐT 8 thôn có 8 NVH và 5 SVĐ với diện tích 2,22ha, sau DĐĐT đã quy hoạch thêm 1 điểm NVH và 5 SVĐ với tổng diện tích 4,74 ha, tăng 2,5 ha; Xã Phú Thị, trước DĐĐT 5 thôn có 5 NVH, 4 SVĐ với diện tích 1,95 ha. Sau DĐĐT đã quy hoạch thêm 1 SVĐ với tổng diện tích 3,8ha, tăng 1,87 ha.

4.1.6.3. Dồn điền đổi thửa tác động đến các tiêu chí phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất

a. Với tiêu chí Thu nhập (tiêu chí số 10)

Sau DĐĐT đồng ruộng được cải tạo, kiến thiết lại, thuận lợi cho công tác áp dụng cơ giới hoá, KHKT hiện đại vào đồng ruộng góp phần giải phóng sức lao động và có cơ hội chuyển sang lao động tại các ngành nghề khác, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Bên cạnh đó, sau DĐĐT hệ số sử dụng đất được nâng lên, những trang trại tổng hợp với quy mô lớn đã giải quyết được một lực lượng lao động nông nghiệp nhàn rỗi. Cùng với hệ thống thủy lợi tưới, tiêu được hoàn thiện hơn, tỷ lệ tưới tiêu chủ động đạt trên 90% đã hình thành các vùng chuyên màu cho giá trị thu nhập cao; Nhiều hộ dân đã mạnh dạn nhận những thửa ruộng xấu để xây dựng mô hình trang trại tổng hợp mang lại thu nhập từ 80 – 100 triệu đồng/ha/năm…qua đó tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân. Người dân thực sự yên tâm gắn bó và làm giàu trên chính mảnh ruộng của mình.

Bảng 4.11. So sánh thu nhập của các hộ trước và sau DĐĐT

ĐVT: triệu đồng

Nhóm hộ

Thu nhập bình quân /1 sào đầu tư /năm Trước DĐĐT (năm 2013) Sau DĐĐT (năm 2015) SL tăng/giảm (+/- trđ) Cơ cấu % (tăng +, giảm -) - Hộ Nghèo 1,8 3,0 + 1,2 66,7 - Hộ trung bình 2,0 3,5 + 1,5 75,0 - Hộ Khá 2,3 5,3 + 3,0 130,4 Bình quân 2,03 3,93 + 1,9 93,6

Qua biểu trên cho thấy thu nhập của các hộ trên 1 sào đất canh tác sau DĐĐT (năm 2015) tăng lên đáng kể, cụ thể: trước DĐĐT (năm 2013) đối với các nhóm hộ chủ yếu cấy 2 vụ lúa bằng các giống thuần chủng năng xuất thấp dẫn đến tổng thu nhập từ 1,8 – 2,3 triệu/sào/năm. Sau DĐĐT diện tích ô thửa rộng hơn, thệ thống thủy lợi thuận tiện nên các hộ đã thâm canh tăng vụ và áp dụng các loại giống tiến bộ kỹ thuật có năng xuất cao nên tổng thu nhập cũng tăng từ 3 – 3,5 triệu/sào/năm. Riêng đối với nhóm hộ khá do có điều kiện kinh tế nên họ đã mạnh dạn đầu tư chuyển đổi cây trồng kết hợp với chăn nuôi nên thu nhập bước đầu tăng hơn rõ rệt khoảng 5,3 triệu/sào/năm.

b. Với tiêu chí Hình thức tổ chức tổ chức sản xuất (tiêu chí số 13)

Việc đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng và hình thành tổ dịch vụ cơ giới phục vụ sản xuất trong hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, cùng với việc quy hoạch lại đồng ruộng sẽ giúp cho quá trình tích tụ ruộng đất diễn ra nhanh chóng; quá trình hình thành vùng sản xuất hàng hóa cũng tạo dựng nên những mối liên kết mới như tổ hợp tác, HTX, kích thích sự đổi mới hoạt động của HTX nông nghiệp. Mặt khác, nếu trước đây một doanh nghiệp muốn đầu tư vào địa phương phải bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 69 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)