Các chỉ tiêu
Xã Dương Quang Xã Kim Sơn Xã Phú Thị Xã Lệ Chi Xã Trung Mầu Tổng
Số thôn CC (%) Số thôn CC (%) Số thôn CC (%) Số thôn CC (%) Số thôn CC (%) SL (thôn) CC (%) Tổng số thôn 9 - 6 - 3 - 6 - 6 - 30 - 1. Lập phương án Đã lập PA 8 88,9 6 100 3 100 6 100 2 33,3 25 83,3 Chưa lập PA 1 11,1 0 0 0 0 0 0 4 66,7 5 16,7 2. Hệ số K Hệ số K>1 5 62,5 5 83,3 3 100 5 83,3 2 100,0 20 80,0 Hệ số K<1 1 12,5 0 0 0 0 0 0 0 0 1 4,0 Không có hệ số K 2 25,0 1 16,7 0 0 1 16,7 0 0 4 16,0
Nguồn: Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Gia Lâm (2015)
Qua bảng 4.1 cho thấy trên địa bàn huyện Gia Lâm có 5 xã với 30 thôn thực hiện DĐĐT, tuy nhiên đến năm 2015 mới hoàn thiện phương án và giao ruộng ngoài thực địa được 25 thôn bằng 83,3% tổng số thôn phải DĐĐT còn lại 5 thôn (bằng 16,7%) do nhân dân chưa đồng thuận nên chưa xây dựng được phương án. Qua điều tra nghiên cứu ở 3 xã cũng như các địa phương khác trong địa bàn huyện cho thấy mỗi địa phương do có nhiều hạng đất khác nhau như: thuận tiện đi lại, tưới tiêu, vị trí xa, gần, chất đất tốt xấu…nên việc dồn điền đổi thửa chủ yếu được thực hiện theo phương pháp tính hệ số K. Ban đầu tiến hành đánh giá phân hạng đất, họp nhân dân thống nhất hệ số K cho các vùng đất xa, chất đất xấu, khó canh tác và ưu tiên các hộ tự nhận trước đối với các diện tích đất xấu, xa, khó canh tác…
Về tính hệ số K: Ban chỉ đạo xã chỉ đạo các thôn tổ chức đào đắp giao thông, thủy lợi nội đồng và dự kiến để các khu đất 5% công ích theo quy hoạch, tiến hành đo đạc kiểm tra chốt diện tích để xây dựng phương án. Theo quy định nếu tổng diện tích đất sau khi đào đắp và trừ đi các diện tích đất công ích 5% số còn lại lớn hơn diện tích trước đây khi thực hiện phương án giao 64/CP thì mới xây dựng phương án có hệ số K. Qua bảng 4.2 cho thấy: có 20/25 thôn xây dựng phương án có tính hệ số K lớn hơn 1 (từ 1,1 đến 1,3) cho các diện tích chất đất xấu, khó canh tác; có 4/25 thôn xây dựng phương án không có hệ số K do không còn diện tích đất dôi dư và khuyến khích các hộ tự nhận vào các diện tích có vị trí xa, chất đất kém, khó canh tác trước khi cho nhân dân gắp phiếu; có 1/25 thôn xây dựng phương án có hệ số K nhỏ hơn 1 hay gọi là phương án rút bù hạng đất (các diện tích có vị trí gần, chất đất đẹp, thuận tiện canh tác giảm diện tích/khẩu để bù cho các diện tích chất đất xấu, vị trí xa khó canh tác). Sau khi triển khai cho các hộ tự nhận xong, trường hợp diện tích tự nhận không hết Tiểu ban dự kiến ghép với các diện tích đất thuận tiện sản xuất và xác định hướng đi của phiếu, tổ chức họp dân để bàn bạc thống nhất, tiến hành cho nhân dân bốc thăm. Căn cứ vào thứ tự, số nhân khẩu được nhận ruộng Tiểu ban cùng đơn vị tư vấn xây dựng phương án chi tiết và tổ chức giao ruộng ngoài thực địa cho nhân dân. Khi tiến hành đo bằng thước dây và giao đến từng hộ gia đình. Cách làm này đã hạn chế được rất nhiều bức xúc, đơn thư khiếu kiện và mất trật tự an ninh trong thôn xóm.
Về ưu điểm của việc tính hệ số K trong quá trình thực hiện đó là: tạo sự công bằng giữa các hạng đất; Tỷ lệ nhân dân đồng thuận rất cao…
Về khó khăn bất cập: Tiểu ban gặp khó khăn trong việc tính toán diện tích giữa các hộ, giữa các vùng; việc xây dựng phương án; việc đo và giao ruộng cho hộ…
Về số hộ tham gia DĐĐT: Thực tế qua điều tra cho thấy số hộ tham gia DĐĐT ở các xã là khác nhau. Cách thức tiến hành ở các địa phương chủ yếu là bốc thăm rút phiếu, là phương pháp phổ biến được dùng trong DĐĐT.