Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng dồn điền đổi thửa cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
4.1.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến dồn điền đổi thửa cho xây dựng nông thôn
mới ở huyện Gia Lâm
4.1.8.1. Yếu tố về con người
- Nhận thức của người dân: Công tác DĐĐT là việc làm đòi hỏi sự nhận thức vì cái chung của người dân. Quá trình DĐĐT có thành công hay không là phụ thuộc vào trình độ nhận thức trách nhiệm của người dân.
Bảng 4.17. Nhận thức của hộ về DĐĐT
Chỉ tiêu ĐVT Xã Dương Quang Xã Kim Sơn Xã Phú Thị Tổng sô
SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%)
1. Tổng số hộ Hộ 30 100 30 100 30 100 90 100
2. Trình độ của chủ hộ
- Qua Đào tạo Người 3 3,3 2 2,2 4 4,4 9 10,0
- Chưa qua đào tạo Người 27 30,0 28 31,1 26,0 25,6 81 90,0
3. Nhu cầu tham gia DĐĐT
- Có nhu cầu Hộ 28 93,3 30 100 30 100 88 97,8
- Không có nhu cầu Hộ 2 6,7 0 0 0 0 2 2,2
Nguồn: Tổng hợp điều tra hộ nông dân (2015)
Qua bảng 4.17 ta thấy đại đa số các hộ điều tra đều có nhu cầu tham gia DĐĐT chiếm trên 97,8 %/ tổng số hộ điều tra, số hộ không có nhu cầu DĐĐT là 2,2%; Trong số hộ điều tra có tới 90% chưa qua đào tạo, mặt khác họ đều là lao động chính trong gia đình. Hai yếu tố này cho thấy họ là những người am hiểu về nông nghiệp và là những người chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức lao động sản xuất trong gia đình. Xét về nhóm hộ có trình độ học vấn được qua đào tạo là nhóm hộ ít làm nông nghiệp, lao động của nhóm hộ làm trang trại và kết hợp làm dịch vụ là chủ yếu.
- Số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ:
Chất đội ngũ cán bộ làm công tác DĐĐT là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến tổ chức thực hiện DĐĐT cho xây dựng NTM. Để có thể thống nhất được trong công tác DĐĐT cần phải thực hiện một lượng công việc lớn từ tổ chức quán triệt chủ trương cho đến rà soát lại ruộng đất và bố trí giao ruộng trên thực địa. Mặt khác, công tác quản lý hồ sơ địa chính ở một số xã thiếu chặt chẽ dẫn đến tình trạng diện tích thực địa không khớp với hồ sơ địa chính. Do vậy việc khảo sát thống kê gặp nhiều khó khăn, phát sinh nhiều vấn đề phức tạp. Khi tổ chức DĐĐT, khâu chọn cán bộ và Tổ công tác (TCT) ở cấp xã là vô cùng quan trọng, khâu này được nêu rõ ở phần các bước. Cơ cấu Ban chỉ đạo (BCĐ) cũng như Tổ công tác hợp lý đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc thống kê diện tích, quy hoạch, khảo sát.
Bảng 4.18. Tổng hợp cơ cấu Ban chỉ đạo, Tổ công tác
Xã Trình độ BCĐ, TCT
Dương Quang Kim Sơn Phú Thị Tổng 3 xã BCĐ TCT BCĐ TCT BCĐ TCT BCĐ TCT Đại học 19 6 14 7 15 12 48 25 Cao Đẳng 3 25 2 13 2 15 7 53 Trung cấp 5 18 4 21 4 20 13 59 Sơ cấp 1 23 5 24 0 6 6 53 Tổng 28 72 25 65 21 53 74 190
4.1.8.2. Tài chính
Yếu tố tài chính cũng là yếu tố quan trọng góp phần thành công vệc thực hiện DĐĐT trong xây dựng NTM. Nguồn tài chính huy động cho công tác DĐĐT chủ yếu là nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ. Để đảm bảo được mục tiêu của các công việc trong DĐĐT: từ quy hoạch, đào đắp giao thông nội đồng, tuyên truyền, đo đạc vẽ bản đồ và cấp GCNQSD đất…thì tổng kinh phí chi cho một xã trung bình khoảng 3 tỷ đồng. Do kinh phí chủ yếu là ngân sách Nhà nước cấp với một phần đóng góp công sức của dân nên đôi khi không chủ động được. Việc này đã ảnh hưởng đến quá trình DĐĐT, không có kinh phí, phải chờ dẫn đến chậm về tiến độ thực hiện các bước, làm ảnh hưởng đến tâm lý người dân. Nếu kinh phí không được đảm bảo, hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng không được kiên cố hóa ở tất cả các cánh đồng điều này làm cho sự chênh lệch về điều kiện sản xuất giữa các cánh đồng và giữa các thửa ruộng trong một cánh đồng (ruộng thấp, ruộng cao…) không được tháo gỡ sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình giao nhận ruộng cho nhân dân. Mặt khác, đối với hộ không làm nông nghiệp, dù vẫn có đất nhưng họ không làm mà có thể cho thuê, cho mượn hoặc chuyển nhượng, như vậy vừa tránh ruộng bị bỏ hoang lại vừa tạo điều kiện để các hộ làm trang trại tích tụ thêm ruộng đất, góp phần nâng cao hiệu quả của việc DĐĐT.
4.1.8.3. Yếu tố về chính sách
Một số văn bản liên quan đến đất đai thường xuyên có sự thay đổi, nhà nước thiếu quy định để xử lý những người cố tình chống đối chủ trương (DĐĐT là cuộc vận động), bên cạnh đó các lĩnh vực khác cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện dồn điền đổi thửa như: chuyển nhượng, cho mượn, cho thuê đất…
Để có những kết quả như trên bên cạnh việc dồn lại ruộng đất theo hệ số K thì một số chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, hỗ trợ lãi xuất cho vay để mua máy móc và nhiều chính sách hỗ chợ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, chính sách phát triển trang trại… Nhờ đó hộ đã mạnh dạn đầu tư mua máy móc để phục vụ sản xuất, xây dựng mô hình trang trại góp phần làm tăng thu nhập nâng cao đời sống cho người nông dân, đây chính là động lực đẩy nhanh quá trình thực hiện DĐĐT tại địa phương.