3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá việc thực hiện dồn điền đổi thửa cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Gia Lâm.
+ Các điểm nghiên cứu phải thoả mãn: các đặc điểm về địa hình, điều kiện canh tác ở các vùng khác nhau của huyện Gia Lâm đã và đang thực hiện dồn đổi ruộng đất nông nghiệp cho xây dựng nông thôn mới. Trong điều kiện nguồn lực, thời gian nghiên cứu hạn chế nên việc nghiên cứu điểm mô hình chỉ tập trung ở 3 xã: Dương Quang, Kim Sơn và Phú Thị.
- Xã Dương Quang được chọn làm điểm nghiên cứu với những đặc trưng ruộng đất chân vàn. Đây là vùng đất có địa hình thấp, đất đai không bằng phẳng, chất đất kém nên sản xuất nông nghiệp hiệu quả kinh tế thấp.
- Xã Kim Sơn được chọn làm điểm nghiên cứu với những đặc trưng xã của vùng đất cao. Đây là vùng đất có địa hình khá bằng phẳng, đất đai màu mỡ hơn nên sản xuất nông nghiệp có phần thuận lợi và cho năng xuất cao.
- Xã Phú Thị được chọn làm điểm nghiên cứu với những đặc trưng của xã chủ yếu là đất ngoài Bãi do phù sa của sông Đuống bồi đắp, nên thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp (trồng cây mầu).
Đây là 3 xã được chọn để nghiên cứu việc dồn điền đổi thửa cho xây dựng nông thôn mới của huyện Gia Lâm. Mỗi xã chọn 30 hộ ngẫu nhiên để điều tra theo hộ
3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin số liệu
3.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Các thông tin, số liệu đã được công bố sẽ làm cơ sở quan trọng giúp cho người nghiên cứu tạo dựng được cơ sở lý thuyết, phương pháp luận, khái quát được tình hình kinh tế xã hội của các xã nghiên cứu điểm và huyện Gia Lâm. Số liệu thứ cấp được thu thập ở giáo trình, bài giảng, các báo cáo, các công trình nghiên cứu đã công bố của các cá nhân, tổ chức có liên quan. Đồng thời tìm hiểu tác động của chính sách đến DĐĐT cho xây dựng NTM qua các trang website, sách báo. Các thông tin, số liệu đã được công bố bao gồm:
Bảng 3.5. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Thông tin Loại tài liệu Nguồn thu nhập
- Cơ sở lý luận về DĐĐT, các số liệu dẫn chứng về DĐĐT cho xây dựng NTM ở Việt Nam và trên thế giới. Các nghiên cứu gần đây có liên quan đến đề tài.
- Các giáo trình và bài giảng: Kinh tế nông nghiệp, quản lý dự án…
- Các bài báo, bài viết từ tạp chí, từ Internet có liên quan tới đề tài.
- Từ các Website…
- Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Đại học Kinh tế quốc dân.
- Thư viện Internet.
- Số liệu về tình hình chung của huyện Gia Lâm và tình hình thực thi công tác DĐĐT cho xây dựng NTM trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
- Báo cáo kết quả KT-XH qua các năm, tình hình phát triển của các ngành nông nghiệp, công nghiệp, thương mại – dịch vụ của huyện. Báo cáo về các chương trình, dự án đầu tư cho xây dựng NTM, về thu chi ngân sách của huyện qua các năm.
- Niên giám thống kê
- UBND, phòng Kinh tế, LĐTB&XH, TN&MT, Thống kê, phòng Tài chính - Kế hoạch, Ban quản lý dự án… huyện Gia Lâm
Phương pháp thu thập thông tin, số liệu đã công bố theo trình tự sau: 1) Liệt kê các số liệu, thông tin cần thiết có thể thu thập được, hệ thống hóa theo nội dung hay địa điểm thu thập và dự kiến cơ quan cung cấp thông tin.
2) Liên hệ với các cơ quan cung cấp thông tin. 3) Tiến hành thu thập bằng ghi chép, sao chụp.
4) Kiểm tra tính thực tế của thông tin qua khảo sát trực tiếp và kiểm tra sao chép.
3.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Thông tin sơ cấp được thu thập thông qua các hình thức phỏng vấn và phiếu điều tra, dựa trên nội dung của đề tài, tiến hành thiết kế biểu mẫu và phiếu điều tra.
Bảng 3.6. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Đối tượng Số mẫu Nội dung thu thập Phương pháp
1. Cán bộ huyện - 03 cán bộ thuộc (UBND, Phòng TN&MT, Phòng Kinh tế)
- Thông tin về chủ trương và chính sách về DĐĐT, xây dựng NTM đang thực hiện ở địa phương.
- Các báo cáo, Quyết định về DĐĐT, xây dựng NTM tại huyện. - Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế. - Phương pháp hội nghị, hội thảo. 2. Cán bộ xã - 09 người (Chủ tịch, phó chủ tịch, cán bộ địa chính). - Nắm bắt được kế hoạch tổ chức thực thi công tác DĐĐT cho xây dựng NTM. Đánh giá việc triển khai thực hiện và tác động của DĐĐT đến xây dựng NTM.
- Nắm bắt các yếu tố ảnh hưởng, giải pháp cho việc thực hiện công tác DĐĐT. - Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế. - Phương pháp hội nghị, hội thảo. 3. Hộ nông dân - 90 hộ. - Tình hình DĐĐT ở các hộ dân; đánh giá về hình thức và chất lượng quá trình thực hiện DĐĐT, các hộ đề xuất nguyện vọng để đưa ra các giải pháp nhằm giúp cho công tác DĐĐT và xây dựng NTM đạt hiệu quả.
- Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế.
Số liệu sơ cấp được thu thập chủ yếu nhờ phương pháp điều tra, phỏng vấn trực tiếp. Đề tài tiến hành điều tra các lãnh đạo huyện, xã và hộ gia đình, trong đó: cán bộ lãnh đạo phải là cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn trực tiếp thực thi triển khai thực hiện chương trình DĐĐT là phó Chủ tịch huyện, Chủ tịch xã, cán bộ các ban, ngành; các hộ nông dân (90 hộ nông dân, trong đó: xã Dương Quang 30 hộ, xã Phú Thị 30 hộ, xã Kim Sơn 30 hộ). Mẫu phiếu điều tra có trong phần phụ lục của luận văn.
Bảng 3.7. Số hộ được lựa chọn ở các xã điều tra
Xã
Dương Quang Kim Sơn Phú Thị Tổng số SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) 1. Số hộ điều tra 30 33,3 30 33,3 30 33,3 90 100,0 - Loại hộ Thuần nông (hộ) 23 25,6 25 27,8 20 22,2 68 75,6 Hộ kiêm (hộ) 7 7,8 5 5,6 10 11,1 22 24,4
Nguồn: Điều tra tại 3 xã Dương Quang, Kim Sơn, Phú Thị (2015)
Tiến hành điều tra mẫu 90 hộ của 3 xã trong huyện, trong mỗi xã tôi kết hợp với cán bộ địa phương để phân loại hộ theo các nhóm:
+ Nhóm hộ thuần nông: hộ có thu nhập hoàn toàn phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, thu nhập từ đồng ruộng có vai trò quyết định, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của hộ.
+ Nhóm hộ kiêm: là các hộ vừa sản xuất vừa kinh doanh hoặc cho thuê… thu nhập từ sản xuất nông nghiệp là thứ yếu, nên mức độ phụ thuộc vào đồng ruộng thấp.
Nội dung điều tra: sử dụng phiếu điều tra gồm 3 phần chính: Thông tin cơ bản về hộ; Kết quả thực hiện DĐĐT và các ý kiến muốn phản ánh.
Số liệu được thu thập thông qua sử dụng phương pháp PRA, điều tra qua phỏng vấn bằng phiếu điều tra hộ nông dân. Các thông tin được thu thập liên quan đến tình hình thực tế về công tác DĐĐT như: về chủ trương, quá trình thực hiện, sử dụng đất sau DĐĐT, đầu tư và áp dụng cơ giới sản xuất…Ngoài ra còn sử dụng phương pháp PRA để phỏng vấn thu thập thông qua một số cán bộ chủ chốt tham gia thực hiện, chỉ đạo chương trình DĐĐT cho xây dựng NTM.
3.2.3. Phương pháp phân tích thông tin, số liệu
- Các thông tin sau khi thu thập được nhập vào máy tính và sử dụng công cụ Excel để xử lý số liệu;
- Thống kê so sánh;
- Đánh giá, phân tích có sự tham gia (PRA).
3.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Để đánh giá tác động của DĐĐT cho xây dựng NTM, trong đề tài tôi sử dụng hệ thống các chỉ tiêu chủ yếu sau:
- Các chỉ tiêu phản ánh tình hình DĐĐT.
+ Tình hình chuyển dịch lao động trong hộ nông dân. + Tỷ lệ thay đổi mức đầu tư, cơ giới hóa.
+ Thay đổi về thu nhập của hộ nông dân.
Các chỉ tiêu có sự so sánh trước và sau quá trình DĐĐT để có cái nhìn tổng thể về DĐĐT cho xây dựng NTM trên địa bàn huyện Gia Lâm.
- Các chỉ tiêu tác động của DĐĐT đến sử dụng đất nông nghiệp.
+ Quy hoạch giao thông thủy lợi nội đồng; các loại quỹ đất công để phục vụ mục đích công cộng như: Trụ sở UBND, trung tâm thể thao, Nhà văn hóa thôn, trạm Y tế, trường học, giãn dân….
+ Bình quân đất nông nghiệp/hộ.
+ Bình quân diện tích đất nông nghiệp/thửa. + Số thửa đất bình quân/hộ.
Các chỉ tiêu có sự so sánh trước và sau quá trình DĐĐT để đánh giá tác động của DĐĐT cho xây dựng NTM trên địa bàn huyện Gia Lâm.
- Các chỉ tiêu đánh giá đến kết quả, hiệu quả kinh tế sau DĐĐT.
+ Hiệu quả kinh tế để đánh giá hiệu quả của DĐĐT tác động đến hiệu quả đầu tư tăng thu nhập cho người dân, giảm nghèo.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA CHO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
4.1.1. Tình hình xây dựng NTM tại huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020 của Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Thành phố Hà Nội. Năm 2011 Huyện Gia Lâm chọn xã Đa Tốn để làm điểm thực hiện xây dựng NTM. Xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, hệ thống chính trị ở nông thôn được tăng cường. Tuy nhiên, đây là vấn đề khó; vì vậy cần xây dựng mô hình điểm để có cơ sở tổng kết thực tiễn, rút kinh nghiệm trước khi triển khai nhân rộng; trước mắt tập trung chỉ đạo thực hiện tại mỗi huyện một xã.
4.1.1.1. Mục đích xây dựng mô hình nông thôn mới
Xây dựng được thực tế mô hình NTM quy mô cấp xã có nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; có cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội phát triển toàn diện; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao; các tổ chức chính trị xã hội ở nông thôn vững mạnh, xã hội nông thôn có cuộc sống lành mạnh, an toàn, dân chủ, công bằng văn minh; tạo điều kiện để người dân tham gia quản lý và đóng góp sức lực vào quá trình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương và hưởng lợi từ các thành quả đó (UBND thành phố Hà Nội, 2010).
4.1.1.2. Yêu cầu xây dựng mô hình nông thôn mới
+ Xây dựng mô hình NTM phải tiến hành đồng bộ các nội dung cả phát triển sản xuất, tăng cường cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội và nâng cao đời sống nhân dân; đảm bảo tiến độ và trình tự các bước tiến hành.
+ Phát huy được nội lực tại chỗ, sự tham gia tự giác của nhân dân địa phương và của cộng đồng về lao động, tài chính và sức sáng tạo trong quá trình thực hiện.
hiện, thường xuyên rút kinh nghiệm, sửa chữa những thiếu xót, không để xảy ra khiếu kiện.
+ Mô hình thí điểm NTM phải đảm bảo tính bền vững cả về thành quả dự án, tổ chức quản lý; minh bạch về tài chính trong quá trình thực hiện và sau khi kết thúc làm thí điểm).
4.1.1.3. Nguyên tắc thực hiện
Mô hình NTM được thực hiện ở quy mô cấp xã theo phương thức tiếp cận là: dựa vào nội lực, do cộng đồng địa phương làm chủ, Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí để làm động lực phát huy sức đóng góp của nhân dân địa phương và cộng đồng theo phương châm “Dựa vào sức dân để lo cho dân”.
4.1.2. Xây dựng phương án dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp
4.1.2.1. Cấp huyện
Với mục tiêu nâng cao hiệu quả của sản xuất hàng hóa, khai thác tốt tiềm năng đất đai, việc DĐĐT nhằm tạo ra những ô thửa lớn sản xuất tập trung là một yêu cầu khách quan, tạo điều kiện để các địa phương quy hoạch lại đồng ruộng và thể hiện rõ quỹ đất công ích để sử dụng vào mục đích: đất giãn dân, đất xây dựng các công trình phúc lợi, đất công ích để tăng nguồn thu...Thực tế hiệu quả của một số mô hình sau DĐĐT trên địa bàn huyện đã minh chứng tính đúng đắn của chủ trương này.
Để khắc phục tình trạng manh mún trên, trong thời gian qua, thực hiện Kế hoạch số 68/KH-UBND ngày 09/5/2012 của UBND thành phố Hà Nội và Hướng dẫn số 29/HD-SNN, ngày 14/5/2012 của Sở NN&PTNT về “Quy trình thực hiện công tác DĐĐT đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, Huyện ủy, UBND huyện Gia Lâm đã ban hành Nghị quyết số 14-NQ/HU ngày 07/6/2012 và Kế hoạch số 85/KH-UBND ngày 28/6/2012 về việc thực hiện dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp trên địa bàn huyện nhằm nhằm tạo ra các ô thửa có diện tích lớn hơn, các vùng sản xuất chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hóa, bền vững, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.
Huyện Gia Lâm xác định công tác Dồn điền đổi thửa là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, nhiệm vụ chính trị quan trọng, có ý nghĩa lâu dài gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Do vậy, đã tập trung chỉ đạo các xã khi lập phương án DĐĐT cần căn cứ quy hoạch chung, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất đã được duyệt
xác định: Diện tích đất giao thông, thủy lợi nội đồng; xác định diện tích đất thực hiện dồn đổi; bố trí diện tích đất 5% công ích vào các vị trí đã được quy hoạch cho các công trình công cộng của xã, của thôn.
4.1.2.2. Cấp xã
Tổ chức quán triệt chủ trương của thành phố, của huyện về dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp. Thành lập Ban chỉ đạo DĐĐT do đồng chí Bí thư Đảng ủy làm trưởng Ban, đồng chí Chủ tịch UBND xã làm phó Ban, tham gia Ban Chỉ đạo còn có các đồng chí cán bộ Địa chính xã, Chủ nhiệm HTX nông nghiệp và một số các Ban, ngành, đoàn thể của xã.
Ban chỉ đạo giúp Đảng ủy, UBND xã xây dựng đề án chuyển đổi ruộng đất cấp xã, trình UBND huyện duyệt; Cùng đơn vị tư vấn tiến hành kiểm tra rà soát lại toàn bộ diện tích nông nghiệp trên địa bàn theo bản đồ thổ canh; Căn cứ đồ án Quy hoạch Nông thôn mới của xã định hướng cho các thôn xây dựng quy hoạch giao thông, thủy lợi nội đồng; Duyệt phương án chuyển đổi ruộng đất của các thôn; Chỉ đạo các thôn triển khai, thực hiện chuyển đổi ruộng đất theo phương án đã được phê duyệt.
4.1.2.3. Cấp thôn
- Quán triệt chủ trương của các cấp về chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp tới toàn thể đảng viên và các đoàn thể ở thôn, xóm. Thành lập tiểu Ban dồn điền đổi thửa do đồng chí Bí thư chi bộ làm trưởng tiểu ban, trưởng thôn làm phó