Các biện pháp làm đất trước và sau dồn điền đổi thửa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 80)

Các chỉ tiêu Trước DĐĐT (1) Sau DĐĐT (2) So sánh (2 – 1) Số lượng (hộ) CC (%) Số lượng (hộ) CC (%) SL (+, -) CC (%) (+, -) 1. Tổng số hộ điều tra 90 100 90 100 - -

- Cày bừa bằng Trâu, bò 1 1,1 0 0 - 1 - 1,1

- Cày bừa bằng máy 5 5,6 2 2,2 - 3 - 3,4

- Thuê cày bừa Trâu, bò 0 0 0 0 0 0

- Thuê cày bừa bằng máy 80 88,9 83 92,2 3 3,3

- Kết hợp các biện pháp 4 4,4 5 5,6 1 1,2

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2015) Bảng 4.14. Các biện pháp thu hoạch chủ yếu trước và sau DĐĐT

Các chỉ tiêu Trước DĐĐT (1) Sau DĐĐT (2) So sánh (2 – 1) Số lượng (hộ) Cơ cấu (%) Số lượng (hộ) Cơ cấu (%) Số lượng (+/-) Cơ cấu (%) (+/-) 1. Tổng số hộ điều tra 90 100 90 100 - -

- Thu hoạch thủ công 8 8,9 0 0 - 8 - 8,9

- Thu hoạch bằng máy 0 0 1 1,1 1 1,1

- Thuê thu hoạch thủ công 3 3,3 1 1,1 - 2 - 2,2

- Thuê thu hoạch bằng máy 67 74,4 80 88,9 13 14,5

- Kết hợp các biện pháp 12 13,3 8 8,9 - 4 - 4,4

Qua 2 bảng 4.13 và bảng 4.14 cho thấy trước DĐĐT còn 1,1% số hộ điều tra cày bừa bằng Trâu bò, 88,9% thuê cày bừa bằng máy, 8,9% thu hoạch thủ công, 67,0% thuê thu hoạch bằng máy. Sau DĐĐT không còn hộ nào thu hoạch, cày bừa thủ công, 100 các hộ đã thuê thu hoạch và làm đất bằng máy.

Trước đây nông dân phải canh tác trên nhiều thửa ruộng ở xa nhau, giao thông thủy lợi nội đồng kém phát triển, không cho phép cơ giới hóa trong sản xuất làm chi phí trung gian trong nông nghiệp tăng cao, giảm hiệu quả, không tạo được nhiều hàng hóa từ sản xuất. DĐĐT giảm đáng kể số lượng thửa, tạo ra các ô thửa có diện tích lớn hơn, các hộ ở gần nhau sử dụng chung thửa tạo điều kiện chuyên canh cao, giúp tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp, giảm chi phí thu hoạch và vận chuyển. Mặt khác các hộ không có nhu cầu làm ruộng có thể cho hộ xung quanh thuê hoặc cho người có nhu cầu thuê để sản xuất, còn trước đây có muốn cho thuê cũng không có người thuê do thửa ruộng có diện tích nhỏ.

Bảng 4.15. Chi phí về sản xuất trước và sau DĐĐT

ĐVT: Nghìn đồng

Nhóm hộ Chi phí bình quân /1 sào /năm

Trước DĐĐT Sau DĐĐT Tăng/giảm (+/-) Cơ cấu % (+, -)

- Làm đất 290 260 - 30 -10,3

- Thủy lợi 70 55 - 15 - 21,4

- Gieo cấy 320 360 + 40 + 12,5

- Thu hoạch 245 220 - 25 - 10,2

- Vận chuyển 50 40 - 10 - 20

Nguồn: Tổng hợp điều tra các hộ nông dân (2015)

Qua bảng trên cho thấy sau DĐĐT đa số các khâu chi phí đều giảm, riêng khâu chi phí gieo cấy tăng là do người dân chưa áp dụng nhiều biện pháp gieo sạ hoặc cấy bằng máy mà chủ yếu thê cấy thủ công nên chi phí ngày công lao động tăng từ 320.000 đồng lên 360.000 đồng/sào/năm. Các khâu chi phí còn lại đều giảm như: làm đất giảm từ 290.000 đồng xuống còn 260.000 đồng/sào/năm; thu hoạch giảm từ 245.000đồng xuống 220.000đồng/sào/năm; thủy lợi giảm từ 70.000 đồng xuống còn 55.000đồng/sào/năm… nguyên nhân là do trước DĐĐT do nhiều bờ vùng, diện tích các ô thửa nhỏ chủ yếu nông dân thuê máy cày, máy gặt nhỏ, các diện tích chủ yếu phải bơm tát…sau DĐĐT 100% các diện tích khi làm đất và thu hoạch đều thuê bằng máy to dẫn đến chi phí giảm.

c. Với tiêu chí Hộ nghèo (tiêu chí số 11)

Sau dồn điền, đổi thửa hầu hết người dân đều phấn khởi vì hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn trước khi dồn điền, đổi thửa. Khi có thửa ruộng lớn, giao thông thủy lợi nội đồng thuận tiện và đặc biệt thời gian giao đất lâu dài nên nhiều hộ dân đã mạnh dạn nhận những thửa ruộng xa, ruộng xấu để đầu tư chuyển đổi mô hình VAC, tự mua sắm máy móc nông nghiệp và áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất… dẫn đến thời gian dành cho mùa vụ giảm, do vậy người dân có nhiều điều kiện đi làm thêm để tăng thu nhập, nên hàng năm số hộ nghèo giảm dần.

Bảng 4.16. Tỷ lệ hộ nghèo ĐVT: hộ ĐVT: hộ Xã Năm 2012 Năm 2015 Tổng số SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (+/-) CC (%) (+/-) Dương Quang 131 4,26 71 1,9 - 60 - 2,36 Kim Sơn 97 3,4 63 1,7 - 34 - 1,7 Phú Thị 25 1,8 16 1,1 - 9 - 0,7

Nguồn: số liệu điều tra UBND các xã: Dương Quang, Kim Sơn, Phú Thị (2015)

Qua bảng trên cho thấy tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể qua các năm, cụ thể: xã Dương Quang năm 2012 có 131 hộ nghèo chiếm 4,26% đến năm 2015 còn 71 hộ chiếm 1,9%, giảm 60 hộ; xã Kim Sơn, năm 2012 có 97 hộ nghèo chiếm 3,4% năm 2015 còn 63 hộ chiếm 1,7%, giảm 34 hộ; xã Phú Thị, năm 2012 có 25 hộ nghèo chiếm 1,8% năm 2015 còn 16 hộ chiếm 1,1%, giảm 9 hộ.

d. Với tiêu chí tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên (tiêu chí số 12)

- Dồn điền đổi thửa diễn ra tạo một không khí mới trong sản xuất nông nghiệp, người dân tham gia nhiệt tình và tự nguyện. Tình cảm trong dân chúng càng trở nên gắn bó, các chương trình văn hoá văn nghệ được tăng cường nhằm tuyên truyền đến hộ dân hưởng ứng dồn điền đổi thửa. Mặt khác, sau dồn điền đổi thửa thì lao động ở các khâu sẽ giảm đi.

- DĐĐT qua nhiều giai đoạn, từng bước thay đổi diện mạo cánh đồng, tập quán canh tác truyền thống. DĐĐT tạo ra những thửa ruộng lớn hơn, giao thông nội đồng mở rộng, tạo điều kiện cơ giới hóa trong nông nghiệp, tạo điều kiện cho tiểu thủ công nghiệp phục vụ sản xuất phát triển. Nhiều dịch vụ cho thuê máy nông nghiệp, sửa chữa máy nông nghiệp, dịch vụ vận chuyển phát triển theo, dẫn

tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, nâng cao tỷ trọng các ngành tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Sau dồn điền, đổi thửa đồng ruộng được cải tạo, hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng được thực hiện tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng cơ giới hoá, khoa học kỹ thuật hiện đại vào đồng ruộng góp phần giải phóng sức lao động và có cơ hội chuyển sang lao động tại các ngành nghề khác, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Bên cạnh đó, sau dồn điền, đổi thửa hệ số sử dụng đất được nâng lên, nhiều trang trại tổng hợp với quy mô lớn đã giải quyết được một lực lượng lao động nông nghiệp nhàn rỗi.

4.1.6.4. Dồn điền đổi thửa tác động đến các tiêu về môi trường và An ninh, trật tự xã hội.

a. Với tiêu chí Môi trường (tiêu chí số 17)

Dồn điền, đổi thửa gắn liền với việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đi đôi với việc bảo vệ môi trường, xây dựng một nền nông nghiệp phát triển bền vững, giảm thiểu ô nhiễm từ sản xuất nông nghiệp. Đất đai được khai thác hợp lý, đi đôi với việc cải tạo, bảo vệ độ phì cho đất. Phát triển sản xuất trên sự kết hợp hài hoà giữa chăn nuôi - trồng trọt - chế biến các sản phẩm nông nghiệp.

Sau dồn điền đổi thửa tạo ra những ô thửa lớn, giúp cho hộ thuận tiện hơn trong việc sử dụng và cải tạo phục hồi đất. Cùng với việc đầu tư để tăng năng xuất cây trồng, hộ cũng đã ý thức và chú trọng tăng lượng phân hữu cơ để cải tạo và phục hồi độ phì của đất. Ruộng đất không còn manh mún phân tán góp phần làm giảm ô nhiễm cho môi trường, giảm sự mất cân bằng sinh học vì trong khi dùng thuốc diệt sâu bệnh đồng thời cũng diệt các loài thiên địch. Sau khi dồn đổi triển khai áp dụng biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) vào sản xuất nông nghiệp đang được tiến hành, đây là biện pháp nhằm giảm tối đa sự ô nhiễm môi trường và mất cân bằng sinh học trong sản xuất nông nghiệp, từ đó đảm bảo tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp.

b. Với tiêu chí An ninh, trật tư xã hội (tiêu chí số 19)

Sau dồn điền, đổi thửa, các địa phương cũng tránh việc việc xung đột trong quá trình sử dụng đất nông nghiệp giữa các hộ, tình trạng tranh chấp, khiếu kiện trong sử dụng đất nông nghiệp giảm hẳn; Nguyên nhân chủ yếu do sau khi chuyển đổi hình thành các ô thửa lớn, bờ vùng bờ thửa to, được xác định rõ, có nơi được kiên cố hóa... nên khả năng va chạm giữa các chủ sử dụng đất rất ít, tình trạng lấn chiếm giảm.

Trước đây, khi triển khai đo ruộng chia cho các hộ chủ yếu dùng phương pháp thủ công đo bằng thước gậy, thậm chí nhiều nơi đo bằng đòn gánh…nên sai số là tất yếu xảy ra, ngoài ra không tránh khỏi một số nơi có hiện tượng tiêu cực dẫn đến tình trạng không công bằng về diện tích đất ruộng nông thôn. Còn hiện nay, khi thực hiện DĐĐT được nhân dân bàn bạc công khai minh bạch, tổ chức đo bằng máy, chia lại bằng thước dây nên đảm bảo độ chính xác, công bằng thực sự giữa các hộ nông dân, được nhân dân đồng tình, hưởng ứng, hạn chế tình trạng đơn thư khiếu kiện, từ đó hỗ trợ cho tiêu chí an ninh trật tự xã hội nông thôn.

4.1.7. Một số tác động khác của dồn điền đổi thửa cho xây dựng nông thôn mới thôn mới

- Về mặt xã hội: Công tác dồn điền đổi thửa diễn ra tạo một không khí mới trong sản xuất nông nghiệp, người dân tham gia nhiệt tình và tự nguyện. Tình cảm trong nhân dân càng trở nên gắn bó, các chương trình văn hoá văn nghệ được tăng cường nhằm tuyên truyền đến hộ dân hưởng ứng công tác dồn điền đổi thửa. Mặt khác, sau dồn điền đổi thửa lượng lao động ở các khâu và những thời điểm căng thẳng của mùa vụ sẽ giảm đi vì thế giảm được lượng lao động nông nhàn và đã bắt đầu có sự chuyên môn hoá trong công việc. Hộ nào có khả năng chuyển sang làm nông nghiệp - dịch vụ và các nguồn lực khác trong kinh doanh.

- Sau dồn điền, đổi thửa đồng ruộng được cải tạo, hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng được thực hiện tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng cơ giới hoá, khoa học kỹ thuật hiện đại vào đồng ruộng góp phần giải phóng sức lao động và có cơ hội chuyển sang lao động tại các ngành nghề khác, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Bên cạnh đó, sau dồn điền, đổi thửa hệ số sử dụng đất được nâng lên, nhiều trang trại tổng hợp với quy mô lớn đã giải quyết được một lực lượng lao động nông nghiệp nhàn rỗi.

- Sau dồn điền, đổi thửa hầu hết người dân đều phấn khởi vì hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn trước khi dồn điền, đổi thửa. Nhiều hộ dân đã mạnh dạn nhận ruộng xa, ruộng xấu để đầu tư chuyển đổi mô hình kinh tế cho thu nhập cao. Người nông dân thực sự yên tâm gắn bó và làm giàu trên chính mảnh ruộng của mình. Đại đa số nhân dân đồng tình với chủ trương DĐĐT và thống nhất với phương pháp, cách thức tổ chức thực hiện trong quá trình dồn điền, đổi thửa.

- Sau dồn điền, đổi thửa, các địa phương cũng tránh việc việc xung đột trong quá trình sử dụng đất nông nghiệp giữa các hộ, tình trạng tranh chấp, khiếu kiện trong sử dụng đất nông nghiệp giảm hẳn; Nguyên nhân chủ yếu do sau khi chuyển đổi hình thành các ô thửa lớn, bờ vùng bờ thửa to, được xác định rõ ràng nên khả năng va chạm giữa các chủ sử dụng đất rất ít.

- Dồn điền, đổi thửa đã tạo điều kiện để hình thành các mô hình sản xuất tập trung, có hiệu quả, hình thành các vùng chuyên canh, tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường, hình thành nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

- Dồn điền, đổi thửa thành công đã làm cho bộ mặt nông thôn của huyện Gia Lâm có nhiều thay đổi, góp phần tích cực cho một số xã tiến tới xây dựng và hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới.

* Những khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện DĐĐT

- Việc DĐĐT trong nông nghiệp đã diễn ra ở nhiều địa phương trong những năm qua, đã đem lại kết quả to lớn. Khắc phục được những hạn chế do tình trạng manh mún ruộng đất gây nên tạo điều kiện thuận lợi trong đầu tư thâm canh, chuyển dần việc sản xuất nhỏ lẻ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên, đây là công việc khó khăn, liên quan đến lợi ích của người dân nên tùy thuộc vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương mà triển khai tiến hành để DĐĐT thực sự mang lại ý nghĩa to lớn cho hộ nông dân không những về kinh tế mà còn có những tác động tích cực, gắn lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng.

Qua nghiên cứu, đánh giá hoàn thiện công tác DĐĐT cho xây dựng NTM ở huyện Gia Lâm cho thấy, DĐĐT đã thực sự mang lại những ý nghĩa to lớn trong sản xuất nông nghiệp cũng như nâng cao đời sống của hộ nông dân và đặc biệt là trong quá trình thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM. Song để thực hiện thành công quá trình này thì các địa phương đã gặp không ít những khó khăn, vướng mắc đó là:

- Do công tác tuyên truyền chủ trương đến các hộ dân chưa sâu rộng. Việc DĐĐT liên quan đến lợi ích của các hộ dân, nên nhận thức của hộ có khác nhau, có hộ cho là phù hợp với su thế phát triển, có hộ không nhất trí với DĐĐT, có hộ chỉ đồng ý với dồn đổi một số diện tích đất… Để đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, công khai và cùng có lợi, các cấp chính quyền đã phải tổ chức nhiều cuộc họp,

nhiều hình thức tuyên truyền vận động để lấy ý kiến, trong khi nguồn kinh phí nhà nước đầu tư còn hạn chế.

- DĐĐT liên quan đến nhiều vấn đề, dễ nảy sinh mâu thuẫn trong khi đó công tác chỉ đạo ở một số thôn thiếu quyết tâm, kiên trì khi gặp khó khăn đã nảy sinh tư tưởng do dự, ngại khó, sợ va chạm. Một số cán bộ, đảng viên ở thôn do nhận thức, do lợi ích cục bộ, tư lợi riêng… nên không muốn chuyển đổi ruộng đất và gây khó khăn. Cá biệt có địa phương do trình độ năng lực cán bộ có hạn nên trong quá trình thực hiện còn nóng vội, thiếu công khai dân chủ, tuyên truyền giải thích không rõ ràng, thực hiện chưa đầy đủ các bước dẫn đến khiếu kiện.

- Việc công khai một số dự án trên địa bàn có liên quan đến thu hồi đất đã làm cho người dân có tư tưởng trông chờ nhận đền bù, không muốn DĐĐT.

- Một trong những khó khăn lớn nhất đó là DĐĐT là cuộc vận động và chỉ được được thực hiện trên cơ sở có sự đồng thuận của đại đa số nhân dân, bên cạnh đó không có chế tài cụ thể để xử lý các trường hợp cố tình không chấp hành. Mặt khác, tư duy chậm đổi mới của nông dân, truyền thống sản xuất nhỏ lẻ, tự cung tự cấp còn nặng nề; ở một số thôn, việc DĐĐT thực hiện còn hình thức. Định hướng lớn cho sản xuất nông nghiệp chưa có, thiếu các nhà đầu tư thực sự muốn đầu tư vào nông nghiệp.

- DĐĐT là công việc liên qua đến nhiều vấn đề, việc thực hiện quá trình này đòi hỏi tốn rất nhiều công sức, chi phí, song DĐĐT là quy luật khách quan trong quá trình chuyển sang nền sản xuất theo hướng hàng hóa, do đó cần có sự phối hợp chỉ đạo sát sao của các cấp, các ngành để DĐĐT thật sự là cuộc cách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)