Đánh giá chung những mặt đạt được sau DĐĐT cho xây dựng NTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 89 - 92)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng dồn điền đổi thửa cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn

4.1.9. Đánh giá chung những mặt đạt được sau DĐĐT cho xây dựng NTM

4.1.9.1. Tăng cường quản lý Nhà nước về đất đai

quả DĐĐT để cấp lại GCNQSDĐ cho hộ nông dân, tạo điều kiện để người nông dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật; đồng thời quản lý quỹ đất, theo dõi biến động đất đai được chặt chẽ, hạn chế các tiêu cực trong quản lý đất đai.

- Tạo điều kiện tiết kiệm được diện tích bờ vùng, bờ thửa, điều chỉnh các hạn chế trước đây như giao đất thiếu công bằng, dấu diện tích. Vì vậy một số nơi diện tích đất nông nghiệp tăng lên sau DĐĐT.

- Chính sách DĐĐT đã giúp cho việc quản lý quỹ đất công ích của UBND xã quản lý có hiệu quả hơn. Theo quy định của Luật Đất đai, đất công ích (5%) là quỹ đất dành riêng để nhằm mục đích xây dựng các công trình phúc lợi. Diện tích này được các địa phương cho các hộ gia đình, cá nhân thuê, đấu thầu để sản xuất nông nghiệp. Trước DĐĐT quỹ đất công ích do các thôn, xóm quản lý nên phân tán. Sau DĐĐT đất công ích được quy về các vùng tập trung và dồn chuyển vào các vị trí quy hoạch các công trình công cộng của xã, thôn như: trụ sở UBND xã, khu thể thao trung tâm, trường học, nhà văn hóa thôn, nghĩa địa, bãi rác... nên việc sử dụng đất công ích có hiệu quả hơn. Tùy theo từng điều kiện cụ thể của từng xã thì diện tích đất công ích có sự khác nhau nhưng nhìn chung không quá 5% tổng diện tích đất nông nghiệp của địa phương.

4.1.9.2. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi Sau DĐĐT diện tích mỗi thửa đất đã tăng lên đáng kể, hộ nông dân có điều kiện áp dụng các tiến bộ KHKT, thâm canh, tăng vụ và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Một phần vùng đất thấp trũng hoặc vàn cao trước đây chỉ cấy một vụ lúa hoặc hai vụ lúa bấp bênh thì nay được chuyển sang mô hình trang trại VAC hoặc chuyển đổi sang trồng cây ăn quả…

Hiện nay trên địa bàn toàn huyện đã tiến hành phê duyệt quy hoạch đồng ruộng thành vùng chuyên canh, hoàn thiện hệ thống giao thông và thủy lợi để tổ chức sản xuất thâm canh đối với tất cả các xã trên địa bàn.

Sau khi dồn điền, đổi thửa, nhìn chung diện tích đất nông nghiệp và năng suất các loại cây trồng chính đều tăng. Nguyên nhân diện tích các loại cây trồng chính tăng là do việc DĐĐT làm cho đồng ruộng được cải tạo, chủ động được tưới tiêu nên nhân dân đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ khiến cho diện tích các loại cây trồng chính tăng lên, đặc biệt là diện tích lúa xuân, lúa mùa, ngô đông… góp phần làm nâng hệ số sử dụng đất và hiệu quả sử dụng đất trên một đơn vị diện tích.

Việc dồn điền, đổi thửa đã làm cho quy mô thửa ruộng được tăng lên, tạo điều kiện để chăm sóc, tưới tiêu, phòng trừ sâu bệnh và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng và đặc biệt là sự thay đổi giống cây trồng phù hợp đã làm cho năng suất tăng lên rõ rệt.

4.1.9.3. Hoàn chỉnh hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng

Quá trình DĐĐT khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất làm cho quy mô diện tích các thửa ruộng tăng lên. Nhưng đi kèm theo đó là sự tăng nhu cầu dịch vụ sản xuất, đặc biệt là nhu cầu đảm bảo tưới tiêu, vận chuyển sản phẩm và cơ giới hoá trong tương lai. Vì vậy trong triển khai DĐĐT việc mở rộng hệ thống đường giao thông và kiên cố hoá hệ thống thuỷ lợi nội đồng cũng là một trong những mục tiêu quan trọng mà các xã thực hiện DĐĐT trên địa bàn huyện Gia Lâm đã đạt được.

Việc quy hoạch mở rộng diện tích đất giao thông, thuỷ lợi đã góp phần không nhỏ trong việc cải tạo đất, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích của các nông hộ. Với việc tu bổ, mở rộng các tuyến kênh mương góp phần chủ động tưới trong mùa khô hạn, tiêu trong mùa mưa bão đã làm cho diện tích canh tác được tưới tiêu chủ động tăng lên, nhiều cánh đồng trước kia chỉ cấy một vụ hay trồng màu nay nhờ có hệ thống tưới tiêu tương đối hoàn thiện đã làm tăng vụ hoặc chuyển đổi sang trồng khác có giá trị kinh tế cao. Đối với việc mở rộng đất giao thông nội đồng góp phần giảm công lao động khi thu hoạch cũng như công chăm sóc, thăm đồng của các nông hộ góp phần làm giảm chi phí trong sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích.

4.1.9.4. Từng bước đưa cơ giới hóa vào sản xuất

Sau dồn đổi ruộng đất, các biện pháp từ làm đất, gieo cấy, thu hoạch, vận chuyển…đều được áp dụng cơ giới hóa là chủ yếu, giảm dần các biện pháp lao động thủ công. Như vậy một lần nữa khẳng định việc dồn điền đổi thửa đã thúc đẩy hộ nông dân đầu tư máy móc để cơ giới hoá vào trong sản xuất, làm cho năng suất trong lao động nông nghiệp tăng theo và giảm bớt sự căng thẳng, vất vả cho nông dân, đẩy nhanh quá trình CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn trên địa bàn toàn huyện.

4.1.9.5. Tăng bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên khẩu

Sau khi DĐĐT cho thấy với việc rà soát lại quỹ đất, phân bổ lại diện tích đất công ích và việc giảm số lượng các bờ vùng, bờ thửa đã làm tổng diện tích đất sản

xuất nông nghiệp bình quân trên khẩu đều tăng so với thời điểm giao ruộng theo Nghị định số 64/NĐ-CP. Mặc dù đã để trên 5% diện tích đất công ích nhưng có thôn ở xã Dương Quang diện tích tăng nhiều nhất là 17m2/khẩu. Việc tăng diện tích đất sản xuất nông nghiệp trong quá trình DĐĐT là do một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:

- Do được các đơn vị có chuyên môn tổ chức đo đạc diện tích bằng máy và trực tiếp giao ruộng cho nhân dân nên hoàn toàn khách quan, hạn chế được sai sót, gian lận.

- Do làm tốt công tác quy hoạch nên hệ thống bờ vùng, bờ thửa giảm; - Các diện tích đất trước đây do thôn, xóm chia không trung thực, cá biệt có thôn còn dấu diện tích không kê khai hết, nay được đưa vào để quản lý.

- Diện tích đất công ích trước đây mỗi thôn để một kiểu, không theo đúng quy định, có nơi còn để xen kẹt trong các vùng diện tích giao 64 cho hộ, hoặc để thành nhiều mảnh…UBND xã khó quản lý, sau DĐĐT đã được các địa phương dồn lại theo đúng với quy hoạch đã được duyệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)