Tổ chức thực hiện dồn điền đổi thửa cho xây dựng nông thôn mới của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 61)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng dồn điền đổi thửa cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn

4.1.3. Tổ chức thực hiện dồn điền đổi thửa cho xây dựng nông thôn mới của

huyện Gia Lâm

Thực hiện sự chỉ đạo của Thành ủy, UBND thành phố, UBND huyện Gia Lâm đã tổ chức hội nghị triển khai công tác dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp thực hiện xây dựng nông thôn mới tới các đồng chí lãnh đạo huyện, các ngành liên quan, các đồng chí lãnh đạo chủ chốt các xã, thị trấn trên địa bàn toàn huyện. Sau hội nghị trên, Ban chỉ đạo đã triển khai: Kế hoạch số 85/KH-UBND của ban chỉ đạo thực hiện dồn điền, đổi thửa của huyện về thực hiện dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp thực hiện quy hoạch nông thôn mới trên địa bàn huyện với các tổ công tác, các tiểu ban của 20 xã.

Các xã, đã xác định công tác dồn điển, đổi thửa là nhiệm vụ khó khăn phức tạp, theo quy định thì phương án dồn điền đổi thửa đất phải được xây dựng theo đơn vị hành chính xã, do vậy Đảng ủy, UBND xã đã ban hành nghị quyết chuyên đề, tổ chức nhiều cuộc họp để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cả hệ thống chính trị vào cuộc, nhiều xã ngoài Ban quản lý nông thôn mới còn thành lập Ban chỉ đạo và các Tiểu ban DĐĐT thôn. Tập trung tuyên truyền vận động nhân dân, đoàn viên, hội viên thấy rõ lợi ích, mục tiêu, yêu cầu của công cuộc xây dựng nông thôn mới mà bước đầu là dồn điển, đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng tạo vùng sản xuất tập trung, đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. Các xã đã căn cứ quy hoạch chung, Chỉ đạo các Tiểu ban xây dựng quy hoạch của từng thôn, tổ chức họp Ban chỉ đạo, tổ công tác của xã, Tiểu ban của thôn để tiến hành điều tra, kiểm kê, xác định quỹ đất, đồng thời cùng đơn vị tư vấn đo đạc diện tích, xây dựng quy hoạch tổng thể, cắm mốc giao thông, thủy lợi nội đồng, bình nhóm đất, xây dựng phương án dồn đổi, tiến hành bốc thăm và giao đất ngoài thực địa cho hộ gia đình, cá nhân.

Các xã, đã xác định công tác dồn điển, đổi thửa là nhiệm vụ khó khăn phức tạp, theo quy định thì phương án dồn điền đổi thửa đất phải được xây dựng theo đơn vị hành chính xã, do vậy Đảng ủy, UBND xã đã ban hành nghị quyết chuyên đề, tổ chức nhiều cuộc họp để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cả hệ thống chính trị vào cuộc, nhiều xã ngoài Ban quản lý nông thôn mới còn thành lập Ban chỉ đạo và các Tiểu ban DĐĐT thôn. Tập trung tuyên truyền vận động nhân dân, đoàn viên, hội viên thấy rõ lợi ích, mục tiêu, yêu cầu của công cuộc xây dựng nông thôn mới mà bước đầu là dồn điển, đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng tạo vùng sản xuất tập trung, đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. Các xã đã căn cứ quy hoạch chung, Chỉ đạo các Tiểu ban xây dựng quy hoạch của từng thôn, tổ chức họp Ban chỉ đạo, tổ công tác của xã, Tiểu ban của thôn để tiến hành điều tra, kiểm kê, xác định quỹ đất, đồng thời cùng đơn vị tư vấn đo đạc diện tích, xây dựng quy hoạch tổng thể, cắm mốc giao thông, thủy lợi nội đồng, bình nhóm đất, xây dựng phương án dồn đổi, tiến hành bốc thăm và giao đất ngoài thực địa cho hộ gia đình, cá nhân.

Cuối năm 2012 Huyện ủy, UBND huyện Gia Lâm lấy thôn Tự Môn xã Dương Quang để làm điểm thực hiện dồn điền đổi thửa. Đầu năm 2013 tổ chức rút kinh nghiệm việc thực hiện và chỉ đạo các xã triển khai đồng loạt, phấn đấu hoàn thành cơ bản DĐĐT vào năm 2015. Kết quả thực hiện toàn huyện có 5/22 xã, thị trấn cần phải thực hiện DĐĐT gồm các xã: Dương Quang, Lệ Chi, Kim Sơn, Trung Mầu và xã Phú Thị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)