Số lượng học viên học tập tại các trung tâm giáo dục thường xuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thực hiện đề án gắn giáo dục với đào tạo nghề cho học viên của trung tâm giáo dục thường xuyên các huyện vùng cao tỉnh hà giang (Trang 63 - 67)

TT Trung tâm Giáo dục thường xuyên Năm học Tốc độ phát triển % 2012- 2013 2013- 2014 2014- 2015 2013-2014 /2012-2013 2014-2015 /2013-2014 BQ 1 Trung tâm tỉnh 326 302 287 92,64 95,03 93,83 2 Bắc Quang 187 130 147 69,52 113,08 88,66 3 Bắc Mê 106 69 98 65,09 142,03 96,15 4 Đồng Văn 115 85 120 73,91 141,18 102,15 5 Hoàng Su Phì 172 142 111 82,56 78,17 80,33 6 Mèo Vạc 172 73 136 42,44 186,30 88,92 7 Quản Bạ 142 111 138 78,17 124,32 98,58 8 Quang Bình 136 97 117 71,32 120,62 92,75 9 Vị Xuyên 110 129 141 117,27 109,30 113,22 10 Xín Mần 148 131 166 88,51 126,72 105,91 11 Yên Minh 157 145 150 92,36 103,45 97,75 Tổng: 1771 1414 1611 79,84 113,93 95,38

Nguồn: Phòng Giáo dục thường xuyên Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Hà Giang

Học sinh tham gia học nghề có sự thay đổi qua các năm, năm học 2012 - 2013 trên địa bàn tỉnh Hà Giang là 1771 học sinh, đến năm học 2013 - 2014 chỉ còn 1414 học sinh, giảm 357 học sinh, đến năm học 2014 - 2015 số học sinh là 1611 tăng 197 học sinh so với năm học 2013 - 2014, nhưng vẫn giảm 160 học sinh so với năm học 2012 - 2013, huyện có số học sinh giảm dần qua các năm điển hình là trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Hoàng Su Phì. Nguyên nhân của sự sụt giảm số học sinh trên là:

Thứ nhất, sự biến động về thị trường việc làm của Việt Nam, nhiều học

sinh học hết cấp 3, thậm trí học đại học ra trường vẫn thất nghiệp.

Thứ hai, nhiều trung tâm triển khai giáo dục gắn với đào tạo nghề chưa có hiệu

quả, vẫn mang nặng tính lý thuyết, có thực hành nhưng ít, máy móc không đáp ứng.

Thứ ba, đội ngũ giáo viên truyền nghề bản thân thầy cô còn bị hạn chế dẫn

tới kết quả đào tạo nghề còn hạn chế nhiều.

Số lượng học sinh đăng ký các ngành nghề đa dạng hơn, từ hai ngành nghề đào tạo đã tăng lên 6 ngành nghề đào tạo.

Bảng 4.4. Tổng hợp số lượng học sinh đã và đang tham gia học nghề tại các trung tâm giáo dục thường xuyên

TT Ngành nghề Năm Tốc độ phát triển %

2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014 BQ

1 Nông - Lâm nghiệp 396 312 246 78,79 78,85 78,82

2 Công nghệ thông tin 46 114 238 247,83 208,77 227,46

3 Cơ khí - Động lực 90 98 130 108,89 132,65 120,19

4 Điện 114 174 184 152,63 105,75 127,04

5 Giao thông - Xây dựng 24 98 120 408,33 122,45 223,61 6 Dịch vụ - Kinh tế tổng hợp 84 100 130 119,05 130,00 124,40

Tổng: 754 896 1048 1048 116,96 117,89

Nguồn: Phòng Đào tạo các Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Hà Giang

Về tỷ lệ học sinh tham gia học nghề so với tổng số học sinh của các trung tâm giáo dục thường xuyên cũng đạt được kết quả đáng khích lệ. Số học sinh tham gia vào đào tạo nghề ở lĩnh vực Nông - lâm nghiệp có sự giảm dần qua các năm. Năm 2013 lĩnh vực Nông - lâm nghiệp có 396 học sinh tham gia đào tạo nghề đến năm 2015 còn có 246 học sinh, tốc độ giảm bình quân ba năm là 21,15%.

Số học sinh tham gia đào tạo nghề ở các lĩnh vực khác đều tăng, trong đó sự tăng mạnh nhất là đào tạo nghề trong lĩnh vực điện với tốc độ tăng bình quân ba năm là 27,04%, đào tạo trong lĩnh vực công nghệ thông tin tăng 127,46%.

Năm học 2014 - 2015, Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Xín Mần có 310 học viên, trong đó có 265 học viên tham gia học nghề (85,48%). Năm học 2014-2015, Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Mèo Vạc có 165 học viên, trong đó tổng số học viên tham gia học nghề là 154 học viên (93,33%). Như vậy tỷ lệ học sinh tham gia học nghề ở các trung tâm giáo dục thường xuyên là khá cao, tuy nhiên nếu theo chỉ tiêu của Đề án (100% học sinh tham gia học nghề) thì chưa đạt.

Về cơ cấu đào tạo, số lượng học sinh tham gia học nghề tập trung đối với các ngành nông, lâm nghiệp, các ngành đào tạo về công nghiệp, dịch vụ có số lượng học sinh tham gia còn hạn chế.

Việc duy trì sỹ số học sinh đến khi tốt nghiệp chưa cao, gây khó khăn trong việc thực hiện chỉ tiêu đào tạo. Đầu năm học 2014 - 2015, Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Mèo Vạc có 202 học viên, đến cuối năm học còn 165 học viên (giảm 37 học viên chiếm tỷ lệ 22,42 %).

Về đặc điểm, học sinh của các trung tâm giáo dục thường xuyên với thành phần đa dạng về lứa tuổi, địa bàn cư trú, thành phần dân tộc. Có những đối tượng đặc thù như học sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở lần 2, bỏ học nhiều năm giờ tiếp tục đi học lại, một số khác thường trực ý nghĩ bỏ học giữa chừng. Thậm chí có một số học sinh cá biệt rất ngỗ nghịch gây khó khăn cho công tác quản lý của các trung tâm cũng như duy trì sĩ số học sinh.

Học sinh của Trung tâm giáo dục thường xuyên có chất lượng đầu vào thấp một phần vì một số học sinh dự thi nhưng không trúng tuyển vào các trường trung học phổ thông công lập, cho nên vào học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên qua hình thức xét tuyển. Bên cạnh chất lượng đầu vào thấp, phương pháp học tập, động cơ, thái độ học, nền nếp thói quen học tập và kỷ luật học đường của học sinh cũng có nhiều hạn chế so với học sinh hệ trung học phổ thông.

Hộp 4.1. Đặc điểm học sinh của trung tâm giáo dục thường xuyên

Nguồn: Điều tra của tác giả (2015)

Hoàn cảnh kinh tế, điều kiện học tập thường có nhiều khó khăn hơn so với học sinh hệ trung học phổ thông, trong đó một số là nhân lực lao động chính trong gia đình nên điều kiện và thời gian học tập rất khó khăn. Chính vì vậy, mặc dù hầu hết học sinh đều nằm trong diện được miễn học phí và được hưởng trợ cấp, nhưng với số tiền quá thấp (số tiền trợ cấp là 140.000 đồng/tháng/học sinh) nên chi phí sinh hoạt hàng ngày của học sinh càng khó khăn thêm.

4.1.2.3. Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị và chương trình đào tạo tại các Trung tâm giáo dục thường xuyên

a. Cơ sở vật chất, trang thiết bị

Bên cạnh việc sử dụng các cơ sở vật chất hiện có của các trung tâm giáo dục thường xuyên, các cơ sở đào tạo nghề, việc bố trí kinh phí đầu tư xây dựng thêm các phòng học văn hóa của các trung tâm giáo dục thường xuyên, các trang thiết bị dạy nghề được triển khai. Trong đó, việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất (phòng học) được thực hiện từ nguồn kinh phí từ Sở Giáo dục và đào tạo, đầu tư trang thiết bị dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề được thực hiện từ nguồn kinh phí Do đối tượng học viên ở Trung tâm khá đa dạng, phức tạp, trình độ không đồng đều (chủ yếu là dân tộc thiểu số) nên phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý học sinh của Trung tâm giáo dục thường xuyên

của Sở Lao động thương binh và xã hội.

Bảng 4.5. Cơ sở vật chất của các trung tâm Giáo dục thường xuyên phục vụ đào tạo nghề Trung tâm GDTX Hạng mục Tổng số Quy mô (người) Diện tích (m2) Ghi chú Huyện Hoàng Su Phì Phòng học lý thuyết 5 200 400 Kiên cố Phòng học thực hành 2 100 120 Cấp 4 Phòng tin học 1 50 80 Kiên cố Khu thực hành nghề trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm

1 60 300 Ngoài trời

Khu rèn luyện thể chất 1 80 400 Ngoài trời

Huyện Mèo Vạc

Phòng học lý thuyết 3 150 240 Kiên cố

Phòng học thực hành 2 100 120 Cấp 4

Khu thực hành nghề trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm

1 60 300 Ngoài trời

Khu rèn luyện thể chất 1 80 400 Ngoài trời

Nhà lưu trú 02 6 60 Nhà tạm Huyện Xín Mần Phòng học lý thuyết 4 200 320 Kiên cố Phòng học thực hành 2 100 120 Cấp 4 Khu thực hành nghề trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm

1 60 300 Ngoài trời

Khu rèn luyện thể chất 1 80 400 Ngoài trời

Nguồn: Phòng Đào tạo các Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Hà Giang

Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư xây dựng, sửa chữa phòng học, xưởng, máy móc thiết bị giảng dạy, học tập còn được các cấp, các ngành, các trung tâm giáo dục thường xuyên, các cơ sở đào tạo nghề huy động với nhiều hình thức như huy động vốn ngân sách, vốn của tỉnh và nguồn vốn xã hội hóa. Từ các nguồn vốn đầu tư, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo nghề của các trung tâm từng bước được tăng cường không còn tình trạng dạy chay trong quá trình đào tạo nghề.

Qua đây ta thấy cơ sở vật chất của các trung tâm giáo dục thường xuyên tại tỉnh Hà Giang số lượng ít và sơ sài. Chủ yếu vẫn là phòng học ngoài trời, như vậy sẽ không đảm bảo được chất lượng giáo dục kết hợp với đào tạo nghề.

vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo nghề của các trung tâm được tăng cường về quy mô và diện tích của phòng học lý thuyết, phòng học thực hành và khu thực hành nghề. Qua khảo sát tại Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Mèo Vạc, ngoài các phòng học văn hóa, Trung tâm có 1 phòng thư viện, 1 phòng thiết bị. Có 2 máy chiếu phục vụ giảng dạy và học tập.Trang thiết bị đồ dùng học tập, sách giáo khoa phục vụ giảng dạy và học tập bảo đảm. Có 2 nhà tạm (10 phòng) lưu trú của giáo viên, 1 nhà 2 tầng (14 phòng) lưu trú của học viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thực hiện đề án gắn giáo dục với đào tạo nghề cho học viên của trung tâm giáo dục thường xuyên các huyện vùng cao tỉnh hà giang (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)