Các yếu tố bên trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thực hiện đề án gắn giáo dục với đào tạo nghề cho học viên của trung tâm giáo dục thường xuyên các huyện vùng cao tỉnh hà giang (Trang 83 - 87)

4.2.1.1. Công tác tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp

Công tác tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh còn hạn chế. Như đã phân tích ở trên hiệu quả tuyên truyền, hướng nghiệp đạt được nhiều kết quả bên cạnh đó còn những hạn chế với tỷ lệ 11,91% học sinh biết ít về các thông tin dạy nghề. Đây là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng các Trung tâm giáo dục thường xuyên chưa thu hút được nhiều học sinh bao gồm học sinh học bổ túc trung học phổ thông và học sinh học nghề.

Đội ngũ làm công tác tuyển sinh vừa ít vừa không có nghiệp vụ. Đội ngũ làm tư vấn tuyển sinh thường là lãnh đạo và chuyên viên của một số phòng, khoa, thường không ổn định và thiếu chuyên nghiệp dẫn tới chất lượng tư vấn tuyển sinh không cao. Một bộ phận cán bộ, giáo viên của các trung tâm còn chưa quan tâm hỗ trợ công tác tuyển sinh, xem công tác tuyển sinh là nhiệm vụ của bộ phận quản lý đào tạo.

Hoạt động quảng bá, tư vấn tuyển sinh được thực hiện theo mùa vụ, thiếu thường xuyên. Mỗi năm đến mùa tuyển sinh, các nhóm tuyển sinh mới thành lập và về các địa phương để quảng bá các ngành nghề đào tạo của trung tâm, còn các khoảng thời gian khác ít được quan tâm. Hình thức quảng bá, tư vấn tuyển sinh còn đơn điệu, chưa thu hút được sự chú ý của học sinh.

Chất lượng đầu vào của đối tượng tham gia học văn hóa và học nghề còn hạn chế. Đối tượng học sinh đa dạng, không đồng đều, chênh lệch về tuổi tác, trình độ, tâm lý và hoàn cảnh cuộc sống khá phức tạp, thiếu sự quan tâm, chăm sóc và quản lý của gia đình, vừa đi làm vừa đi học, thời gian đầu tư học tập hạn chế, tỉ lệ học viên bỏ học còn cao, ý thức học tập chưa thực sự tốt.

Đánh giá về ý thức học tập của học sinh từ phía giáo viên, và học sinh với tỷ lệ bình thường là 26,74% và không tích cực là 12,79% đã cho thấy chất lượng đầu vào của học sinh và cần phải nâng cao hơn nữa ý thức học tập của học sinh (Bảng 4.20).

Bảng 4.20. Bảng ý thức học nghề của học sinh Đánh giá Ý thức học nghề của học sinh Tích cực (người) (%) Bình thường (người) (%) Không tích cực (người) (%) Giáo viên 24 54,55 11 25,00 9 20,45 Học sinh 28 66,67 12 28,57 2 4,76 Tổng 52 60,47 23 26,74 11 12,79

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2015)

4.2.1.2. Chương trình đào tạo

Chương trình bổ túc trung học phổ thông và chương trình dạy nghề được tiến hành đồng thời ở các trung tâm giáo dục thường xuyên. Như vậy các trung tâm giáo dục thường xuyên đồng thời đảm nhận 2 chức năng, nhiệm vụ với đặc thù khác nhau là kiến thức văn hóa và kiến thức, kĩ năng nghề. Thực tế này dẫn đến việc đầu tư công sức, thời gian cho giảng dạy và học tập có thể bị ảnh hưởng. Khi trung tâm tập trung cho học văn hóa thì ảnh hưởng đến học nghề và khi trung tâm tập trung cho học nghề thì ảnh hưởng đến học văn hóa.

Đánh giá về những khó khăn của học sinh khi vừa phải tham gia học văn hóa và học nghề, đặc biệt là về thời gian của cả giáo viên là 72,73% và học sinh là 61,74% đặt ra vấn đề cần phải bố trí, sắp xếp thời gian vừa học văn hóa, vừa học nghề sao cho hợp lý.

Bảng 4.21. Bảng khó khăn chủ yếu của học sinh khi vừa học văn hóa vừa học nghề

Đánh giá

Khó khăn của học sinh Không có thời gian (người) Tỷ lệ đánh giá (%) Tốn nhiều tiền (người) Tỷ lệ đánh giá (%) Không tiếp thu được (người) Tỷ lệ đánh giá (%) Giáo viên 32 72,73 5 11,36 7 15,91 Học sinh 26 61,91 3 7,14 13 30,95 Tổng 58 67,44 8 9,30 20 23,26

Thực hiện phỏng vấn sâu đối với học sinh ở trung tâm giáo dục thường xuyên cũng khẳng định thực tế là tham gia đồng thời hai chương trình gây ra những khó khăn về thời gian đối với học sinh.

Hộp 4.6. Hộp khó khăn của học sinh vừa học văn hóa vừa học nghề

Nguồn: Điều tra của tác giả (2015)

Thế mạnh vốn có của các trung tâm giáo dục thường xuyên vẫn là dạy văn hóa. Khi tập trung cho việc dạy nghề thì các Trung tâm đang làm mất đi thế mạnh này, trong khi chức năng, nhiệm vụ dạy nghề chưa phải là một thế mạnh của các trung tâm giáo dục thường xuyên như các trường dạy nghề.

4.2.1.3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy, học tập văn hóa và đào tạo nghề

Phòng học của trung tâm chưa đảm bảo về diện tích, ánh sáng, chật hẹp, nóng bức, còn chắp vá, thiếu đồng bộ. Sau nhiều năm, cơ sở vật chất, trang thiết bị của các trung tâm giáo dục thường xuyên xuống cấp, không đồng bộ, nhà xưởng thực hành chưa được đầu tư xây dựng nên chất lượng dạy, học bị ảnh hưởng. Trong đó đáng chú ý là do mối liên kết giữa học lý thuyết và thực hành không được thực hiện đồng bộ, từ đó làm giảm kỹ năng thực hành, năng lực đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động của người học cũng như mở ra cơ hội việc làm sau khi hoàn thành khóa học.

Hộp 4.7. Về thiết bị, vật tư thực hành

Nguồn: Điều tra của tác giả (2015 )

Đôi khi thầy cô dạy lý thuyết xong nhưng vật tư thực hành chưa cung ứng kịp thời dẫn đến tình trạng học chay (tuy nhiên tình trạng này xảy ra không nhiều).

Lý Văn Chầu, học sinh lớp Trồng cây lương thực thực phẩm K8 ở Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Mèo Vạc

Khi chúng em tham gia học 2 chương trình cùng một thời điểm, sáng học văn hóa, chiều học nghề. Cả hai chương trình học đều có phần bài tập về nhà cho nên thời gian nghỉ ngơi không có. Nhiều hôm buổi tối về mệt cho nên không làm hết được bài tập mà thầy cô giao cho.

Học sinh Giàng Thị Máy, lớp Chăn nuôi thú y K8, Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Mèo Vạc

Việc liên kết đào tạo với các trường dạy nghề tăng cường cơ hội cho việc tiếp cận với cơ sở vật chất, trang thiết bị tốt, tuy nhiên đây là hai cơ sở đào tạo khác nhau nên hạn chế cơ hội tiếp cận của giáo viên và học sinh.

Học sinh của các trung tâm phần lớn thuộc diện chính sách (học sinh là người dân tộc thiểu số ở các xã vùng III, học sinh nội trú là người dân tộc, hộ nghèo) được hưởng trợ cấp, miễn giảm học phí nên phần thu của các trung tâm dành cho đầu tư cơ sở vật chất rất khó khăn. Hàng năm trung tâm được cấp kinh phí đầu tư xây dựng và mua sắm trang thiết bị dạy nghề chủ yếu từ hai nguồn là kinh phí xây dựng cơ bản tập trung của tỉnh và kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia đầu tư tăng cường năng lực dạy nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phân bổ. Do đó đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị của các trung tâm là rất khó khăn.

4.2.1.4. Đội ngũ giáo viên của cơ sở dạy nghề

Ủy Ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập các trung tâm giáo dục thường xuyên và xác định số lượng. Tuy nhiên trong quá trình phát triển, việc bổ sung đội ngũ giáo viên tuỳ theo từng huyện. Giáo viên được tuyển dụng về các trung tâm giáo dục thường xuyên chủ yếu đảm nhận nhiệm vụ dạy bổ túc văn hoá trung học phổ thông.

Khi có nhu cầu về giáo viên dạy nghề, các trung tâm phải điều động giáo viên dạy văn hóa như Toán, Tin học sang tổ dạy nghề và hợp đồng thỉnh giảng với giáo viên bên ngoài từ đó dẫn đến chất lượng đào tạo kém hiệu quả, đồng bộ. Do đó việc kiểm tra, dự giờ, thăm lớp, rút kinh nghiệm, đánh giá chuyên môn về dạy nghề gặp nhiều khó khăn. Các phương pháp giảng dạy tích về nghề do đó cũng ít có điều kiện được đổi mới.

Đáng giá về chất lượng của đội ngũ giáo viên dạy nghề, nhất là từ phía học sinh với tỷ lệ 16,67% ở mức bình thường cho thấy việc dạy nghề của giáo viên còn những hạn chế nhất định cần phải khắc phục.

Bảng 4.2.2. Đánh giá chất lượng giáo viên dạy nghề

Đánh giá Chất lượng giáo viên

Tốt (%) Trung bình (%) Yếu (%)

Giáo viên 41 93,18 3 6,82 0 0,00

Học sinh 35 83,33 7 16,67 0 0,00

Tổng 76 88,37 10 11,63 0 0,00

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thực hiện đề án gắn giáo dục với đào tạo nghề cho học viên của trung tâm giáo dục thường xuyên các huyện vùng cao tỉnh hà giang (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)