Cơ sở vật chất, tài chính, thiết bị vật tư thực hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thực hiện đề án gắn giáo dục với đào tạo nghề cho học viên của trung tâm giáo dục thường xuyên các huyện vùng cao tỉnh hà giang (Trang 79)

Hộp 4.8 Hộp gắn dạy lý thuyết với thực hành

4 Cơ sở vật chất, tài chính, thiết bị vật tư thực hành

thiết bị vật tư thực hành 32 72,72 6 13,64 6 13,64 5 Thực hiện quy chế kiểm

tra, thi, đánh giá học sinh 34 77,27 8 18,18 2 4,55 Nguồn: Số liệu điều tra (2015 )

Đối với hoạt động của giáo viên, đánh giá về chất lượng quản lý đối với hoạt động dạy của giáo viên qua thời khóa biểu ở mức độ tốt rất cao với tỷ lệ 90,90% so với các hoạt động tổ chức kiểm tra nội dung giờ giảng của giáo viên (75,00%), tổ chức đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ giảng dạy (72,73%). Kết quả này đã khẳng định để quản lý tốt hoạt động của giáo viên cần thiết phải xây dựng những quy định cụ thể, chặt chẽ (Bảng 4.17).

Bảng 4.17. Chất lượng quản lý đối với hoạt động của giáo viên

TT Nội dung khảo sát

Mức độ thực hiện Tốt (người) CC (%) Khá (người) CC (%) Trung bình (người) CC (%)

1 Hoạt động dạy của giáo viên

qua thời khóa biểu 40 90,90 2 4,55 2

4,55 2 Tổ chức kiểm tra nội dung giờ

giảng của giáo viên 33 75,00 9 20,45 2

4,55 3 Tổ chức đánh giá kết quả thực

hiện nhiệm vụ giảng dạy 32 72,73 8 18,18 4

9,09

Nguồn: Số liệu điều tra (2015 )

Thực tế việc quản lí giáo viên khi tham gia dạy nghề ở các trung tâm giáo dục thường xuyên nhìn chung chưa thực sự chặt chẽ, việc giám sát giáo viên thực hiện đầy đủ số giờ, số tiết, thời gian ra vào lớp, sĩ số học sinh còn chưa thực sự tốt. Việc quy định trách nhiệm trong liên kết đào tạo giữa Trường Cao đẳng nghề tỉnh Hà Giang với các trung tâm giáo dục thường xuyên chưa rõ ràng nên phần nào đã ảnh hưởng tới chất lượng quản lý đối với hoạt động của giáo viên.

Bảng 4.18. Đánh giá chất lượng quản lí cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo nghề

TT Nội dung khảo sát

Mức độ thực hiện Tốt (người) CC (%) Khá (người) CC (%) Trung bình (người) CC (%) 1

Xây dựng các quy định, quy chế trong sử dụng vật tư thực hành, trang thiết bị đào tạo

37 84,09 5 11,36 2 4,55

2 Kiểm tra, giám sát sử dụng trang

thiết bị, vật tư thực hành 38 86,36 3 6,82 3 6,62 3 Huy động các nguồn lực đầu tư

trang thiết bị, vật tư thực hành 32 72,73 7 15,91 5 11,36

Nguồn: Số liệu điều tra (2015 )

Về chất lượng quản lý đối với cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo nghề, kết quả khảo sát cho thấy chất lượng quản lý đối với các nội dung bao gồm xây dựng các quy định, quy chế trong sử dụng vật tư thực hành, trang thiết bị đào tạo, kiểm tra, giám sát sử dụng trang thiết bị, vật tư thực hành, huy động

các nguồn lực đầu tư trang thiết bị, vật tư thực hành là khá tốt với các tỷ lệ tốt tương ứng là 84,09; 86,36 và 72,73. Tuy nhiên, đối với việc huy động các nguồn lực đầu tư trang thiết bị, vật tư thực hành, tỷ lệ 11,36 của đánh giá ở mức bình thường đã cho thấy sự hạn chế của việc quản hoạt động này (Bảng 4.18).

Từ đánh giá về chất lượng hoạt động quản lý đối với từng lĩnh vực, kết quả khảo sát cũng cho thấy mức độ đánh giá về chất lượng quản lý hoạt động dạy văn hóa gắn đào tạo nghề nói chung ở mức độ tốt của cả 2 nhóm cán bộ quản lý và giáo viên là khá cao với tỷ lệ tương ứng là 83,33% và 78,12%. Tuy nhiên đánh giá ở mức trung bình với tỷ lệ 9,38% của giáo viên cho thấy phần nào hạn chế của công tác quản lý (Bảng 4.19).

Bảng 4.19. Đánh giá chất lượng thực hiện quản lý dạy văn hóa gắn đào tạo nghề gắn đào tạo nghề

Mức độ đánh giá

Đánh giá của cán

bộ quản lí Đánh giá của GV Chung Số lượng (người) CC (%) Số lượng (người) CC (%) Số lượng (người) CC (%) Tốt 10 83,33 25 78,12 35 79,55 Khá 2 16,67 4 12,50 6 13,64 Trung bình 0 0,00 3 9,38 3 6,81

Nguồn: Số liệu điều tra (2015 )

Công tác phối hợp: Các trung tâm giáo dục thường xuyên đã phối hợp tốt với các cơ quan chức năng trong thực hiện quản lý đào tạo, xây dựng mối quan hệ với các tổ chức đoàn thể, các cơ sở xã, phường, các huyện trong tổ chức, tuyên truyền, tư vấn, hướng nghiệp, trong tuyển sinh, mở rộng quy mô, chất lượng đào tạo, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo, bố trí đội ngũ giáo viên, thực hiện công tác quản lý đạt được nhiều kết quả, tăng cường nguồn lực thực hiện gắn giáo dục với đào tạo nghề.

Trong các nội dung phối hợp, các trung tâm giáo dục thường xuyên đã phối hợp tốt với các cơ sở đào tạo nghề như trường Cao đẳng nghề, trường Trung cấp nghề, Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh và các trung tâm ngoại ngữ, tin học để tổ chức các lớp chuyên đề và hướng nghiệp dạy nghề, thu hút đông đảo học viên tham gia. Các chương trình liên kết đào tạo giữa Trung tâm với các tổ chức, cơ sở đào tạo khác được xây dựng phù hợp với nhu cầu của học viên như chuyên đề về kỹ thuật nuôi bò thịt, kỹ thuật nuôi lợn nái, thú y, trồng cây lương thực, thực phẩm, xây dựng, nghề điện dân dụng, gia công, thiết kế sản phẩm mộc…

Bên cạnh đó, công tác phối hợp như phối hợp kiểm tra hoạt động giảng dạy của giáo viên tại các trung tâm giáo dục thường xuyên cũng gặp nhiều khó khăn do những quy định còn thiếu rõ ràng, cụ thể đối với các trung tâm giáo dục thường xuyên và cơ sở đào tạo nghề.

Cơ chế phối hợp giữa các trung tâm giáo dục thường xuyên còn thiếu sự thống nhất, đồng bộ, thông tin hai chiều chưa kịp thời khiến cho công tác quản lí gặp nhiều khó khăn, hiệu quả chưa cao.

4.1.3.2. Những hạn chế của việc thực hiện đề án gắn giáo dục với đào tạo nghề

Thứ nhất, công tác tuyên truyền chưa hiệu quả, chưa thu hút được học

sinh, mục tiêu đề án đặt ra là phải tuyên truyền được 1611 học sinh, nhưng chỉ có 1523 em biết đạt 94,54%. Trong số đó có tới 85% số em học sinh biết qua về đề án, còn 15% số học sinh biết rõ về đề án.

Thứ hai, công tác tuyển sinh không đạt chỉ tiêu, số học sinh tuyển sinh

được có sự tăng lên, nhưng tốc độ tăng vẫn chậm, có sự chuyển hướng đào tạo nghề từ nông - lâm nghiệp sang các ngành điện, cơ khí, dịch vụ dần dần làm mất cân đối trong cơ cấu đào tạo nghề.

Thứ ba, Số lượng giáo viên - cán bộ đào tao, hành chính có sự sụt giảm

qua các năm, năm 2013 là 241 người, đến năm 2015 là 220 người giảm 19 người, có nhiều thầy cô bỏ nghề giáo vì lương họ nhận được thấp không đủ trang trải cuộc sống. Trình độ chuyên môn, tay nghề của giáo viên dạy thực hành chưa đủ trình dạy những phần thực hành khó, chuyên ngành sâu do vậy các trung tâm phải đi thuê, dẫn đến tình trạng bị động về nguồn giáo viên dạy thực hành nghề và kéo theo chi phí cho đào tạo nghề tăng.

Thứ tư, cơ sở vật chất hiện tại một số trung tâm giáo dục thường xuyên

chưa đáp ứng đủ, phòng học vẫn còn phòng tạm, số máy tính thực hành chỉ đạt 97,40% so với đề án, máy cơ khí đạt 71,05% chủ yếu là máy cũ, lạc hậu.

Thứ năm, do nhận thức của học sinh vùng cao còn hạn chế nhiều, kinh tế

khó khăn nhiều em học sinh không theo hết cấp học, bỏ học ngang trừng.

Thứ sáu, tác động của môi trường việc làm hiện nay, đang thừa thầy, thiếu

thợ do vậy nhiều em học sinh không muốn học đi làm luôn.

Thứ bảy: kinh phí dành cho giáo dục đào tạo nghề còn rất ít, không đủ để

4.2. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GẮN GIÁO DỤC VỚI ĐÀO TẠO NGHỀ GẮN GIÁO DỤC VỚI ĐÀO TẠO NGHỀ

4.2.1. Các yếu tố bên trong

4.2.1.1. Công tác tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp

Công tác tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh còn hạn chế. Như đã phân tích ở trên hiệu quả tuyên truyền, hướng nghiệp đạt được nhiều kết quả bên cạnh đó còn những hạn chế với tỷ lệ 11,91% học sinh biết ít về các thông tin dạy nghề. Đây là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng các Trung tâm giáo dục thường xuyên chưa thu hút được nhiều học sinh bao gồm học sinh học bổ túc trung học phổ thông và học sinh học nghề.

Đội ngũ làm công tác tuyển sinh vừa ít vừa không có nghiệp vụ. Đội ngũ làm tư vấn tuyển sinh thường là lãnh đạo và chuyên viên của một số phòng, khoa, thường không ổn định và thiếu chuyên nghiệp dẫn tới chất lượng tư vấn tuyển sinh không cao. Một bộ phận cán bộ, giáo viên của các trung tâm còn chưa quan tâm hỗ trợ công tác tuyển sinh, xem công tác tuyển sinh là nhiệm vụ của bộ phận quản lý đào tạo.

Hoạt động quảng bá, tư vấn tuyển sinh được thực hiện theo mùa vụ, thiếu thường xuyên. Mỗi năm đến mùa tuyển sinh, các nhóm tuyển sinh mới thành lập và về các địa phương để quảng bá các ngành nghề đào tạo của trung tâm, còn các khoảng thời gian khác ít được quan tâm. Hình thức quảng bá, tư vấn tuyển sinh còn đơn điệu, chưa thu hút được sự chú ý của học sinh.

Chất lượng đầu vào của đối tượng tham gia học văn hóa và học nghề còn hạn chế. Đối tượng học sinh đa dạng, không đồng đều, chênh lệch về tuổi tác, trình độ, tâm lý và hoàn cảnh cuộc sống khá phức tạp, thiếu sự quan tâm, chăm sóc và quản lý của gia đình, vừa đi làm vừa đi học, thời gian đầu tư học tập hạn chế, tỉ lệ học viên bỏ học còn cao, ý thức học tập chưa thực sự tốt.

Đánh giá về ý thức học tập của học sinh từ phía giáo viên, và học sinh với tỷ lệ bình thường là 26,74% và không tích cực là 12,79% đã cho thấy chất lượng đầu vào của học sinh và cần phải nâng cao hơn nữa ý thức học tập của học sinh (Bảng 4.20).

Bảng 4.20. Bảng ý thức học nghề của học sinh Đánh giá Đánh giá Ý thức học nghề của học sinh Tích cực (người) (%) Bình thường (người) (%) Không tích cực (người) (%) Giáo viên 24 54,55 11 25,00 9 20,45 Học sinh 28 66,67 12 28,57 2 4,76 Tổng 52 60,47 23 26,74 11 12,79

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2015)

4.2.1.2. Chương trình đào tạo

Chương trình bổ túc trung học phổ thông và chương trình dạy nghề được tiến hành đồng thời ở các trung tâm giáo dục thường xuyên. Như vậy các trung tâm giáo dục thường xuyên đồng thời đảm nhận 2 chức năng, nhiệm vụ với đặc thù khác nhau là kiến thức văn hóa và kiến thức, kĩ năng nghề. Thực tế này dẫn đến việc đầu tư công sức, thời gian cho giảng dạy và học tập có thể bị ảnh hưởng. Khi trung tâm tập trung cho học văn hóa thì ảnh hưởng đến học nghề và khi trung tâm tập trung cho học nghề thì ảnh hưởng đến học văn hóa.

Đánh giá về những khó khăn của học sinh khi vừa phải tham gia học văn hóa và học nghề, đặc biệt là về thời gian của cả giáo viên là 72,73% và học sinh là 61,74% đặt ra vấn đề cần phải bố trí, sắp xếp thời gian vừa học văn hóa, vừa học nghề sao cho hợp lý.

Bảng 4.21. Bảng khó khăn chủ yếu của học sinh khi vừa học văn hóa vừa học nghề vừa học nghề

Đánh giá

Khó khăn của học sinh Không có thời gian (người) Tỷ lệ đánh giá (%) Tốn nhiều tiền (người) Tỷ lệ đánh giá (%) Không tiếp thu được (người) Tỷ lệ đánh giá (%) Giáo viên 32 72,73 5 11,36 7 15,91 Học sinh 26 61,91 3 7,14 13 30,95 Tổng 58 67,44 8 9,30 20 23,26

Thực hiện phỏng vấn sâu đối với học sinh ở trung tâm giáo dục thường xuyên cũng khẳng định thực tế là tham gia đồng thời hai chương trình gây ra những khó khăn về thời gian đối với học sinh.

Hộp 4.6. Hộp khó khăn của học sinh vừa học văn hóa vừa học nghề

Nguồn: Điều tra của tác giả (2015)

Thế mạnh vốn có của các trung tâm giáo dục thường xuyên vẫn là dạy văn hóa. Khi tập trung cho việc dạy nghề thì các Trung tâm đang làm mất đi thế mạnh này, trong khi chức năng, nhiệm vụ dạy nghề chưa phải là một thế mạnh của các trung tâm giáo dục thường xuyên như các trường dạy nghề.

4.2.1.3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy, học tập văn hóa và đào tạo nghề

Phòng học của trung tâm chưa đảm bảo về diện tích, ánh sáng, chật hẹp, nóng bức, còn chắp vá, thiếu đồng bộ. Sau nhiều năm, cơ sở vật chất, trang thiết bị của các trung tâm giáo dục thường xuyên xuống cấp, không đồng bộ, nhà xưởng thực hành chưa được đầu tư xây dựng nên chất lượng dạy, học bị ảnh hưởng. Trong đó đáng chú ý là do mối liên kết giữa học lý thuyết và thực hành không được thực hiện đồng bộ, từ đó làm giảm kỹ năng thực hành, năng lực đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động của người học cũng như mở ra cơ hội việc làm sau khi hoàn thành khóa học.

Hộp 4.7. Về thiết bị, vật tư thực hành

Nguồn: Điều tra của tác giả (2015 )

Đôi khi thầy cô dạy lý thuyết xong nhưng vật tư thực hành chưa cung ứng kịp thời dẫn đến tình trạng học chay (tuy nhiên tình trạng này xảy ra không nhiều).

Lý Văn Chầu, học sinh lớp Trồng cây lương thực thực phẩm K8 ở Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Mèo Vạc

Khi chúng em tham gia học 2 chương trình cùng một thời điểm, sáng học văn hóa, chiều học nghề. Cả hai chương trình học đều có phần bài tập về nhà cho nên thời gian nghỉ ngơi không có. Nhiều hôm buổi tối về mệt cho nên không làm hết được bài tập mà thầy cô giao cho.

Học sinh Giàng Thị Máy, lớp Chăn nuôi thú y K8, Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Mèo Vạc

Việc liên kết đào tạo với các trường dạy nghề tăng cường cơ hội cho việc tiếp cận với cơ sở vật chất, trang thiết bị tốt, tuy nhiên đây là hai cơ sở đào tạo khác nhau nên hạn chế cơ hội tiếp cận của giáo viên và học sinh.

Học sinh của các trung tâm phần lớn thuộc diện chính sách (học sinh là người dân tộc thiểu số ở các xã vùng III, học sinh nội trú là người dân tộc, hộ nghèo) được hưởng trợ cấp, miễn giảm học phí nên phần thu của các trung tâm dành cho đầu tư cơ sở vật chất rất khó khăn. Hàng năm trung tâm được cấp kinh phí đầu tư xây dựng và mua sắm trang thiết bị dạy nghề chủ yếu từ hai nguồn là kinh phí xây dựng cơ bản tập trung của tỉnh và kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia đầu tư tăng cường năng lực dạy nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phân bổ. Do đó đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị của các trung tâm là rất khó khăn.

4.2.1.4. Đội ngũ giáo viên của cơ sở dạy nghề

Ủy Ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập các trung tâm giáo dục thường xuyên và xác định số lượng. Tuy nhiên trong quá trình phát triển, việc bổ sung đội ngũ giáo viên tuỳ theo từng huyện. Giáo viên được tuyển dụng về các trung tâm giáo dục thường xuyên chủ yếu đảm nhận nhiệm vụ dạy bổ túc văn hoá trung học phổ thông.

Khi có nhu cầu về giáo viên dạy nghề, các trung tâm phải điều động giáo viên dạy văn hóa như Toán, Tin học sang tổ dạy nghề và hợp đồng thỉnh giảng với giáo viên bên ngoài từ đó dẫn đến chất lượng đào tạo kém hiệu quả, đồng bộ. Do đó việc kiểm tra, dự giờ, thăm lớp, rút kinh nghiệm, đánh giá chuyên môn về dạy nghề gặp nhiều khó khăn. Các phương pháp giảng dạy tích về nghề do đó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thực hiện đề án gắn giáo dục với đào tạo nghề cho học viên của trung tâm giáo dục thường xuyên các huyện vùng cao tỉnh hà giang (Trang 79)