Thực tiễn thực hiện gắn giáo dục và đào tạo nghề của một số nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thực hiện đề án gắn giáo dục với đào tạo nghề cho học viên của trung tâm giáo dục thường xuyên các huyện vùng cao tỉnh hà giang (Trang 32 - 39)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về gắn giáo dục với đào tạo nghề

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Thực tiễn thực hiện gắn giáo dục và đào tạo nghề của một số nước

trên thế giới

2.2.1.1. Nhật Bản

Theo Cảnh Chí Hoàng và Trần Vĩnh Hoàng (2013), Nhật Bản đã hình thành mối quan hệ khăng khít giữa đào tạo kỹ thuật ở trường cấp 2 cơ sở với các môn kỹ thuật và đào tạo kỹ năng ở trường trung học phổ thông và sự liên thông với cao đẳng chuyên nghiệp sau khi tốt nghiệp ở cấp phổ thông.

Các loại trường kỹ thuật của Nhật Bản bao gồm loại chỉ đào tạo trong 3 năm cho học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở (gọi là Trung học kỹ thuật hay Trung học chuyên nghiệp, kết hợp giữa giáo dục phổ cập và dạy nghề), loại 5 năm (gọi là Cao đẳng kỹ thuật), loại trường đào tạo chuyên ngành như y tế cộng đồng, y tá, dược tá, chăm sóc người già của nhà nước (2-3 năm theo yêu cầu của bộ môn), loại trường chuyên tu (tư nhân) là những cơ sở dạy nghề cụ thể như Hớt tóc, cắm hoa, dạy tiếng nước ngoài, văn hóa đời sống, đầu bếp (thường là 1-2 năm, nằm ngoài hệ thống đào tạo của giáo dục của nhà nước). Ngoài ra còn có Trung tâm huấn luyện nghề (của quận, huyện, thành phố) công lập là cơ sở đào tạo nghề mới (hoàn toàn miễn phí) cho những người muốn đổi nghề, về hưu không giới hạn tuổi tác để giải quyết tình trạng thất nghiệp.

Cơ sở của hệ thống giáo dục của Nhật Bản hiện đại là giáo dục phổ cập 9 năm, mang tính cưỡng bách. Chế độ cưỡng bách giáo dục với 9 năm này gồm 6 năm tại trường tiểu học và 3 năm tại trường trung học cơ sở (cấp 2). Trên thực tế, tất cả (gần 100%) học sinh Nhật Bản hoàn tất chương trình giáo dục phổ cập cưỡng bách này. Sau khi tốt nghiệp cấp 2, khoảng 95% học sinh tiếp tục lên cấp 3 phổ thông hoặc chọn vào một trường trung học kỹ thuật, hay trường chuyên tu để học nghề cụ thể.

Nhật Bản đã ý thức được tầm quan trọng của việc đẩy mạnh sự phát triển các chương trình giáo dục khoa học và kỹ thuật. Một trong những chính sách được chính phủ Nhật Bản áp dụng vào cuối năm 1957 là việc đưa các môn kỹ thuật thành môn bắt buộc tại tất cả các trường cấp 2 cơ sở bắt đầu vào năm 1958. Với việc đưa chương trình đào tạo kỹ thuật vào các trường cấp 2 cơ sở, môn giáo dục hướng nghiệp dạy nghề đã có trước đây được chuyển sang các trường phổ thông trung học (cấp 3) như là một môn học tự chọn.

Mục tiêu chủ yếu của môn đào tạo kỹ thuật ở trường cấp 2 cơ sở là nhằm giúp học sinh nắm các kỹ năng cơ bản thông qua kinh nghiệm sản xuất, am hiểu công nghệ hiện đại và thúc đẩy những hiểu biết và thái độ cần thiết để ứng dụng như thông qua kinh nghiệm về thiết kế và thực hành, nuôi dưỡng các kỹ năng thuyết trình, sáng tạo và những thái độ hợp lý trong khi giải quyết sự việc, thông qua kinh nghiệm sản xuất, điều hành máy móc, thiết bị, giúp học sinh hiểu mối quan hệ mật thiết giữa công nghệ và cuộc sống và nuôi dưỡng mối quan tâm phát triển công nghệ và ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày. Nội dung chủ yếu bao gồm như thiết kế và đồ hoạ, chế biến gỗ và nghề kim loại, máy móc, điện tử và

chăn nuôi trồng trọt. Chương trình đào tạo công nghệ được phân phối với tổng số 105 giờ trong mỗi cấp lớp ở trường cấp 2 cơ sở.

Vào năm 1960, chính phủ Nhật Bản bắt đầu nhân đôi số lượng các trường trung học kỹ thuật. Trong suốt thời kỳ này, các trường kỹ thuật 5 năm gọi là trường Cao đẳng chuyên nghiệp dành cho học sinh tốt nghiệp cấp trung học cơ sở được thành lập.

Nhằm đáp ứng tình trạng thiếu hụt giáo viên môn kỹ thuật có tay nghề, các trường cao đẳng sư phạm kỹ thuật 3 năm đã được thành lập để bổ sung. Các trường cao đẳng này được liên kết với khoa kỹ thuật công nghệ tại các trường đại học công lập Nhật Bản. Trong suốt những năm 1960, mỗi trường cao đẳng đào tạo nghề này thu nhận khoảng 900 sinh viên/năm và chỉ sau 3 năm đào tạo bổ sung, lực lượng giáo viên dạy nghề tăng lên một cách nhanh chóng.

Đối với cấp phổ thông trung học, Bộ Giáo dục đã điều chỉnh lại các lớp kỹ thuật để khuyến khích phát triển các kỹ năng cơ bản và sự linh động trong ứng dụng. Trong các môn học cơ bản, Bộ Giáo dục khuyến khích sử dụng máy vi tính cho bộ môn khoa học và toán học. Tất cả các sinh viên học nghề đều phải học một môn công nghệ thông tin có liên quan đến chuyên ngành của họ như xử lý thông tin nông nghiệp và xử lý thông tin kinh tế gia đình. Một trong những nội dung chấn chỉnh quan trọng nhất của các lớp kỹ thuật ở cấp phổ thông trung học là phần giới thiệu các lớp giải quyết vấn đề phức hợp như “cơ điện tử”, “ứng dụng cơ điện tử” và nghiên cứu dự án độc lập.

Ngay từ đầu, phương pháp giảng dạy kỹ thuật của Nhật theo thực nghiệm, dựa trên phương pháp luận của việc lập trình. Các lớp kỹ thuật thường được chia ra thành lớp lý thuyết và lớp thực hành. Các lớp thực hành (thí nghiệm) thường có ít sinh viên hơn các lớp lý thuyết. Trung bình mỗi lớp học gồm 40 học viên. Gần đây, các hoạt động mới của lập trình đang cố gắng kết hợp các lĩnh vực kỹ thuật khác nhau với nội dung lý thuyết tương ứng phù hợp.

Sách giáo khoa sử dụng trong các trường giáo dục bắt buộc và các trường phổ thông trung học đều được các công ty xuất bản tư nhân biên soạn và phát hành theo sự kiểm định và chấp thuận của Bộ Giáo dục. Tất cả các sách giáo khoa bắt buộc, sách giảng dạy kỹ thuật đều được phát miễn phí cho học sinh.

Có thể nói rằng Nhật đã tìm cách đẩy mạnh việc hướng nghiệp, đào tạo nghề cho lứa tuổi trung học cơ sở lẫn trung học phổ thông với nhiều phương cách linh hoạt nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Nhật Bản.

2.2.1.2. Kinh nghiệm của Đức

Theo Trịnh Xuân Thắng (2014), sự phát triển giáo dục và đào tạo ở Đức được chỉ đạo bởi một quan điểm xuyên suốt là chỉ có những người được giáo dục và đào tạo tốt mới đưa nước Đức vào vị trí hàng đầu trong cuộc chạy đua toàn cầu và đồng thời tự mình tham gia một cách tốt nhất vào sự phát triển đó.

Ở Đức, việc phân luồng sớm học sinh phổ thông được thực hiện ngay từ cấp trung học cơ sở. Cấp trung học cơ sở được thiết kế để trang bị cho học sinh đủ trình độ đáp ứng các yêu cầu của trung học phổ thông dẫn đến một trình độ nghề nghiệp. Học sinh tốt nghiệp các loại trường trung học cơ sở được tiếp tục học lên theo các luồng ưu tiên trung học phổ thông, trung học nghề (giáo dục phổ thông kết hợp với giáo dục nghề nghiệp) và giáo dục nghề nghiệp là chủ yếu.

Sự gắn kết giữa đào tạo nhân lực với phát triển kinh tế, nhu cầu của thị trường lao động ở Đức cũng rất chặt chẽ. Nhu cầu lao động của các công ty được đáp ứng một cách phù hợp thông qua việc ký hợp đồng đào tạo, bồi dưỡng nghề với học sinh, người lao động. Kế hoạch triển khai đào tạo nghề do các bang, các địa phương xác định tùy thuộc vào sự phát triển của cơ cấu kinh tế, thị tường lao động. Để phục vụ cho chức năng hoạt động của hệ thống nghề, Đức có một cơ sở hạ tầng thông tin bao quát trên diện rộng về các lĩnh vực ngành nghề.

Trong hệ thống các trường đại học của Đức có hai loại trường tạo thành hai trụ cột phân biệt nhau là trường đại học khoa học hay đại học nghiên cứu và trường đại học thực hành. Các trường đại học thực hành có đặc trưng là gắn liền với thực tiễn, thời gian đào tạo chỉ 3 đến 4 năm, nghiên cứu ở các trường này đóng vai trò ít hơn và chỉ giới hạn ở những nghiên cứu và triển khai theo hướng ứng dụng. Hiện nay, ở Đức có chính sách liên thông từ đại học thực hành sang đào tạo sau đại học ở các trường đại học tổng hợp đảm bảo nhu cầu của mọi người dân. Sở hữu tư nhân trong khu vực đại học thực hành mạnh hơn nhiều so với đại học tổng hợp.

Chính phủ Đức huy động sự tham gia tích cực và hiệu quả của các lực lượng xã hội vào đào tạo nhân lực. Các nhà máy, doanh nghiệp ở Đức tự nguyện tham gia đào tạo nghề trong hệ thống song hành. Các xí nghiệp tư nhân cũng như các cơ quan, tổ chức tham gia đào tạo ngoài xí nghiệp được thực hiện việc đào tạo nghề một cách rộng rãi nhưng phải tuân thủ các quy định của Nhà nước trong luật dạy nghề.

2.2.1.3. Kinh nghiệm của Úc

Ở Úc, học sinh được chọn một trong 4 chương trình đào tạo khác nhau tại một trường trung học địa phương tùy theo nhu cầu, khả năng và thiên hướng nghề nghiệp của mình bao gồm Trịnh Xuân Thắng (2014):

1. Chương trình trung học phổ thông

Dành cho các học sinh có nguyện vọng học tiếp lên đại học. Chương trình có trên 90 môn học để lựa chọn, trong đó có 42 môn học văn hóa và trên 30 môn thuộc về chương trình giáo dục nghề nghiệp và đào tạo. Học sinh chọn chương trình này thường chỉ chọn học các môn văn hóa và có thể học ở nơi khác nếu trường của họ không dạy những môn họ thích.

Mặc dù vẫn phân bổ theo năm học nhưng các môn học của chương trình phổ thông về bản chất được thiết kế theo học chế tín chỉ. Một môn học của chương trình thường được soạn để học trong một năm và bao gồm các tín chỉ. Mỗi tín chỉ được học trong nửa năm hoặc trong một học kỳ. Một chương trình thường gồm 20-24 tín chỉ được học trong hai năm và học sinh có thể thay đổi số tín chỉ học trong một năm.

2. Chương trình trung học phổ thông kết hợp giáo dục nghề nghiệp và đào tạo Dành cho những học sinh vừa muốn có chứng chỉ tốt nghiệp trung học phổ thông vừa có văn bằng nghề nghiệp được công nhận trên toàn quốc. Văn bằng nghề giúp học sinh có điều kiện theo những chương trình đào tạo nghề cao hơn tại các trường cao đẳng dạy nghề hoặc tăng thêm cơ hội kiếm việc làm khi rời ghế trường phổ thông.

Hiện có trên 30 chương trình để học sinh lựa chọn. Theo chương trình này, học sinh sẽ được huấn luyện trong một lĩnh vực nghề nghiệp nào đó, chẳng hạn như ngành khách sạn và nhà hàng, nông nghiệp, công nghệ thông tin.

3. Chương trình đào tạo và học việc tại trường

Dành cho những học sinh vừa muốn có chứng chỉ tốt nghiệp trung học vừa được đào tạo và làm một nghề nào đó. Chứng chỉ sẽ giúp học sinh có thể được xét tuyển vào những chương trình đào tạo nghề cao hơn ở các trường dạy nghề hoặc có nhiều cơ hội kiếm việc làm hơn khi rời ghế nhà trường. Cụ thể, học sinh sẽ được học chương trình phổ thông song song với học nghề và có việc làm

bán thời gian. Học sinh cần phải làm công việc có lương và ký một hợp đồng đào tạo, hợp đồng này được đăng ký với văn phòng đào tạo và giáo dục cao đẳng.

Do đó chương trình đào tạo và học việc tại trường sẽ gồm ba phần bao gồm: các môn học học tại trường phổ thông; học nghề tại một trường cao đẳng dạy nghề; làm việc bán thời gian có lương phù hợp với ngành học mà học sinh đang được đào tạo ở trường cao đẳng dạy nghề.

4. Chương trình học tập ứng dụng

Dành cho học sinh thích những hoạt động học tập thực hành và muốn có cơ hội đạt được kinh nghiệm liên quan đến các ngành kỹ nghệ. Chương trình có tính linh hoạt cao, đáp ứng được những nhu cầu, quan tâm và mục đích học tập chuyên biệt của người học. Chương trình gồm bốn mạch kiến thức bắt buộc, cung cấp cho học sinh kinh nghiệm liên quan đến công việc thực tiễn, kỹ năng đọc viết và tính toán, tạo cơ hội xây dựng các kỹ năng cá nhân giúp học sinh đứng vững trong công việc cũng như trong đời sống sau này. Học sinh hoàn tất chương trình được xét tuyển vào trường cao đẳng dạy nghề.

Kỳ thi tốt nghiệp trung học ở Úc vừa là việc đánh giá, xác nhận trình độ học tập bậc trung học, vừa giúp người học tiếp tục thực hiện đường hướng nghề nghiệp sau trung học của mình. Điều đáng nói là đường hướng này do chính người học chọn lựa và xác định, thông qua hệ thống đào tạo trung học với nhiều loại chương trình khác nhau, phù hợp với nhu cầu, khả năng và điều kiện của họ. Trong kỳ thi tốt nghiệp học sinh phải thi sáu môn, nhưng có đến năm môn do chính các em chọn lựa trên tổng số hơn 90 môn học của chương trình trung học. Như vậy, tính định hướng nghề nghiệp vì sự phát triển phù hợp của người học đã tạo nên những chương trình đào tạo linh hoạt và đa dạng, đáp ứng nhu cầu và thiên hướng phát triển của mỗi học sinh. Nhờ đó kỳ thi tốt nghiệp không trở nên nặng nề bởi các học sinh được học và thi những gì mình chọn, những gì cần cho nghề nghiệp tương lai vì họ hiểu rõ mình sẽ là ai, đang ở đâu và sẽ tiến đến đâu trong sự nghiệp tương lai.

2.2.1.4. Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Theo Nguyễn Mai Hương (2011). Hàn Quốc cũng sớm xác định việc phát triển nguồn nhân lực chính là yếu tố quyết định sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Thực tế, giáo dục đã chuyển Hàn Quốc thành một quốc gia có nguồn nhân lực dồi dào, được giáo dục tốt, có kỷ luật cao và kỹ năng lành nghề và là nguyên

nhân tạo nên thần kỳ của kinh tế Hàn Quốc, tích tụ tri thức thông qua giáo dục và đào tạo, đóng góp 73% vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hàn quốc.

Chính phủ Hàn Quốc coi đào tạo nhân lực là nhiệm vụ ưu tiên trong giáo dục để đảm bảo có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa. Giáo dục được thực hiện song hành với tiến trình công nghiệp hóa. Trong giai đoạn đầu của công nghiệp hóa, vào những năm 60 đến những năm 70 của thế kỷ XX, Hàn Quốc tập trung vào phát triển công nghiệp nhẹ và điện tử, Hàn Quốc đã tập trung hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, phát triển giáo dục trung học cơ sở, khuyến khích trung học nghề và kỹ thuật, hạn chế chỉ tiêu giáo dục đại học.

Đạo luật đào tạo nghề năm 1967 ra đời đã khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề nhằm tạo ra lực lượng lao động có kỹ năng cho các doanh nghiệp có nhu cầu. Các trường, trung tâm dạy nghề phát triển nhanh và ngày càng mở rộng quy mô. Sang những năm 80, khi chuyển từ sản xuất công nghệ trung bình sang công nghệ cao, Hàn Quốc tập trung mở rộng quy mô giáo dục phổ thông, đẩy mạnh đào tạo nghề, nới rộng chỉ tiêu nhập đại học theo hướng phát triển các trường cao đẳng nghề và kỹ thuật. Các trình độ từ dạy nghề đến trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học được thường xuyên điều chỉnh về quy mô và chất lượng cho phù hợp với đòi hỏi về nguồn nhân lực của tiến tình công nghiệp hóa.

Hiện nay, để đáp ứng yêu cầu của kinh tế tri thức, Hàn Quốc có tỷ lệ dân số tốt nghiệp đại học cao so với các nước trong Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế khác. Tuy nhiên, Hàn Quốc vẫn chú ý củng cố giáo dục phổ thông làm nền móng cho công tác đào tạo nhân lực. Cải cách giáo dục được coi là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục.

Hàn Quốc quan niệm giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực phải bắt nhịp với yêu cầu phát triển kinh tế. Giáo dục nghề nghiệp và kỹ thuật được coi trọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thực hiện đề án gắn giáo dục với đào tạo nghề cho học viên của trung tâm giáo dục thường xuyên các huyện vùng cao tỉnh hà giang (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)