Phương pháp thu thập thông tin và xử lý số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thực hiện đề án gắn giáo dục với đào tạo nghề cho học viên của trung tâm giáo dục thường xuyên các huyện vùng cao tỉnh hà giang (Trang 53 - 54)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin và xử lý số liệu

3.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

- Các báo cáo của Sở Lao động thương binh và xã hội, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, UBND tỉnh Hà Giang, UBND Huyện huyện Mèo Vạc, huyện Xín Mần, huyện Hoàng Su Phì.

- Các tài liệu, sách, báo, các công trình nghiên cứu đã được công bố, báo cáo tổng kết, các số liệu điều tra về dân số, lao động, đất đai, về hộ nông dân; các tài liệu khác có liên quan đến lao động, dạy nghề việc làm, cơ sở thực tiễn đã đạt được của công tác đào tạo nghề góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh.

- Các tài liệu về chủ trương chính sách, luật, nghị quyết, quyết định, chương trình, đề án, kế hoạch, báo cáo, dự thảo của Đảng, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương; địa phương và từ nguồn Internet. Trên cơ sở đó tiến hành tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu.

- Về các thông tin liên quan đến thực trạng việc thực hiện đề án gắn giáo dục với đào tạo nghề của các huyện vùng cao tôi tiến hành liên hệ, trao đổi các thông tin này với các trung tâm giáo dục thường xuyên các huyện vùng cao, Trường Cao đẳng nghề tỉnh Hà Giang.

3.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tiến hành điều tra, thu thập số liệu trực tiếp bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu với đối tượng khảo sát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thực hiện đề án gắn giáo dục với đào tạo nghề cho học viên của trung tâm giáo dục thường xuyên các huyện vùng cao tỉnh hà giang (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)