Các yếu tố ảnh hưởng tới thực hiện đề án gắn giáo dục với đào tạo nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thực hiện đề án gắn giáo dục với đào tạo nghề cho học viên của trung tâm giáo dục thường xuyên các huyện vùng cao tỉnh hà giang (Trang 31 - 32)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về gắn giáo dục với đào tạo nghề

2.1. Cơ sở lý luận và chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước về gắn

2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới thực hiện đề án gắn giáo dục với đào tạo nghề

nghề cho học viên ở trung tâm GDTX

2.1.5.1. Các yếu tố bên trong

a. Công tác tuyên truyền, tư vấn nghề nghiệp và tuyển sinh

Công tác tuyên truyền có ảnh hưởng lớn đến việc thu hút số lượng học sinh cũng như định hướng được nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động. Nội dung chương trình giảng dạy sát hợp với đối tượng đào tạo về thời gian, đặc điểm người học, phong tục, tập quán địa phương là cơ sở quan trọng cho việc nâng cao hiệu quả tiếp thu và sự tham gia tích cực của học sinh. Đặc điểm đối tượng học sinh tham gia đào tạo là một cơ sở quan trọng hình thành nội dung chương trình đào tạo.

b. Đội ngũ giáo viên

Số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên tham gia đào tạo có thể là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đối với chất lượng, hiệu quả đào tạo. Với đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu, đặc biệt là về năng lực truyền đạt, hướng dẫn giúp cho người học không chỉ lĩnh hội được kiến thức nghề mà quan trọng hơn là vận dụng được kiến thức trong thực tiễn.

c. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phụ vụ đào tạo

Là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình đào tạo như phòng học lý thuyết, phòng học thực hành, các trang thiết bị như máy móc, vật tư phục vụ đào tạo nghề. Khi cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu, nhất là về thực hành sẽ nâng cao năng lực nghề thực tiễn của người học.

d. Chương trình đào tạo

Đây là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, nếu chương trình đào tạo sát thực, phù hợp với thực tiễn, giúp đào tạo tay nghề cho những công việc cần nghề khi đó các em học sinh khi ra trường, có bằng nghề có tay nghề khi đi làm trong các Công ty, xí nghiệp đây là một cơ hội cho các em vào cuộc được thuận lợi.

Thực tế ở xã hội Việt Nam vẫn còn một số trung tâm đào tạo nghề chưa có tầm nhìn chiến lược, do đó đào tạo tràn lan, mang tính lý thuyết, nhiều học sinh có bằng nghề nhưng không làm được nghề và nghề đó lại đang thừa trên thị trường.

Ngoài ra còn có công tác quản lý đối với hoạt động dạy và học cũng như quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị và phối hợp giữa các tổ chức, cá nhân có liên quan ảnh hưởng tới chất lượng dạy và học, sử dụng và huy động các nguồn lực phục vụ quá trình đào tạo.

2.1.5.2. Các yếu tố bên ngoài

Cơ chế, chính sách của Nhà nước, chính quyền địa phương đối với hoạt động đào tạo là cơ sở triển khai thực hiện các hoạt động đào tạo cũng như có thể tạo ra những thuận lợi hay bất lợi cho quá trình đào tạo.

Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của môi trường đào tạo cũng có thể tạo ra những thuận lợi hay khó khăn đối với hoạt động dạy và học, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo. Nhận thức về giáo dục đào tạo, điều kiện kinh tế gia đình ảnh hưởng đến sự tham gia tích cực của học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thực hiện đề án gắn giáo dục với đào tạo nghề cho học viên của trung tâm giáo dục thường xuyên các huyện vùng cao tỉnh hà giang (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)