Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng thực hiện đề án gắn giáo dục với đào tạo nghề ở các trung
4.1.1. Khái quát về đề án gắn giáo dục với đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Hà Giang
4.1.1. Khái quát về đề án gắn giáo dục với đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Hà Giang Hà Giang
Ngày 8/5/2013 UBND tỉnh Hà Giang đã Ban hành Quyết định số 844/QĐ- UBND về Đề án gắn giáo dục với dạy nghề cho học viên tại các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoan 2013-2015, định hướng đến 2020.
Mục đích của Đề án là nhằm giải quyết và đáp ứng một phần nhu cầu học tập, đào tạo của con, em đồng bào các dân tộc trong tỉnh, nhất là đối với những học viên có hoàn cảnh khó khăn hoặc năng lực học tập không cao, đồng thời đào tạo nguồn nhân lực có trình độ văn hóa, có kiến thức nghề nghiệp, giảm bớt khó khăn cho gia đình do con em có nhu cầu được học nghề không phải đi học xa để huy động tối đa số học viên TTGDTX vừa học văn hóa (chương trình trung học phổ thông) vừa học nghề trình độ trung cấp. Mục tiêu của Đề án là góp phần đẩy mạnh công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông, đồng thời đào tạo được nguồn lực lao động có chất lượng cho tỉnh và xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dạy văn hóa gắn với dạy nghề tại các TTGDTX. Sau 3 năm học tại trung tâm, học viên sẽ đạt trình độ văn hóa cấp trung học phổ thông (hệ bổ túc) và trình độ Trung cấp nghề. Học viên được trang bị hành trang cơ bản, vững chắc để có thể tiếp tục theo học ở trình độ cao hơn hoặc đi vào cuộc sống lao động một cách vững vàng, duy trì củng cố hệ thống TTGDTX, cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh, tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học cho các TTGDTX, cơ sở dạy nghề để đáp ứng yêu cầu cho công tác vừa dạy văn hóa vừa dạy nghề cho các học viên TTGDTX.
Đề án ưu tiên giải quyết và đáp ứng một phần nhu cầu học tập, đào tạo của con, em đồng bào các dân tộc trong tỉnh, nhất là đối với những học viên có hoàn cảnh khó khăn hoặc năng lực học tập không cao, đồng thời đào tạo nguồn nhân
lực có trình độ văn hóa, có kiến thức nghề nghiệp, giảm bớt khó khăn cho gia đình do con em có nhu cầu được học nghề không phải đi học xa để huy động tối đa số học viên TTGDTX vừa học văn hóa (chương trình trung học phổ thông) vừa học nghề trình độ trung cấp.
Về phạm vi và đối tượng áp dụng là học viên lớp 10-12 tại các trung tâm giáo dục thường xuyên. Chỉ tiêu của Đề án là huy động 100% học viên vừa học văn hóa (hệ bổ túc trung học phổ thông) vừa học nghề (trình độ trung cấp) và tốt nghiệp.
Để thực hiện các mục tiêu trên đây, Đề án đã đề ra các nhiệm vụ và giải pháp bao gồm:
Tăng cường công tác tuyên truyền với nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về nghề nghiệp, đổi mới và thực hiện tốt công tác giáo dục, tư vấn và định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông và tuyển sinh.
Xây dựng chương trình dạy nghề, bố trí lịch học phù hợp cho học viên, nâng cao chất lượng đào tạo, xác định ngành nghề đào tạo phù hợp, phối hợp với các doanh nghiệp về đào tạo, tiếp nhận và sử dụng học viên sau đào tạo.
Quan tâm xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, bố trí và sử dụng đội ngũ cán bộ, giáo viên, giảng viên, nhân viên các trung tâm giáo dục thường xuyên, các cơ sở dạy nghề đáp ứng yêu cầu.
Thực hiện chế độ hỗ trợ đối với học viên theo quy định. Đối tượng hỗ trợ là học viên vừa học văn hóa hệ bổ túc trung học phổ thông, vừa học nghề trình độ trung cấp nghề tại các trung tâm giáo dục thường xuyên. Mức hỗ trợ là học viên chi phí học nghề bằng số tiền học phí phải nộp theo quy định hiện hành của nhà nước, theo thời gian (số tháng) thực học, nhưng tối đa không quá 11 tháng/học viên/năm. Điều kiện được hỗ trợ là học viên được hưởng chính sách hỗ trợ phải đáp ứng đủ hai điều kiện bao gồm học viên thuộc đối tượng phải nộp học phí học nghề theo quy định hiện hành của Nhà nước, đảm bảo thời gian học tập theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Triển khai Đề án theo chương trình sau đây:
Học văn hóa theo chương trình bổ túc trung học phổ thông do Bộ giáo dục và đào tạo quy định. Học nghề theo trình độ trung cấp do Bộ Lao động thương binh và xã hội quy định.
Thời gian học văn hóa và học nghề trong thời gian 3 năm, thực hiện học văn hóa xen kẽ học nghề.
Để triển khai thực hiện, Đề án đã phân định chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức liên quan như sau:
Sở Giáo dục và đào tạo là cơ quan thường trực Đề án, định kỳ tổng hợp, báo cáo ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Giáo dục và đào tạo.
Sở Lao động thương binh và xã hội chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và đào tạo, các cơ quan liên quan thực hiện công tác quản lý nhà nước về dạy nghề, định kỳ báo cáo với ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động thương binh và xã hội.
Các Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Nội vụ, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tham gia thực hiện Đề án theo chức năng.
Các Trung tâm giáo dục thường xuyên và các cơ sở dạy nghề phối hợp xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức các dạy các lớp văn hóa, nghề, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện.
Nghị quyết số 99/2013/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân ban hành ngày11/07/2013 Về chính sách hỗ trợ chi phí học nghề đối với học viên vừa học văn hóa, vừa học nghề tại trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Hà Giang.