Phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thực hiện đề án gắn giáo dục với đào tạo nghề cho học viên của trung tâm giáo dục thường xuyên các huyện vùng cao tỉnh hà giang (Trang 54 - 55)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.4. Phương pháp phân tích

- Phương pháp thống kê mô tả: kết quả điều tra sẽ được đánh giá, phân tích về thực trạng gắn giáo dục với đào tạo nghề cho học viên của trung tâm giáo dục thường xuyên các huyện vùng cao tỉnh Hà Giang thông qua việc sử dụng phương pháp thống kê mô tả. Tổng hợp các thông tin, số liệu thống kê về thực trạng đào tạo nghề qua các năm qua đó làm rõ thành tựu và hạn chế.

- Phương pháp thống kê so sánh: thông qua tổng hợp số liệu tiến hành so sánh số liệu về công tác gắn giáo dục với đào tạo nghề, tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2013 - 2015. Từ đó đánh giá được tình hình chất lượng gắn giáo dục với đào tạo nghề cho học viên của các trung tâm giáo dục thường xuyên các huyện vùng cao tỉnh Hà Giang.

- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: tác giả sẽ tra cứu kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố, tổng hợp và kế thừa các nội dung phù hợp với đề tài. Thu thập có chọn lọc ý kiến đánh giá của những người đại diện trong từng lĩnh vực đào tạo nghề, người sử dụng lao động và người đi học nghề; xin ý kiến đánh giá của các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý về đánh giá nhu cầu, khả năng đáp ứng nhu cầu, về tổ chức, cơ chế quản lý, về chính sách và về chất lượng đào tạo nghề tại cơ sở. Từ đó rút ra những nhận xét đánh giá về thực trạng chất lượng và xác định nhu cầu và khả năng đáp ứng của công tác đào tạo nghề cho học viên tại các trung tâm giáo dục thường xuyên được chính xác và khách quan hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thực hiện đề án gắn giáo dục với đào tạo nghề cho học viên của trung tâm giáo dục thường xuyên các huyện vùng cao tỉnh hà giang (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)