Hộp khó khăn của học sinh tiếp cận thiết bị đào tạo nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thực hiện đề án gắn giáo dục với đào tạo nghề cho học viên của trung tâm giáo dục thường xuyên các huyện vùng cao tỉnh hà giang (Trang 69 - 70)

Nguồn: Điều tra của tác giả (2015)

b. Chương trình đào tạo

Về chương trình đào tạo nghề, Trường Cao đẳng nghề tỉnh Hà Giang là đơn vị chủ trì đào tạo, xây dựng kế hoạch, bố trí và phân công giáo viên giảng dạy, trang thiết bị đào tạo, tài liệu, học liệu phục vụ công tác đào tạo, quản lí hoạt động dạy nghề. Trung tâm giáo dục thường xuyên là đơn vị phối hợp đào tạo, chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, lớp học, nhà xưởng, nhà lưu trú cho giáo viên, phối hợp quản lí hợp đồng giảng dạy.

Bảng 4.9. Chương trình đào tạo nghề tại trung tâm giáo dục thường xuyên

Chương trình đào tạo

Nông - Lâm nghiệp Công nghệ thông tin Cơ khí - Động lực Điện Giao thông - Xây dựng Dịch vụ - Kinh tế tổng hợp Số tiết lý thuyết 35 55 68 72 72 75 Số tiết thực hành 45 37 25 19 23 25

Số tiết sinh hoạt ngoại khóa 20 8 7 9 5 0

Nguồn: Phòng Đào tạo các Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Hà Giang

Hiện tại chương trình đào tạo tại các trung tâm giáo dục thường xuyên vẫn mang nặng tính lý thuyết, số tiết lý thuyết chiếm rất cao, tùy thuộc vào từng lĩnh vực đào tạo, số tiết giao động từ 35 - 72%, số tiết thực hành giao động từ 19 - 45%, còn lại số tiết sinh hoạt ngoại khóa, hay đến từng đơn vị xí nghiệp thực Công tác đào tạo nghề tại các trung tâm giáo dục thường xuyên cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hành nghề, bởi lẽ nhiều thiết bị thực hành không thể đem đến các trung tâm, hoặc cũng không đủ để đáp ứng theo nhu cầu thực hành nghề của từng mô đun, môn học. Vì vậy học sinh không được trực tiếp học tập trong môi trường đào tạo nghề một cách công nghiệp, hiện đại, quy củ.Trong quá trình học tập học sinh được tham quan, thực tập tại các doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp nhưng không nhiều.

hành chiếm rất ít từ 0 - 20%. Chính vì số tiết thực hành ít và số tiết ngoại khóa quá ít dẫn đến nhiều học sinh khi học xong nghề, được cấp bằng nghề nhưng khi đi vào làm thực tế không làm được.

Về chương trình, giáo trình, chương trình và giáo trình làm tài liệu giảng dạy, học tập của các lớp trung cấp liên kết với các trung tâm giáo dục thường xuyên là chương trình, giáo trình của nhà trường đã được xây dựng và ban hành theo quy định của Bộ LĐTB&XH.

Để bảo đảm nội dung chương trình giảng dạy, các trung tâm giáo dục thường xuyên đã phối hợp với Phòng lao động thương binh và xã hội, Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các xã, các cơ sở đào tạo nghề xuống cơ sở tổ chức điều tra, khảo sát ngành nghề phù hợp với từng vùng, từng địa phương, trên cơ sở đó xây dựng chương trình, kế hoạch phù hợp về cơ cấu và thời gian, thời lượng đào tạo với tình hình thực tế, từ đó có kế hoạch chi tiết cụ thể cho từng nghề, trình ủy ban nhân dân huyện phê duyệt và ký hợp đồng mở lớp đào tạo nghề.

Về phân bố thời gian học văn hóa và học nghề, tại các trung tâm giáo dục thường xuyên quy định buổi sáng học văn hóa, buổi chiều học nghề. Do số môn học văn hóa ở trung tâm giáo dục thường xuyên được bố trí ít hơn so với hệ trung học phổ thông nên học sinh có nhiều thuận lợi hơn về mặt thời gian khi tham gia học nghề.

Để nâng cao hiệu quả giảng dạy, nhất là đối với dạy nghề cho học sinh, các trung tâm rất coi trọng các giải pháp về xây dựng giáo trình, đổi mới phương pháp giảng dạy (Hộp 4.3).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thực hiện đề án gắn giáo dục với đào tạo nghề cho học viên của trung tâm giáo dục thường xuyên các huyện vùng cao tỉnh hà giang (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)