Nguồn kinh phí thực hiện đề án gắn giáo dục với đào tạo nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thực hiện đề án gắn giáo dục với đào tạo nghề cho học viên của trung tâm giáo dục thường xuyên các huyện vùng cao tỉnh hà giang (Trang 74 - 78)

STT Nguồn kinh phí 2013 (trđ) 2014 (trđ) 2015 (trđ) So sánh (%) 2014/2013 2015/2014 BQ 1 Trung ương 3326 4251 4118 127,81 96,87 111,27 2 Địa phương 465 475 519 102,15 109,26 105,65 3 Trung tâm GDTX 1611 1712 1837 106,27 107,30 106,78

4 Tổng 5402 6438 6474 119,18 100,56 109,47

Nguồn: Các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Hà Giang (2015)

Tổng kinh phí đầu tư cho thực hiện đề án gắn giáo dục với đào tạo nghề tăng dần qua các năm, năm 2013 tổng 5402 triệu đồng đến năm 2015 tổng kinh phí tăng lên là 6474 triệu đồng, tăng 1072 triệu đồng. Tốc độ tăng bình quân ba năm là 9,47%.

Năm 2013 nguồn kinh phí Trung ương rót là 3326 triệu đồng, đến năm 2015 kinh phí tăng lên là 4118 triệu đồng. Tốc độ tăng bình quân ba năm là 22,27%. Kinh phí này phục vụ hỗ trợ cho các Trung tâm mua sắm các trang thiệt bị máy cơ khí, máy tính, sửa chữa trường, phòng học.

Tiếp theo là nguồn kinh phí địa phương cũng tăng dần qua các năm. Năm 2013 là 465 triệu đồng đến năm 2015 là 519 triệu đồng. Tốc độ tăng bình quân qua ba năm là 5,56%.

Bên cạnh nguồn khi phí nhận từ Trung ương, địa phương các Trung tâm giáo dục thường xuyên cũng thực hiện cơ chế tự chủ lấy thu bù chi, kinh phí các Trung tâm đầu tư cũng tăng dần qua các năm. Năm 2013 với kinh phí là 1611 triệu đồng, đến năm 2015 là 1837 triệu đồng, tăng 226 triệu đồng.

Nhìn chung tổng kinh phí để thực hiện đề án gắn giáo dục với đào tạo nghề vẫn còn rất ít so với thực tế cần kinh phí.Vì đào tạo nghề cần phải thực hành trên máy móc thiết bị, chưa kể đến những máy móc hiện đại cần phải đầu tư lên tới hàng vài tỷ đồng. Chính vì kinh phí ít dẫn đến sự đầu tư cho đào tạo nghề còn hạn chế nhất nhiều. Qua điều tra cán bộ - giáo viên và học sinh về trang thiết thị máy móc phục vụ cho đào tạo nghề thể hiện ở (bảng 4.13).

Cả giáo viên - cán bộ và học sinh chiếm trên 80% số ý kiến đánh là về cơ sở hạ tầng lẫn trang thiết bị máy móc phục vụ cho công tác đào tạo nghề là không đủ về mặt số lượng, chất lượng kém. Trong các buổi thực hành tại các phòng máy tính, có nhiều máy bị hỏng, máy chạy chậm hai em phải ngồi chung dùng một máy, đối với ngành nghề đào tạo cơ khí không có đủ dụng cụ thực hành, một số phần thực hành do Trung tâm không có máy thực hành các em học sinh phải chuyển sang học lý thuyết.

đều đánh giá không đủ máy móc thực hành và nếu có máy thực hành thì đều là máy cũ, lạc hậu.

Bảng 4.13. Đánh giá của học sinh - giáo viên chế cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo nghề

Tiêu chí

Đối tượng

Học sinh Giáo viên - cán bộ Số lượng (n = 42) Tỷ lệ đánh giá (%) Số lượng (n = 44) Tỷ lệ đánh giá (%) Cơ sở hạ tầng Khang trang 4 9,52 2 4,55 Cũ 38 90,48 42 95,45 Số lượng công cụ, dụng cụ Đủ 40 95,24 41 93,18 Thiếu 2 4,76 3 6,82 Số lượng máy móc Đủ 42 100,00 44 100,00 Thiếu 0 0,00 0 0,00 Phòng thực hành Tốt 30 71,43 28 63,64 Xấu 12 28,57 16 36,36 Đời máy Cũ 35 83,33 36 81,82 Hiện đại 7 16,67 8 18,18

Nguồn: Số liệu điều tra (2015 )

4.1.3. Đánh giá thực hiện đề án gắn giáo dục với đào tạo nghề tại trung tâm giáo dục thường xuyên các huyện vùng cao của tỉnh Hà Giang giáo dục thường xuyên các huyện vùng cao của tỉnh Hà Giang

4.1.3.1. Những kết quả đạt được

Ủy ban nhân dân các huyện thực hiện đôn đốc, kiểm tra và cho ý kiến chỉ đạo về việc xây dựng kế hoạch dạy văn hóa gắn với dạy nghề, kế hoạch liên kết dạy nghề với các cơ sở dạy nghề của các trung tâm giáo dục thường xuyên. Sở Giáo dục và đào tạo kiểm tra, giám sát và đôn đốc tình hình thực hiện kế hoạch dạy văn hóa, định kỳ tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Giáo dục và đào tạo. Sở Lao động thương binh và xã hội thực hiện kiểm tra, giám sát tình hình dạy nghề, định kỳ tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Tỉnh, Bộ giáo dục và đào tạo.

Các trung tâm giáo dục thường xuyên lập hồ sơ theo dõi theo dõi các lớp dạy văn hóa và đánh giá kết quả dạy văn hóa theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo, tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông, tổ chức triển khai, quản lý, kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy văn hóa gắn với dạy nghề, đồng thời thực hiện báo cáo định kỳ với Sở Giáo dục và đào tạo, Sở Lao động thương binh và xã hội.

Còn các cơ sở dạy nghề tổ chức dạy nghề tổ chức thi tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp nghề theo quy định.

Tìm hiểu nhận thức về sự cần thiết thực hiện đề án gắn giáo dục với đào tạo nghề cho thấy sự tương đồng của cán bộ quản lý và giáo viên về sự cần thiết với tỷ lệ tương ứng là 91,67% và 87,50%. Tuy nhiên vẫn còn vấn đề đặt ra đối với nhận thức của cả hai đối tượng cho rằng chỉ là vấn đề bình thường với tỷ lệ tính chung cho hai đối tượng là 9,09% (Bảng 4.14).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thực hiện đề án gắn giáo dục với đào tạo nghề cho học viên của trung tâm giáo dục thường xuyên các huyện vùng cao tỉnh hà giang (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)