Tăng cường thực hiện đề án gắn giáo dục với đào tạo nghề cho học viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thực hiện đề án gắn giáo dục với đào tạo nghề cho học viên của trung tâm giáo dục thường xuyên các huyện vùng cao tỉnh hà giang (Trang 25 - 31)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về gắn giáo dục với đào tạo nghề

2.1. Cơ sở lý luận và chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước về gắn

2.1.4. Tăng cường thực hiện đề án gắn giáo dục với đào tạo nghề cho học viên

viên ở trung tâm GDTX

2.1.4.1. Chủ trương, chính sách của Nhà nước Việt Nam

Trên cơ sở nhận thức quan trọng về đào tạo nghề cho học sinh, Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX (4 - 2001) nêu rõ: coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh trung học, chuẩn bị cho thanh niên, thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương.

Nghị quyết số 29 - NQ/TW (ngày 04/11/2013) của Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: tập trung đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp, hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp với nhiều phương thức và trình độ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật công nghệ của thị trường lao động trong nước và quốc tế. Bảo đảm cơ hội cho mọi người, nhất là ở vùng nông thôn, vùng khó khăn, các đối tượng chính sách được học tập nâng cao kiến thức, trình độ, kỹ năng chuyên môn

nghiệp vụ, tạo điều kiện thuận lợi để người lao động chuyển đổi nghề.

Nhà nước từng bước thể chế hóa chủ trương trên đây của Đảng nhằm triển khai thực hiện ở các địa phương. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Luật Số 44/2009/QH (ngày 25/11/2009) về Giáo dục nêu rõ mục tiêu của giáo dục trung học cơ sở là nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học, có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 630/QĐ-TTg (ngày 29/5/2012) về Phê duyệt Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020, trong đó yêu cầu:

- Chính quyền các cấp phải quán triệt tinh thần Nghị quyết của Đại hội Đảng XI về vai trò, vị trí của dạy nghề trong phát triển nguồn nhân lực và trong chiến lược, quy hoạch phát triển nhân lực của đất nước thời kỳ 2011 - 2020 để chỉ đạo xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực của Bộ, ngành địa phương và tổ chức thực hiện.

- Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, hội nghề nghiệp quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về dạy nghề giai đoạn 2011 - 2020 và tuyên truyền, tư vấn, hướng nghiệp đoàn viên, hội viên của tổ chức mình thực hiện, đồng thời góp phần làm thay đổi nhận thức của xã hội về học nghề.

- Tăng cường công tác tư vấn, hướng nghiệp trong nhà trường, hình thành các bộ phận chuyên trách làm công tác tư vấn, hướng nghiệp cho người học nghề.

Quốc hội ban hành Luật số 74/2014/QH (ngày 27/11/2014) Về giáo dục nghề nghiệp tiếp tục làm rõ và nhấn mạnh thêm một số nội dung về đào tạo nghề như trình độ đào tạo nghề, cơ sở đào tạo nghề, chính sách đối với cơ sở đào tạo nghề, giáo viên và học sinh của cơ sở đào tạo nghề trên cơ sở nội dung Luật dạy nghề năm 2006.

2.1.4.2. Nội dung tăng cường thực hiện đề án gắn giáo dục với đào tạo nghề cho học viên ở trung tâm giáo dục thường xuyên

Triển khai Luật Giáo dục và dạy nghề, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT (ngày 02/01/2007) Về Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên, trong đó nêu rõ Trung tâm giáo dục thường xuyên là cơ sở giáo dục thường xuyên của hệ thống giáo dục quốc dân. Trung tâm giáo dục thường xuyên bao gồm trung tâm giáo dục thường xuyên quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

a. Về tổ chức

+ Thực hiện công tác tuyển sinh, quản lý, tổ chức dạy và học văn hóa cho các học viên theo quy định như: chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ; chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ bao gồm: chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học ứng dụng, công nghệ thông tin - truyền thông; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ; chương trình dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức công tác tại vùng dân tộc, miền núi theo kế hoạch hằng năm của địa phương; chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông. Đồng thời thực hiện chức năng tư vấn nghề nghiệp, liên kết đào tạo với các cơ sở dạy nghề trong và ngoài tỉnh đã được các cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề.

+ Điều tra nhu cầu học tập trên địa bàn, xác định nội dung học tập, đề xuất với sở giáo dục và đào tạo, chính quyền địa phương việc tổ chức các chương trình và hình thức học phù hợp với từng loại đối tượng.

+ Tổ chức các lớp học theo các chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông dành riêng cho các đối tượng được hưởng chính sách xã hội, người tàn tật, khuyết tật, theo kế hoạch hằng năm của địa phương.

+ Tổ chức dạy và thực hành kỹ thuật nghề nghiệp, các hoạt động lao động sản xuất và các hoạt động khác phục vụ học tập.

+ Hình thức học tập tại trung tâm giáo dục thường xuyên bao gồm: Vừa làm vừa học; học từ xa; tự học có hướng dẫn. Học viên học tập tại trung tâm giáo

dục thường xuyên theo hình thức vừa làm vừa học được tổ chức theo lớp học. Mỗi lớp học có một giáo viên chủ nhiệm, có lớp trưởng, một hoặc hai lớp phó. Lớp trưởng và lớp phó do tập thể lớp bầu ra. Học viên học tập tại trung tâm giáo dục thường xuyên theo các hình thức học từ xa, tự học có hướng dẫn được thực hiện theo quy định riêng.

+ Dạy nghề trong trung tâm giáo dục thường xuyên có nhiệm vụ đào tạo người về kiến thức, kỹ năng thực hành nghề, nhân cách ở các cấp trình độ, có đủ khả năng tìm việc làm và năng lực tự tạo việc làm, năng lực thích ứng với sự biến đổi nhanh chóng của công nghệ và thực tế sản xuất kinh doanh, gắn kết chặt chẽ với việc làm trong xã hội.

+ Chương trình đào tạo nghề phải đáp ứng các yêu cầu bảo đảm tính thiết thực, giúp người học có năng lực thực hiện được các công việc của nghề đã học, nâng cao khả năng lao động, tăng năng suất lao động hoặc chuyển đổi nghề nghiệp. Người đứng đầu cơ sở giáo dục tự chủ, tự chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng hoặc tổ chức lựa chọn chương trình đào tạo.Thời gian đào tạo đối với các chương theo yêu cầu của từng chương trình, bảo đảm sự linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng người học.

+ Nghiên cứu, tổng kết rút kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục góp phần phát triển hệ thống giáo dục thường xuyên.

b. Về trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo

Về cơ sở vật chất, Trung tâm giáo dục thường xuyên phải có đủ các phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện, phòng thực hành lao động sản xuất đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập. Nguồn tài chính của trung tâm giáo dục thường xuyên bao gồm: Ngân sách nhà nước, học phí, các khoản thu từ các hợp đồng đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, lao động sản xuất và các hoạt động khác, các nguồn thu tài chính hợp pháp khác.

Về thiết bị giáo dục, thư viện, Trung tâm giáo dục thường xuyên phải có các thiết bị dạy học và phòng thí nghiệm theo yêu cầu của việc thực hiện các chương trình giáo dục thường xuyên. Thiết bị giáo dục và sách, tạp chí tại thư viện phải được quản lý, sử dụng có hiệu quả theo quy định.

Trung tâm giáo dục thường xuyên sử dụng sách giáo khoa và tài liệu học tập theo quy định về chương trình, giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu giáo dục

thường xuyên của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các tài liệu học tập riêng cho địa phương do sở giáo dục và đào tạo hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định.

c. Đội ngũ giáo viên

Về giáo viên, giáo viên của trung tâm giáo dục thường xuyên là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục tại trung tâm giáo dục thường xuyên, tham gia giảng dạy các chương trình quy định, được trung tâm tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ được giao, được hưởng mọi quyền lợi theo quy định đối với nhà giáo, được trực tiếp hoặc thông qua tổ chức của mình tham gia quản lý trung tâm, được tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất, dịch vụ chuyển giao công nghệ do trung tâm tổ chức, được dự các cuộc họp của Hội đồng khen thưởng và Hội đồng kỷ luật khi các Hội đồng này giải quyết những vấn đề có liên quan đến học viên của lớp mình được phân công, phụ trách. Giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên có định mức giờ dạy, định mức giờ làm công tác kiêm nhiệm như quy định đối với giáo viên cùng cấp học ở các cơ sở giáo dục phổ thông.

Giáo viên của trung tâm giáo dục thường xuyên tham gia giảng dạy các chương trình giáo dục thường xuyên để lấy văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân phải có trình độ đạt chuẩn như quy định đối với giáo viên dạy cùng cấp học của giáo dục chính quy, cụ thể như sau:

+ Giáo viên dạy trình độ sơ cấp phải có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp.

+ Giáo viên dạy lý thuyết chuyên môn trình độ trung cấp phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên, nhà giáo dạy thực hành trình độ trung cấp phải có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành trình độ trung cấp.

+ Giáo viên dạy lý thuyết chuyên môn trình độ cao đẳng phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên, nhà giáo dạy thực hành trình độ cao đẳng phải có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành trình độ cao đẳng.

+ Giáo viên vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng phải đạt chuẩn của nhà giáo dạy lý thuyết và chuẩn của nhà giáo dạy thực hành. Người được mời thỉnh giảng là cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan, tổ chức khác phải bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ ở nơi mình công tác.

d. Phương thức tổ chức thực hiện

Cơ sở đào tạo nghề phối hợp với các TTGDTX xác định rõ ngành nghề đào tạo. Xây dựng kế hoạch, thời khóa biểu dạy xen kẽ giữa dạy văn hóa và dạy nghề và cử giáo viên, giảng viên giảng dạy trực tiếp tại các TTGDTX. Địa điểm dạy lý thuyết nghề và một số tiết thực hành đơn giản (theo đặc thù từng nghề), có thể sử dụng các phòng học của TTGDTX. Riêng các tiết thực hành phức tạp và chương trình thực tập, học viên sẽ phải thực hành, thực tập tại cơ sở đào tạo nghề hoặc các cơ sở thực hành, thực tập, do cơ sở đào tạo nghề liên hệ (Các Trung tâm, Doanh nghiệp, nhà máy....) theo kế hoạch đào tạo phù hợp.

Phương pháp đào tạo phải phát huy vai trò chủ động, năng lực tự học, kinh nghiệm của người học, sử dụng phương tiện hiện đại và công nghệ thông tin, truyền thông để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học.

Người học được hưởng chính sách học bổng, trợ cấp xã hội, chế độ cử tuyển, chính sách tín dụng giáo dục, chính sách miễn, giảm phí dịch vụ công cộng. Người học các trình độ trung cấp, cao đẳng là người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; người mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.

e. Về kinh phí đào tạo

* Kinh phí dạy nghề : Từ nguồn kinh phí đã giao cho các cơ sở dạy nghề trong dự toán phân bố hàng năm

+ Giai đoạn 2013-2015: Định mức kinh phí dạy nghề trung bình 600.000 đồng/học viên/năm, ước tính tổng khoảng kinh phí cả giai đoạn cho đề án 844 thực hiện trên địa bàn tỉnh Hà Giang là 5.100.000.000 đồng.

+ Giai đoạn 2016-2020: Ước định mức kinh phí dạy nghề trung bình 300.000 đồng/học viên/năm, ước tính khoảng kinh phí cả giai đoạn cho đề án 844 thực hiện trên địa bàn tỉnh Hà Giang 3.500.000.000 đồng.

* Kinh phí trợ cấp xã hội: Trong dự toán hàng năm giao cho TTGDTX (Ước khoảng 85% tổng số học viên được hưởng chế độ trợ cấp xã hội theo quy định hiện hành của Nhà nước).

cho đề án 844 thực hiện trên địa bàn tỉnh Hà Giang 17.671.500.000 đồng.

+ Giai đoạn 2016 - 2020:Với khoảng kinh phí trợ cấp xã hội cả giai đoạn

cho đề án 844 thực hiện trên địa bàn tỉnh Hà Giang 29.452.500.000 đồng.

* Kinh phí xây dựng phòng học cho các trung tâm GDTX

Một số Trung tâm GDTX còn thiếu phòng học, cần được xây dựng vào giai đoạn 2013-2015, dự toán khoảng 400.000.000 đồng/phòng.

f. Đánh giá kết quả thực hiện đề án gắn giáo dục với đào tạo nghề

Đánh giá kết quả đào tạo: Để đánh giá kết quả của người học sau khi đã học xong chương trình đào tạo, xác định xem học viên có đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu đưa ra không, kỹ năng, tay nghề của người học sau khi đào tạo có đáp ứng được với thực tế hay không.

Dạy nghề là một phân hệ trong cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ đào tạo người lao động về kiến thức, kỹ năng thực hành nghề, nhân cách ở các cấp trình độ, có đủ khả năng tìm việc làm và năng lực tự tạo việc làm, năng lực thích ứng với sự biến đổi nhanh chóng của công nghệ và thực tế sản xuất kinh doanh, gắn kết chặt chẽ với việc làm trong xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thực hiện đề án gắn giáo dục với đào tạo nghề cho học viên của trung tâm giáo dục thường xuyên các huyện vùng cao tỉnh hà giang (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)