Đối với địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thực hiện đề án gắn giáo dục với đào tạo nghề cho học viên của trung tâm giáo dục thường xuyên các huyện vùng cao tỉnh hà giang (Trang 90 - 93)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện đề án gắn giáo dục

4.3.1. Đối với địa phương

4.3.1.1. Cấp tỉnh

Hiện nay, hoạt động của cả hai trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm dạy nghề đang bộc lộ nhiều những bất cập, hạn chế. Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho cả hai trung tâm do đó dàn trải gây tốn kém,

lãng phí. Đội ngũ viên chức quản lý, giáo viên, nhân viên ở các Trung tâm bố trí chưa hợp lý, còn thừa, thiếu và phân tán nguồn lực. Đặc biệt, từ khi thực hiện Đề án gắn giáo dục với dạy nghề thì việc sáp nhập Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm dạy nghề là đòi hỏi cấp thiết, phù hợp với xu hướng tinh gọn bộ máy hành chính Nhà nước, tập trung nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn. Do đó cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện việc sáp nhập các trung tâm, tích cực xây dựng nội dung Đề án sáp nhập, trong đó chú trọng bố trí được phương án nhân sự, điều kiện cơ sở vật chất của Trung tâm mới.

Sở giáo dục đào tạo dựa trên sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ giáo dục và đào tạo cần ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể để các trung tâm giáo dục thường xuyên triển khai công tác bồi dưỡng giáo viên, nhất là đối với giáo viên dạy nghề.

4.3.1.2. Cấp huyện

Các cấp ủy, chính quyền cấp huyện phải thực sự quyết liệt thực hiện chủ trương sáp nhập. Các đơn vị chức năng liên quan cần tích cực làm tốt vai trò tham mưu trong xây dựng đề án sáp nhập.

Các huyện cần tìm hiểu nhu cầu học nghề của người lao động, cùng với trung tâm dạy nghề và trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn đổi mới phương pháp đào tạo, mở rộng chương trình liên kết, hợp tác với các trường có chức năng đào tạo nghề và doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn để tạo môi trường thực hành và cơ hội việc làm cho học sinh sau khi tốt nghiệp. Bên cạnh đó, cần ổn định bộ máy tổ chức, quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cải tạo cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu dạy và học để thu hút ngày càng nhiều học sinh, nhất là đối tượng lao động nông thôn.

Thực hiện tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức về đào tạo nghề cho thanh niên nói chung. Việc tuyên truyền, phổ biến về đào tạo nghề đuợc thực hiện với nhiều hình thức khác nhau phù hợp với từng đối tượng, trong đó có thể thực hiện thông qua các buổi tập huấn ngắn hạn hoặc lồng ghép các sinh hoạt của đoàn thanh niên, có kèm theo các tờ rơi hoặc tài liệu về đào tạo nghề. Đồng thời có chương trình phổ biến và tuyên truyền về đào tạo nghề thông qua hệ thống truyền thanh tại cộng đồng, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về đào tạo nghề trong thanh niên tại địa phương. Có các biện pháp để tuyên truyền nâng cao

nhận thức của thanh niên về vấn đề việc làm để thanh niên xác định rõ quyền và nghĩa vụ của mình trong lao động từ đó tạo động lực để phấn đấu trong học tập nâng cao trình độ, đóng góp nhiều nhất cho sự phát triển của xã hội, tránh sự trông chờ ỷ lại.

Để tăng cơ hội việc làm cho học sinh sau khi được đào tạo nghề, các huyện cần huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển và đạt mức tăng trưởng cao, từ đó tạo thêm nhiều việc làm. Cụ thể là đẩy mạnh phát triển nông nghiệp nông thôn dựa vào thế mạnh của địa phương để tạo việc làm, đẩy mạnh chương trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Thực hiện có hiệu quả việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vậy nuôi, khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai, lao động và các nguồn vốn. Khuyến khích phát triển ngành nghề, phát triển công nghiệp nông thôn và các dịch vụ ở khu vực nông thôn để chuyển dịch cơ cấu lao động và tiêu thụ, chế biến nông sản, thực phẩm. Tăng cường đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt ưu tiên các xã đặc biệt khó khăn.

Với lợi thế về đất nông, lâm nghiệp, nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo nhiều việc làm thì huyện cần đẩy mạnh sản xuất lương thực và các loại cây trồng theo hướng thâm canh tăng vụ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Phát triển ngành công nghiệp - xây dựng, trong đó tập trung mọi nguồn lực để xây dựng và từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, phát triển công nghiệp năng lượng (thủy điện) theo quy hoạch, xây dựng làng nghề công nghiệp nông thôn, duy trì và phát triển một số nghề như thủ công mỹ nghệ, nghề dệt thổ cẩm, nghề thêu tay...

Mở rộng và phát triển các làng nghề, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo việc làm mới và việc làm thêm cho lao động. Các làng nghề tập trung chủ yếu vào các nhóm nghề sản xuất như sản xuất nông cụ cầm tay, chế biến chè, thêu tay, nấu rượu truyền thống. Tất cả những nghề đó có ý nghĩa lớn trong việc tạo thêm việc làm.

Để tạo thêm việc làm cho học sinh tốt nghiệp, cần tăng cường đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Đó là khuyến khích, tạo điều kiện để các đơn vị có đủ tư cách pháp nhân trực tiếp tuyển chọn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Mở rộng thị trường tiếp nhận lao động địa phương, xã hội hóa công tác xuất khẩu lao động, đa dạng hóa hình thức và ngành nghề xuất khẩu lao động, tăng cường đào tạo chuyên môn và ngoại ngữ cho lao động xuất khẩu.

Huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nguồn nhân lực. Hàng năm, huyện cần trích từ 1 - 2 % tổng thu ngân sách lập quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm, đặc biệt là phải xác định mức đóng góp của các doanh nghiệp, thu hút các nguồn tài trợ trong và ngoài nước theo phương châm xã hội hóa công tác dạy nghề. Phát huy tối đa và sử dụng có hiệu quả nguồn lực, nhất là nguồn nội lực cho mục tiêu đào tạo. Tăng tỷ lệ % huy động nguồn lực xã hội hóa. Đổi mới cơ chế chính sách để tăng nguồn đầu tư trong dân, đầu tư từ nguồn thu sản xuất, kinh doanh dịch vụ, của doanh nghiệp thông qua hợp đồng liên kết tư vấn, giới thiệu việc làm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thực hiện đề án gắn giáo dục với đào tạo nghề cho học viên của trung tâm giáo dục thường xuyên các huyện vùng cao tỉnh hà giang (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)