là 166 giáo viên, năm học 2014 - 2015 số lượng giáo viên là 157 giáo viên, số lượng giáo viên cũng giảm dần qua các năm, nhưng sự giảm với tỷ lệ thấp, tốc độ giảm bình quân qua ba năm 2,75%. Số lượng giáo viên chủ yếu là giáo viên dạy lý thuyết chiếm trên 60%, số lượng giáo viên dạy thực hành chiếm trên 33%, còn lại là số giáo viên dạy lý thuyết kiêm thực hành 7%. Hiện nay để thực hiện như đề án thì số lượng giáo viên vẫn chưa đáp ứng, nhất là giáo viên dạy thực hành còn thiếu nhiều.
Bảng 4.10. Số lượng cán bộ - giáo viên của các Trung tâm giáo dục thường xuyên Trung tâm giáo dục thường xuyên
TT Cán bộ - giáo viên Năm học So sánh (%) 2012- 2013 2013- 2014 2014- 2015 2014/ 2013 2015/ 2014 BQ 1 Cán bộ đào tạo 53 50 45 94,34 90,00 92,14 2 Cán bộ hành chính 22 18 18 81,82 100,00 90,45 3 Giáo viên 166 160 157 96,39 98,13 97,25
Giáo viên lý thuyết 100 88 95 88,00 107,95 97,47 Giao viên thực hành 55 55 55 100,00 100,00 100,00 Giáo viên kiêm lý
thuyết và thực hành 11 17 7 154,55 41,18 79,77
Nguồn: Các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Để thực hiện đề án gắn giáo dục với đào tạo nghề nhân tố cán bộ - giảo viên là rất quan trọng vì đây là đội ngũ truyền tải mục tiêu, nội dung, kế hoạch của đề án, đối với giáo viên: Dạy lý thuyết, dạy thực hành. Do vậy ngoài yếu tố số lượng nhân lực, còn phải đề cập đến chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên của các trung tâm giáo dục thường xuyên phục vụ cho đề án gắn giáo dục với đào tạo nghề.
Bảng 4.11. Trình độ của cán bộ - giáo viên tại các trung tâm giáo dục thường xuyên năm 2015
TT
Trung tâm Giáo dục thường xuyên
Năm học
Trung cấp Cao đẳng Đại học Thạc sĩ
1 Cán bộ đào tạo 15 29 1
2 Cán bộ hành chính 2 5 7 4
3 Giáo viên 77 62 18
Giáo viên lý thuyết - 56 33 6
Giao viên thực hành 7 32 14 2
Giáo viên kiêm lý
thuyết và thực hành 1 2 4 -
Tổng: 10 187 149 31
Nguồn: Các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Đối với cán bộ đào tạo có 15/45 cán bộ trình độ cao đẳng chiếm 33,33%, có 29/45 cán bộ có trình độ đại học chiếm 64,44%, có 1/45 cán bộ có trình độ thạc sĩ chiếm 2,22%.
Đối với cán bộ hành chính có 2/18 cán bộ trình độ trung cấp chiếm 11%, có 5/7 cán bộ có trình độ cao đẳng chiếm 28%, có 7/18 cán bộ có trình độ đại học chiếm 38,89%, có 4/18 cán bộ có trình độ thạc sĩ chiếm 2,22%.
Đối với khối giáo viên có 77/157 cán bộ trình độ cao đẳng chiếm 49%, có 62/157 cán bộ có trình độ đại học chiếm 39%, có 18/175 cán bộ có trình độ thạc sĩ chiếm 22%.
Nhìn chung các trung tâm giáo dục thường xuyên ngày càng quan tâm chất lượng cán bộ - giáo viên, nên số lượng cán bộ - giáo viên có trình độ đại học và sau đại học chiếm trên 80%, còn lại là số cán bộ - giảng viên có trình độ cao đẳng chiếm trên 18%, 2% số cán bộ hành chính có trình độ trung cấp đây là số
cán bộ làm quản lý thư viện.
Mỗi đơn vị cấp huyện đều có trung tâm giáo dục thường xuyên với Ban giám đốc và đội ngũ cán bộ, giáo viên. Để nâng cao chất lượng công tác quản lý, hàng năm trước khi tổ chức đào tạo, các trung tâm xây dựng kế hoạch đào tạo, kế hoạch giáo viên, kế hoạch sử dụng vật tư, tổ chức thực hiện và quản lý hồ sơ giáo vụ theo đúng qui định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Các trung tâm xây dựng các quy chế, nội quy, quy định nhằm quản lý có hiệu quả các nguồn lực phục vụ cho đào tạo như Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế mua sắm, sửa chữa tài sản, thiết bị, vật tư thực hành, Quy định quản lý lớp học, phòng xưởng thực hành, Quy định về việc chi trả trợ cấp cho học sinh chính sách, Nội quy quản lý ký túc xá. Qua đó tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên phát huy hết năng lực và tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tham gia học văn hóa, học nghề, đồng thời tạo cơ sở triển khai, thực hiện đầy đủ, chấp hành nghiêm các chủ trương, chế độ chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, các trung tâm còn chú trọng đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, chủ động phối hợp với các hội, đoàn thể, địa phương đặc biệt là đoàn thanh niên cùng tham gia giáo dục học sinh, bảo đảm mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
4.1.2.5. Thực hiện kinh phí đào tạo
Nguồn kinh phí để thực hiện đề án 844 gắn giáo dục với đào tạo nghề, gồm kinh phí trung ương chiếm trên 61%, kinh phí địa phương chiếm 8% và kinh phí của Trung tâm trên 30%.