Thực tiễn thực hiện đề án gắn giáo dục và đào tạo nghề tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thực hiện đề án gắn giáo dục với đào tạo nghề cho học viên của trung tâm giáo dục thường xuyên các huyện vùng cao tỉnh hà giang (Trang 39 - 44)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về gắn giáo dục với đào tạo nghề

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.2. Thực tiễn thực hiện đề án gắn giáo dục và đào tạo nghề tại Việt Nam

2.2.2.1. Thực tiễn thực hiện đề án gắn giáo dục và đào tạo nghề ở tỉnh Nghệ An

Theo Chí Tâm (2014), nhận thức của một bộ phận phụ huynh, học sinh về học nghề còn phiến diện, coi trọng bằng cấp, xem nhẹ học nghề. Công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông lựa chọn con đường học tập tiếp theo sau các bậc học trung học phổ thông và trung học cơ sở kém hiệu quả dẫn đến nhu cầu học nghề chưa cao.

Từ thực trạng đó, Trường Trung cấp nghề của Tỉnh quan tâm đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền các thông tin đến phụ huynh học sinh và phối hợp chặt chẽ với các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông để hướng nghiệp cho học sinh sau tốt nghiệp lớp 9 và lớp 12. Để tuyển sinh đào tạo nghề đạt chỉ tiêu, Trường thực hiện tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, huy động toàn bộ cán bộ trong trường đến tận cơ sở tuyên truyền các thông tin của Trường với phụ huynh học sinh.

Nhằm tạo điều kiện cho học sinh chọn đúng nghề, cán bộ tư vấn tuyển sinh của Trường tổ chức đến từng địa bàn nói chuyện, trao đổi và định hướng cụ thể theo hình thức các buổi tư vấn học nghề giúp học sinh có sự lựa chọn phù hợp. Nhà trường còn có chính sách hỗ trợ, giảm học phí cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Bên cạnh những kết quả đạt được thực hiện đề án gắn giáo dục với đào tạo nghề tại tỉnh Nghệ An vẫn còn một số hạn chế như:

Thực trạng công tác thông tin tuyên truyền, tư vấn và hướng nghiệp về dạy nghề còn mang tính hình thức, kém hiệu quả từ đó dẫn tới một bộ phận xã hội chưa nhận thức đầy đủ về vai trò quan trọng của đào tạo nghề trong phát triển kinh tế-xã hội.

Việc tuyên truyền còn một chiều, chỉ tập trung phản ánh về đào tạo nghề cho lao động nông thôn mà chưa chú ý đúng mức đến công tác dạy nghề nói chung, nhất về những vấn đề bức xúc hiện nay như công tác tuyển sinh, phân

luồng học sinh sau trung học cơ sở, vấn đề lựa chọn giữa học nghề và học cao đẳng, đại học, các tấm gương vươn lên từ học nghề.

Chưa có tờ báo điện tử nào chuyên về đào tạo nghề mà thường ghép chung với các trang có nhiều nội dung khác nhau. Những hạn chế trên đây đã ảnh hưởng tới nhận thức của học sinh và phụ huynh học sinh về đào tạo nghề. Do đó cần có những chuyên trang về đào tạo nghề nói chung, trong đó đặc biệt chú ý đến việc tuyên truyền, tư vấn cho học sinh các trường trung học cơ sở góp phần vào việc phân luồng học sinh trung học cơ sở cho đào tạo nghề, thông tin các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong đào tạo nghề và hướng nghiệp, về công tác tổ chức đào tạo nghề, các kinh nghiệm.

Công tác thông tin, tuyên truyền, tư vấn và hướng nghiệp về dạy nghề còn yếu, chưa làm cho học sinh nhận thức đúng và lựa chọn học nghề phù hợp với khả năng, điều kiện của mình. Nhận thức của xã hội và bản thân người học về học nghề chưa đầy đủ, toàn diện. Công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp phổ thông trung học sang học nghề còn hạn chế.

Từ thực tiễn đó cho thấy để nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cần tăng cường công tác tuyên truyền, hướng nghiệp cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông tham gia học nghề, định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ cấp học phổ thông nhằm phân luồng học sinh vào học nghề sau trung học cơ sở. Thống nhất nguồn lực để tổ chức tuyên truyền về dạy nghề, tuyển sinh dạy nghề trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Về thực trạng đào tạo nghề, hiện chưa có giáo viên chuyên trách dạy giáo dục hướng nghiệp, phần lớn là kiêm nhiệm. Giáo viên giảng dạy chưa chuyên tâm vào công việc vì chưa được đào tạo sâu và bài bản. Thời lượng giáo dục hướng nghiệp không nhiều (3 tiết/tháng) dẫn đến khó khăn trong giảng dạy cũng như thu hút sự quan tâm của người học.

Nhiều nghề được đào tạo mà thị trường lao động cần thì không có người theo học, trong khi có những nghề học sinh đăng kí học nhiều nhưng đến khi tốt nghiệp lại loay hoay tìm kiếm mãi nhưng vẫn không có việc. Do đó, cần tăng cường tổ chức hội chợ việc làm, dạy nghề cấp vùng, liên vùng. Phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu về dạy nghề bao gồm mạng lưới cơ sở dạy nghề, quy mô tuyển sinh, nghề đào tạo, dự báo nhu cầu đào tạo nghề, tình hình giải quyết việc làm sau khi tốt nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Tăng cường tuyển sinh học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, học sinh chưa tốt nghiệp trung học phổ thông vào học trung cấp nghề, nhất là các trường trung cấp nghề trực thuộc địa phương, vùng sâu, vùng xa. Thiết lập mạng lưới tuyển sinh trung cấp nghề, cao đẳng nghề đến cấp huyện và các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở.

Các trường công bố chuẩn đầu ra để khẳng định năng lực uy tín, thương hiệu và thu hút tuyển sinh học nghề và tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát quá trình tuyển sinh, tổ chức đào tạo nghề.

2.2.2.2. Thực tiễn thực hiện đề án gắn giáo dục và đào tạo nghề ở tỉnh Nam Định

Theo Đức Tùng (2012), nội dung tuyên truyền về đào tạo nghề còn phiến diện làm ảnh hưởng tới số lượng tuyển sinh. Do đó trong nội dung công tác tuyên truyền cần hướng tới 3 mục tiêu bao gồm: Phân luồng đào tạo theo năng lực học tập của học sinh; thông tin đầy đủ, kịp thời nhu cầu nghề, trình độ nghề của thị trường lao động trong và ngoài nước; giới thiệu địa chỉ các trường có năng lực đào tạo tốt.

Bên cạnh những kết quả đạt được thực hiện đề án gắn giáo dục với đào tạo nghề tại tỉnh Nam Định vẫn còn một số hạn chế như:

Theo Nguyễn Hồng Minh (2012), đối với địa phương, việc đồng thời tồn tại nhiều cơ sở dạy nghề ở địa phương dẫn tới sự chồng chéo, thiếu thống nhất. Do đó cần sắp xếp các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục kĩ thuật tổng hợp-hướng nghiệp, trung tâm dạy nghề cấp huyện theo hướng sáp nhập nhằm giảm đầu mối quản lý không được thực hiện đồng loạt, đại trà mà tiến hành một cách thận trọng, phù hợp với đặc điểm, tình hình cụ thể của địa phương.

Đối với Trung ương, công tác quản lý nhà nước về dạy nghề còn bộc lộ những bất cập. Giáo dục nghề nghiệp bao gồm trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề, trong đó Chính phủ giao Bộ Giáo dục và đào tạo quản lý nhà nước về trung cấp chuyên nghiệp, giao Bộ Lao động thương binh và xã hội quản lý nhà nước về dạy nghề. Thực trạng này làm cho giáo dục nghề nghiệp bị chia thành 2 mảng do 2 bộ quản lý, tồn tại song song hệ thống 2 trường cao đẳng và trung cấp, trong đó các trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp thuộc quản lý nhà nước của Bộ giáo dục và đào tạo, trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề thuộc quản lý nhà nước của Bộ Lao động thương binh và xã hội, từ đó tạo ra nhiều bất cập trong quản lý và dạy nghề.

Hai bộ quản lý nhưng làm những công việc tương tự như tuyển sinh, xây dựng chương trình, giáo trình, bồi dưỡng và đào tạo giáo viên, kiểm định chất lượng. Việc hình thành thêm cơ quan chức năng quản lý học sinh, sinh viên ở 2 bộ dẫn đến lãng phí tiền ngân sách, phân tán nguồn lực. Thêm đầu mối quản lý, tăng biên chế ở cấp Trung ương và cấp địa phương, gây ách tắc trong quản lý nhà nước, cơ cấu hệ thống bị rối. Đó là Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Lao động- Thương binh và xã hội (cấp Trung ương), sở giáo dục và đào tạo, sở lao động- Thương binh và xã hội (ở cấp tỉnh) cùng tham gia quản lý giáo dục nghề nghiệp. Ở các quận, huyện, tồn tại ít nhất 3 loại hình trung tâm đề làm nhiệm vụ dạy nghề bao gồm Trung tâm dạy nghề, Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp chịu sự quản lý của 2 sở và có 2 nguồn kinh phí cấp về theo 2 kênh quản lý nhà nước từ đó gây khó khăn cho việc triển khai.

Do sự trùng lặp về tên gọi trình độ làm cho cơ quan quản lý nhà nước khó khăn trong việc quy hoạch mạng lưới giáo dục nghề nghiệp ở địa phương, không thể đưa ra con số dự báo nhu cầu đào tạo, thống kê đào tạo, quy hoạch phát triển nhân lực. Một số cơ sở đào tạo chịu nhiều cơ chế đào tạo chi phối do 2 ngành ban hành không có sự thống nhất dẫn đến những khó khăn trong triển khai hoạt động giảng dạy, kiểm tra, đánh giá, xếp loại học lực và công nhận tốt nghiệp.

Nhà nước cần nghiên cứu, tổng kết lý luận và thực tiễn để đánh giá về các chính sách hướng nghiệp, chính sách dạy nghề, học nghề để từ đó rút ra những ưu điểm, hạn chế làm cơ sở để điều chỉnh chính sách hiện tại và xây dựng chính sách mới.

2.2.2.3. Thực tiễn thực hiện đề án gắn giáo dục và đào tạo nghề ở tỉnh Bình Dương

Theo Phan Thanh Hà (2013), phụ huynh và người học chưa nhận định đúng bản chất của việc học nghề. Phụ huynh học sinh thường định hướng con em vào học tại các trường đại học. Người học dễ bỏ học khi có cơ hội học ở các trường đại học và đôi khi học ở các trường đào tạo nghề chỉ nhằm tránh không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Thông tin tuyển sinh của các trường nghề còn nhiều hạn chế, chưa đến được các đối tượng ở các vùng sâu, vùng xa. Cơ sở dạy nghề và giáo dục trên địa bàn Tỉnh có sự chồng chéo, thiếu khoa học và thiếu sự thống nhất. Nhiều cơ sở

dạy nghề đăng kí hoạt động dạy nghề cùng ngành nghề. Sự liên thông đào tạo giữa các cấp trình độ của hệ thống đào tạo nghề và hệ thống giáo dục đôi khi cũng có sự chồng chéo nên ảnh hưởng đến việc thu hút người học.

Từ thực trạng trên đây, Ủy ban nhân dân tỉnh quy hoạch đồng bộ hệ thống cơ sở dạy nghề do Sở Lao động thương binh và xã hội và hệ thống giáo dục do Sở Giáo dục và đào tạo quản lý. Cụ thể là đối với cấp tỉnh chỉ thành lập duy nhất một trường đại học và một trường cao đẳng nghề. Còn ở mỗi huyện, thị cũng chỉ thành lập duy nhất 1 trường trung cấp nghề đào tạo trình độ trung cấp, 1 trung tâm dạy nghề đào tạo trình độ sơ cấp.

Sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông thành lập bộ phận hướng nghiệp để phối hợp với các đơn vị tổ chức tư vấn tuyển sinh học nghề tại đơn vị.

Sở Lao động thương binh và xã hội phối hợp với sở giáo dục và đào tạo thành lập đội tuyên truyền tư vấn học nghề của tỉnh, đồng thời tổ chức cho các cán bộ nghiệp vụ của trường nghề đến các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông tư vấn tuyển sinh thông qua thông qua các buổi họp như họp phụ huynh, họp chủ nhiệm lớp, sinh hoạt đầu tuần nhằm tuyên truyền cho các bậc phụ huynh nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học nghề.

Tổ chức ngày hội tuyển sinh đào tạo nghề của tỉnh theo định kì hàng năm với thành phần bao gồm học sinh đang học tập tại các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên đồng thời phát hành tài liệu những điều cần biêt về tuyển sinh học nghề để phổ biến rộng rãi đến học sinh đang học trung học cơ sở và trung học phổ thông.

2.2.2.4. Thực tiễn thực hiện đề án gắn giáo dục và đào tạo nghề ở tỉnh Bắc Giang

Theo Kim Thúy (2013), việc phân luồng học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông chưa rõ ràng, việc phối hợp tư vấn, định hướng nghề nghiệp giữa trường nghề với chính quyền địa phương và các trường phổ thông chưa chặt chẽ do thiếu sự quan tâm chỉ đạo từ cấp trên. Đa số học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở còn mơ hồ, chưa có định hướng đúng đắn về ngành nghề theo học, thích làm thầy hơn làm thợ.

của xã hội. Bên cạnh đó hệ thống các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện phân luồng học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông vào học nghề còn thiếu đồng bộ. Một số cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở chưa xác định rõ trách nhiệm đối với công tác tuyên truyền, vận động phân luồng học sinh học nghề do đó phần lớn nhân dân chưa nhận thức đầy đủ vai trò của đào tạo nghề đối với phát triển kinh tế-xã hội để định hướng cho con em đi học nghề.

Đối tượng đăng kí học nghề phần lớn là con em dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, lực học trung bình, ý thức kỉ luật chưa cao nên nhà trường gặp rất nhiều khó khăn trong việc quản lí, rèn luyện học sinh. Chỉ tiêu biên chế giáo viên còn thiếu nhiều, hầu hết là cán bộ trẻ, giáo viên hợp đồng lại phải kiêm nhiệm nhiều công việc ảnh hưởng đến công tác chuyên môn, tuyển sinh, quản lý học sinh của trường. Do đó trường cần tăng cường phối hợp với các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các ngành chuyên môn để tuyên truyền chủ trương, chính sách pháp luật về dạy nghề và việc làm để nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của học nghề để lập nghiệp.

Như vậy, gắn giáo dục với đào tạo nghề là chính sách của Nhà nước Việt Nam và đã được triển khai thực hiện trên phạm vi cả nước. Bên cạnh những mặt đạt được còn nhiều vấn đề đặt ra cần được xem xét, khắc phục như tuyển sinh, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề, sự chồng chéo giữa các cơ sở đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thực hiện đề án gắn giáo dục với đào tạo nghề cho học viên của trung tâm giáo dục thường xuyên các huyện vùng cao tỉnh hà giang (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)