Năng lực tiếng Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu trạng thái đa ngữ tại huyện mường chà tỉnh điện biên (Trang 97 - 111)

2. Cơ sở lý thuyết

3.1. Năng lực ngôn ngữ của ngƣời dân tộc thiểu số ở Mƣờng Chà

3.1.1. Năng lực tiếng Việt

Với 5 mức độ đánh giá năng lực ngôn ngữ mà luận án đã phân chia, kết quả khảo sát trên 956 ngƣời dân tộc thiểu số ở huyện Mƣờng Chà cho thấy về khả năng ngôn ngữ của họ nhƣ sau:

Bảng 3.1: Khả năng tiếng Việt của ngƣời dân

Khả năng tiếng Việt Tổng Tỉ lệ %

Không biết 0 0%

Chỉ chào hỏi đƣợc 2 0.2%

Chỉ có thể giao tiếp đơn giản 88 9.2% Nói thạo, không biết chữ 106 11.1%

100% ngƣời dân đều biết tiếng Việt và tỉ lệ 79,5% tổng số ngƣời dân biết chữ tiếng Việt và chỉ có 20,5% mù chữ theo chúng tôi là một tỉ lệ cao đối với một huyện miền núi còn nhiều khó khăn nhƣ Mƣờng Chà. Trong thực tế tỉ lệ ngƣời dân mù chữ có thể cao hơn nếu xét theo tiêu chí xác định mù chữ nhƣ các quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo nhƣng trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, thì con số này chỉ xét việc biết chữ ở mức độ đơn giản (nhƣ đã trình bày ở trên). Mặc dù chỉ có 12.4% ngƣời dân xác nhận họ không đƣợc đến trƣờng nhƣng lại có 20,5% ngƣời dân mù chữ. Điều này cho thấy vẫn còn những ngƣời dân thuộc nhóm đối tƣợng tái mù. Họ đã từng biết chữ nhƣng qua thời gian, do không sử dụng nhiều nên rơi vào tình trạng tái mù chữ. Và qua tìm hiểu của chúng tôi, Mƣờng Chà đang rất tích cực khắc phục tình trạng này. Những lớp học phổ cập đã và đang đƣợc thực hiện rất có hiệu quả ở Mƣờng Chà.

Để có thể đánh giá cụ thể và chi tiết hơn về năng lực tiếng Việt của ngƣời dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Mƣờng Chà, chúng tôi sẽ đánh giá trên những biến độc lập nhƣ giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, dân tộc, trình độ học vấn, mức độ thƣờng xuyên của việc đi khỏi làng và tình hình kinh tế của gia đình.

Ở các bảng báo cáo về năng lực ngôn ngữ, từ kết quả phân tích trên phần mềm SPSS, chúng tôi đều đã tính toán X2(Chi – bình phƣơng - chỉ số kiểm định giả thuyết thống kê) để kiểm tra mức độ tƣơng quan giữa năng lực tiếng Việt với các biến độc lập khác là giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn, mức độ thƣờng xuyên của việc đi khỏi làng và tình hình kinh tế của gia đình. Theo lý thuyết về xác suất thống kê, nếu X2

nhỏ hơn hoặc bằng 0,05 thì sự khác biệt đƣợc coi là có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 95%, nếu X2 nhỏ hơn hoặc bằng 0,01 thì sự khác biệt đƣợc coi là có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 99% tức là giữa hai biến có mối quan hệ bản chất nghĩa là nếu ta nghiên cứu trên nhóm đối tƣợng khác thì kết quả vẫn không đổi và ngƣợc lại.

3.1.1.1. Mối tương quan giữa năng lực tiếng Việt và giới tính

Kết quả xét năng lực tiếng Việt trong mối quan hệ với giới tính theo từng dân tộc đƣợc trình bày trong bảng 3.2.

Bảng 3.2: Năng lực tiếng Việt của ngƣời dân từng dân tộc theo giới tính Dân tộc Dân tộc

Năng lực TV

Thái Mông Khơ Mú Tổng

Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ

Chỉ chào hỏi đƣợc 0 0% 0 0% 0 0% 0 0% 2 1.3% 0 0% 2 0.4% 0 0% Chỉ có thể giao

tiếp đơn giản

8 5.3% 12 8.6% 5 3.1% 9 4.6% 24 15% 30 19.7% 37 7.8% 51 10.5% Nói thạo, không

biết chữ 12 8% 14 10.1% 18 11.1% 28 14.6% 15 9.3% 19 12.5% 45 9.6% 61 12.6% Nói thạo, biết

chữ 130 86.7% 113 81.3% 139 85.8% 156 80.8% 119 74.4% 103 67.8% 388 82.2% 372 76.9% Tổng 150 100% 139 100% 162 100% 193 100% 160 100% 152 100% 472 100% 484 100% X2 0.522 0.385 0.066

Bảng số liệu 3.2 cho thấy khả năng tiếng Việt tƣơng đối đồng đều giữa các dân tộc xét theo giới tính. Trên tổng thể 956 đối tƣợng khảo sát, nam giới có tỉ lệ biết chữ cao (82,2%) hơn so với nữ giới (76,9%). Tuy nhiên sự chênh lệch trình độ giữa nam giới và nữ giới là không nhiều.

Xét trong từng dân tộc, kết quả trên cho thấy ở nhóm năng lực tiếng Việt cao nhất là nói thạo, biết chữ thì sự chênh lệch giữa nam và nữ ở ngƣời Mông là thấp nhất (85,8 – 80,8 = 5%), tiếp đến là ngƣời Thái (86,7 – 81,3 = 5,4%) và ở ngƣời Khơ Mú là cao nhất (74,4 – 67,8 = 9,6%) và ở cả ba dân tộc thì tỉ lệ này ở nam đều cao hơn so với nữ. Riêng ở nhóm đối tƣợng chỉ chào hỏi đƣợc bằng tiếng Việt thì chỉ có 2 ngƣời và 2 ngƣời này đều là ngƣời dân tộc Khơ Mú. Đối với nhóm chỉ biết giao tiếp đơn giản bằng tiếng Việt thì tỉ lệ cao nhất lại ở ngƣời Khơ Mú với 19,8% nam và 15% nữ; ở ngƣời Thái là 8,6% nam và 5,3% nữ còn ở ngƣời Mông là 4,6% và 3,1%.

Những kết quả trên có thể cho ta bƣớc đầu kết luận rằng ngƣời Thái có năng lực tiếng Việt cao nhất, tiếp đến là ngƣời Mông và ngƣời Khơ Mú có năng lực tiếng

Việt thấp nhất. Về giới tính thì ở cả ba dân tộc, nam giới đều có năng lực tiếng Việt cao hơn so với nữ giới. Điều này có thể lý giải một phần bởi qua nghiên cứu, chúng tôi thấy nam giới đƣợc đến trƣờng nhiều hơn, có nhiều cơ hội đi ra khỏi làng và giao lƣu văn hóa hơn so với nữ giới. Ở góc độ về sự bình đẳng giới thì kết quả này phản ánh phần nào sự bất bình đẳng tƣơng đối giữa hai giới.

Tuy nhiên, chỉ số X2 ở cả 3 dân tộc đều lớn hơn 0,05 nên có thể kết luận rằng về năng lực tiếng Việt thì giới tính không phải là yếu tố quyết định. Mối quan hệ giữa giới tính và năng lực tiếng Việt không phải là mối quan hệ mang tính bản chất. Do vậy, kết quả nghiên cứu này chỉ đúng trong nhóm đối tƣợng ở phạm vi nghiên cứu của đề tài và hoàn toàn có thể thay đổi nếu áp dụng trên một nhóm đối tƣợng khác.

3.1.1.2. Mối tương quan giữa năng lực tiếng Việt và tuổi tác

Kết quả xét năng lực tiếng Việt trong mối quan hệ với tuổi tác theo từng dân tộc đƣợc trình bày trong bảng 3.3.

Bảng 3.3: Khả năng tiếng Việt của ngƣời dân từng dân tộc theo độ tuổi

Tuổi Dân tộc

Khả năng TV Thái Mông Khơ Mú Tổng

<20

Chỉ chào hỏi đƣợc 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) Chỉ giao tiếp đơn giản 0 (0%) 1 (1.1%) 2 (2.5%) 3 (1.2%) Nói thạo, không biết chữ 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) Nói thạo, biết chữ 89 (100%) 89 (98.9%) 78 (97.5%) 256 (98.8%)

Tổng nhóm 89 (100%) 90 (100%) 80 (100%) 259 (100%)

20-35

Chỉ chào hỏi đƣợc 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) Chỉ giao tiếp đơn giản 4 (4.8%) 1 (1.3%) 20 (19%) 25 (9.3%) Nói thạo, không biết chữ 1 (1.2%) 2 (2.5%) 0 (0%) 3 (1.1%) Nói thạo, biết chữ 79 (94%) 77 (96.2%) 85 (81%) 241 (89.6%)

Tổng nhóm 84 (100%) 80 (100%) 105(100%) 269 (100%)

36-50

Chỉ chào hỏi đƣợc 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) Chỉ giao tiếp đơn giản 2 (3.3.%) 2 (2%) 19 (24.7%) 23 (9.5%) Nói thạo, không biết chữ 7 (11.7%) 12 (11.5%) 12 (15.6%) 31 (12.9%) Nói thạo, biết chữ 51 (85%) 90 (86.5%) 46 (59.7%) 187 (77.6%)

Tổng nhóm 60 (100%) 104(100%) 77(100%) 241(100%)

Chỉ giao tiếp đơn giản 6 (15%) 7 (10.9%) 7 (20%) 20 (14.4%) Nói thạo, không biết chữ 14 (35%) 20 (31.3%) 15 (42.8%) 49 (35.3%) Nói thạo, biết chữ 20 (50%) 37 (57.8%) 13 (37.2%) 70 (50.3%)

Tổng nhóm 40 (100%) 64 (100%) 35 (100%) 139 (100%)

>70

Chỉ chào hỏi đƣợc 0 (0%) 0 (0%) 2 (13.3%) 2 (4.2%) Chỉ giao tiếp đơn giản 8 (50%) 3 (17.6%) 6 (40%) 17 (35.4%) Nói thạo, không biết chữ 4 (25%) 9 (53%) 7 (46.7%) 20 (41.6%) Nói thạo, biết chữ 4 (25%) 5 (29.4%) 0 (0%) 9 (18.8%)

Tổng nhóm 16 (100%) 17 (100%) 15 (100%) 48 (100%)

X2 0 0 0

Xét theo độ tuổi, kết quả khảo sát ở bàng 3.3 đã cho thấy ở cả 3 dân tộc thuộc phạm vi khảo sát, những ngƣời trẻ có khả năng tiếng Việt cao hơn so với nhóm đối tƣợng lớn tuổi. Cụ thể:

Ở nhóm tuổi dƣới 20, số ngƣời biết chữ tiếng Việt gần nhƣ tuyệt đối. Trong số 259 ngƣời ở độ tuổi này, chỉ có 3 ngƣời có năng lực tiếng Việt ở mức giao tiếp đơn giản trong đó có 1 ngƣời Mông và 2 ngƣời Khơ Mú. 100% ngƣời Thái ở độ tuổi dƣới 20 đều biết chữ tiếng Việt.

Ở nhóm tuổi 20 – 35, số ngƣời biết chữ tiếng Việt vẫn chiếm tỉ lệ cao (89,6%). Tuy nhiên, tỉ lệ này ở các dân tộc có sự chênh lệch tƣơng đối khi ở ngƣời Thái và ngƣời Mông thì có trên 90% số ngƣời trong độ tuổi này biết chữ tiếng Việt trong khi ở ngƣời Khơ Mú chỉ có 81%. Có 25/269 ngƣời trong độ tuổi này chỉ có thể giao tiếp đơn giản bằng tiếng Việt thì đã có 20 ngƣời là ngƣời Khơ Mú, 4 ngƣời Thái và 1 ngƣời Mông. Nhƣ vậy, ở nhóm tuổi 20 – 35 thì tỉ lệ ngƣời Mông biết chữ tiếng Việt là cao nhất, sau đó đến ngƣời Thái và ngƣời Khơ Mú có tỉ lệ này thấp nhất.

Ở nhóm tuổi 36 – 50, số ngƣời biết chữ tiếng Việt trong tổng số 241 ngƣời đƣợc phỏng vấn là 77,6%. Nhƣng tỉ lệ này chênh lệch rất rõ giữa các dân tộc. Ngƣời Thái có đến 85% số ngƣời trong độ tuổi này biết chữ tiếng Việt và ở ngƣời Mông là 86,5% thì ở ngƣời Khơ Mú chỉ có 59,7%. 24,7% còn lại của ngƣời Khơ Mú trong nhóm tuổi chỉ có thể giao tiếp đơn giản bằng tiếng Việt.

Đối với nhóm tuổi 51 – 70 thì chỉ có 50,3% số ngƣời đƣợc phỏng vấn biết chữ tiếng Việt. Ngƣời Khơ Mú ở nhóm tuổi này lại là dân tộc có tỉ lệ biết chữ thấp nhất với 37,2% trong khi ở ngƣời Thái là 50% và ngƣời Mông là 57,8%. Tuy nhiên, trong số những ngƣời không biết chữ ở cùng độ tuổi thì ở ngƣời Khơ Mú tất cả đều chỉ có thể giao tiếp đơn giản bằng tiếng Việt. Trong khi đó, ngƣời Thái và ngƣời Mông ở nhóm tuổi này không biết chữ nhƣng phần lớn có thể nói thạo bằng tiếng Việt.

Đối với nhóm tuổi trên 70 thì tỉ lệ ngƣời dân biết chữ là thấp nhất (chỉ có 18,8%). Xét ở từng dân tộc thì ngƣời Khơ Mú không có ai trong độ tuổi này biết chữ; 46,7% có thể nói thạo và có đến 40% chỉ có thể giao tiếp đơn giản bằng tiếng Việt. Với ngƣời Thái ở nhóm tuổi này thì tỉ lệ biết chữ là 25% bằng với tỉ lệ ngƣời nói thạo mà không biết chữ, 50% còn lại có khả năng tiếng Việt ở mức giao tiếp đơn giản. Ngƣời Mông trên 70 tuổi có 29,4% biết chữ, 53% không biết chữ nhƣng nói thạo, tỉ lệ này cao nhất trong ba dân tộc. Có 2/956 ngƣời đƣợc phỏng vấn chỉ chào hỏi đƣợc bằng tiếng Việt là 2 ngƣời Khơ Mú ở độ tuổi này. Nhƣ vậy, trong nhóm tuổi trên 70, ngƣời Mông có khả năng tiếng Việt cao nhất sau đó đến ngƣời Thái và ngƣời Khơ Mú là thấp nhất.

Xét trên tổng thể, có thể kết luận đối với ngƣời dân tộc thiểu số ở Mƣờng Chà năng lực tiếng Việt tỉ lệ nghịch với độ tuổi, ngƣời có tuổi càng trẻ thì năng lực tiếng Việt càng cao và những ngƣời càng lớn tuổi thì khả năng tiếng Việt càng thấp. Kết quả này phản ánh đúng thực tế phát triển hiện tại, rằng lớp trẻ đƣợc đến trƣờng nhiều hơn, có trình độ học vấn cao hơn và cơ hội giao lƣu, tiếp xúc nhiều hơn. Đây cũng là tín hiệu vui cho sự phát triển kinh tế - xã hội của ngƣời dân tộc thiểu số ở Mƣờng Chà.

Chỉ số X2 ở cả ba dân tộc đều xấp xỉ bằng 0 cho thấy mối quan hệ giữa độ tuổi và năng lực tiếng Việt là mối quan hệ mang tính bản chất. Nhƣ vậy, tuổi tác là một yếu tố có vai trò quyết định đến năng lực ngôn ngữ của ngƣời dân tộc thiểu số ở Mƣờng Chà.

3.1.1.3. Mối tương quan giữa năng lực tiếng Việt và trình độ học vấn

Kết quả xét năng lực tiếng Việt trong mối quan hệ với trình độ học vấn theo từng dân tộc đƣợc trình bày trong bảng 3.4.

Bảng 3.4: Khả năng tiếng Việt của ngƣời dân theo trình độ học vấn Trình Trình

độ

Dân tộc

Khả năng TV Thái Mông Khơ Mú Tổng

Không đi học

Chỉ chào hỏi đƣợc 0 (0)% 0 (0)% 2 (3.4%) 2 (1.7%) Chỉ giao tiếp đơn giản 12 (50%) 14 (40%) 52 (88.1%) 78 (66.1%) Nói thạo, không biết chữ 12 (50%) 21 (60%) 5 (8.5%) 38 (32.2%) Nói thạo, biết chữ 0 (0)% 0 (0)% 0 (0)% 0 (0)%

Tổng nhóm 24 (100%) 35 (100%) 59 (100%) 118(100%)

Tiểu học

Chào hỏi đƣợc 0 (0)% 0 (0)% 0 (0)% 0 (0)% Chỉ giao tiếp đơn giản 0 (0)% 0 (0)% 2 (1.1%) 2 (0.5%) Nói thạo, không biết chữ 8 (11%) 18 (11.8%) 16 (8.8%) 42 (10.3%) Nói thạo, biết chữ 65 (89%) 135(88.2%) 164(90.1%) 364(89.2%)

Tổng nhóm 73 (100%) 153(100%) 182(100%) 408(100%)

THCS

Chỉ chào hỏi đƣợc 0 (0)% 0 (0)% 0 (0)% 0 (0)% Chỉ giao tiếp đơn giản 8 (6.2%) 0 (0%) 0 (0%) 8 (2.4%) Nói thạo, không biết chữ 6 (4.6%) 7 (5%) 13 (20.7%) 26 (7.8%) Nói thạo, biết chữ 116(89.2%) 132(95%) 50 (79.3%) 298(89.8%)

Tổng nhóm 130(100%) 139(100%) 63(100%) 332(100%)

THPT

Chỉ chào hỏi đƣợc 0 (0)% 0 (0)% 0 (0)% 0 (0)% Chỉ giao tiếp đơn giản 0 (0)% 0 (0)% 0 (0)% 0 (0)% Nói thạo, không biết chữ 0 (0)% 0 (0)% 0 (0)% 0 (0)% Nói thạo, biết chữ 49 (100%) 20 (100%) 4 (100%) 73 (100%)

Tổng nhóm 49 (100%) 20 (100%) 4 (100%) 73 (100%) Cao đẳng - Đại học Chỉ chào hỏi đƣợc 0 (0)% 0 (0)% 0 (0)% 0 (0)% Chỉ giao tiếp đơn giản 0 (0)% 0 (0)% 0 (0)% 0 (0)% Nói thạo, không biết chữ 0 (0)% 0 (0)% 0 (0)% 0 (0)% Nói thạo, biết chữ 13 (100%) 8 (100%) 4 (100%) 25 (100%)

Tổng nhóm 13 (100%) 8 (100%) 4 (100%) 25 (100%)

X2 0 0 0

Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy khả năng tiếng Việt của ngƣời dân tỉ lệ thuận với trình độ học vấn của họ.

Với 118 ngƣời dân không đƣợc đến trƣờng thì 66,1% số đó chỉ có thể giao tiếp đơn giản bằng tiếng Việt. Xét trong từng dân tộc, ở ngƣời Khơ Mú, tỉ lệ ngƣời dân không đi học chỉ biết giao tiếp đơn giản bằng tiếng Việt là 88,1% và chỉ có 8,5% có thể nói thạo. Với những ngƣời Thái không đến trƣờng thì 50% có thể nói thạo và 50% có thể giao tiếp

đơn giản bằng tiếng Việt. Với ngƣời Mông thì tỉ lệ ngƣời có thể nói thạo cao nhất với 60% và 40% còn lại trong số những ngƣời không đến trƣờng biết giao tiếp tiếng Việt ở mức đơn giản. 2 ngƣời Khơ Mú chỉ biết chào hỏi bằng tiếng Việt cũng nằm trong nhóm này. Nhƣ vậy, có thể thấy đối với những ngƣời dân không đƣợc đến trƣờng thì ngƣời Mông có khả năng tiếng Việt cao nhất và ngƣời Khơ Mú thấp nhất.

Với 408 ngƣời dân có trình độ ở bậc tiểu học thì có 89,2% biết chữ tiếng Việt. Nhƣ vậy vẫn có đến 10,8% số ngƣời dân đƣợc đi học đến bậc tiểu học bị tái mù. Xét ở từng dân tộc thì tỉ lệ biết chữ ở ngƣời Mông trong nhóm trình độ này là thấp nhất (88,2%), ở ngƣời Thái là 99% và ngƣời Khơ Mú là 90,1%. Tuy nhiên, với những ngƣời bị tái mù thì ngƣời Thái và ngƣời Mông đều nói thạo tiếng Việt trong khi có 2 ngƣời Khơ Mú chỉ có thể giao tiếp đơn giản bằng tiếng Việt. Đối với nhóm ngƣời dân có trình độ THCS thì tỉ lệ biết chữ là 89,8% nhƣng kết quả có sự sai khác khá rõ giữa các dân tộc. Tỉ lệ này ở ngƣời Khơ Mú là 79,3%, trong khi ở ngƣời Thái là 89,2% và ngƣời Mông là 95%. Nhƣ vậy, ở nhóm trình độ THCS ngƣời Khơ Mú có tỉ lệ biết chữ thấp nhất đồng nghĩa với việc có tỉ lệ tái mù cao nhất. Với hai nhóm trình độ cao là THPT và Cao đẳng - Đại học thì tỉ lệ biết chữ tiếng Việt là tuyệt đối với 100% ở cả ba dân tộc.

Kết quả ở bảng 3.4 đã chứng minh mối tƣơng quan rất rõ giữa trình độ học vấn và năng lực tiếng Việt. Với chỉ số X2 ở cả ba dân tộc đều bằng 0 giúp ta có thể kết luận rằng trình độ học vấn là một yếu tố có vai trò quyết định đến năng lực ngôn ngữ của ngƣời dân tộc thiểu số ở Mƣờng Chà. Kết quả là hoàn toàn hợp tự nhiên và không có gì bất thƣờng vì những ngƣời đƣợc đến trƣờng và có cơ hội học hành lên cao thì năng lực tiếng Việt chắc chắn cũng sẽ đƣợc tăng cƣờng và phát triển.

3.1.1.4. Mối tương quan giữa năng lực tiếng Việt và nghề nghiệp

Với 8 nhóm nghề nghiệp mà chúng tôi đã phân loại theo nhƣ trình bày trong chƣơng 2 ở trên thì kết quả khảo sát về năng lực tiếng Việt sẽ đƣợc báo cáo cụ thể trong bảng 3.5 nhƣ sau:

Bảng 3.5: Khả năng tiếng Việt của ngƣời dân theo nghề nghiệp Nghề Nghề

nghiệp

Dân tộc

Khả năng TV Thái Mông Khơ Mú Tổng

Học sinh

Chỉ chào hỏi đƣợc 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) Chỉ giao tiếp đơn giản 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) Nói thạo, không biết

chữ 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%)

Nói thạo, biết chữ 93 (100%) 79 (100%) 63 (100%) 235(100%)

Tổng nhóm 93 (100%) 79 (100%) 63 (100%) 235(100%)

Nội trợ

Chỉ chào hỏi đƣợc 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) Chỉ giao tiếp đơn giản 2 (18.2%) 1 (12.5%) 11 (100%) 14 (46.6%) Nói thạo, không biết

chữ 5 (45.4%) 3 (37.5%) 0 (0%) 8 (26.7%) Nói thạo, biết chữ 4 (36.4%) 4 (50%) 0 (0%) 8 (26.7%)

Tổng nhóm 11 (100%) 8 (100%) 11 (100%) 30 (100%)

Nông dân

Chỉ chào hỏi đƣợc 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) Chỉ giao tiếp đơn giản 8 (5.8%) 12 (4.8%) 37 (17.5%) 57 (9.5%) Nói thạo, không biết

chữ 14 (10.2%) 38 (15.2%) 27 (12.7%) 79 (13.2%) Nói thạo, biết chữ 115(83.9%) 200(80%) 148(69.8%) 463(77.3%)

Tổng nhóm 137(100%) 250(100%) 212(100%) 599(100%)

Công nhân

Chỉ chào hỏi đƣợc 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) Chỉ giao tiếp đơn giản 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) Nói thạo, không biết

chữ 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%)

Nói thạo, biết chữ 5 (100%) 0 (0%) 0 (0%) 5 (100%)

Tổng nhóm 5 (100%) 0 (0%) 0 (0%) 5 (100%)

Giáo viên

Chỉ chào hỏi đƣợc 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) Chỉ giao tiếp đơn giản 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) Nói thạo, không biết

chữ 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%)

Nói thạo, biết chữ 7 (100%) 2 (100%) 0 (0%) 9 (100%)

Tổng nhóm 7 (100%) 2 (100%) 0 (0%) 9 (100%) Ngƣời làm nghề hành chính Chỉ chào hỏi đƣợc 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%)

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu trạng thái đa ngữ tại huyện mường chà tỉnh điện biên (Trang 97 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)