Tình hình nghiên cứu trong nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu trạng thái đa ngữ tại huyện mường chà tỉnh điện biên (Trang 28 - 41)

6. Cấu trúc của luận án

1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc

Vấn đề song (đa) ngữ xã hội là một trong những vấn đề trọng tâm khi nghiên cứu về ngôn ngữ và văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam từ quan điểm và phƣơng pháp ngôn ngữ học xã hội. Cho đến nay, đã có hàng chục tài liệu trực tiếp

hoặc gián tiếp đề cập đến vấn đề này. Ở Việt Nam, các tác giả quan tâm tới lĩnh vực này đi theo hai xu hƣớng. Hƣớng thứ nhất, nêu vấn đề song (đa) ngữ ở tầm vĩ mô của các nhà ngôn ngữ học nhƣ Hoàng Tuệ, Nguyễn Văn Khang, Hoàng Văn Hành, Trần Trí Dõi, Nguyễn Văn Lợi, Lý Toàn Thắng, … Hƣớng thứ hai, nghiên cứu về các trạng thái song ngữ Việt – Dân tộc thiểu số theo hƣớng xã hội – ngôn ngữ học tộc ngƣời của các tác giả nhƣ Bùi Khánh Thế và Đặng Thanh Phƣơng (1979), Hoàng Văn An (1981), Vƣơng Toàn (1986), tiếp theo hƣớng nghiên cứu này là loạt bài nghiên cứu về cảnh huống ngôn ngữ Nùng, Thái, Mƣờng của Viện Ngôn ngữ học (2002a, 2002b) và đặc biệt một số bài viết về thực trạng song ngữ Tày – Việt, H’mông – Việt, Dao – Việt, Khơme – Việt của Đặng Thanh Phƣơng, Nguyễn Hữu Hoành, Tạ Văn Thông, Đinh Lƣ Giang, Nguyễn Thị Huệ, Hà Thị Tuyết Nga, Phạm Văn Trƣờng, Nguyễn Hoàng Lan… và một số nhà nghiên cứu khác. Những nghiên cứu này góp phần cho thấy tính đa dạng và phức tạp của hiện tƣợng song (đa) ngữ tại các vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Nhìn chung, những vấn đề chính mà những nghiên cứu gần đây về hiện tƣợng này đã đặt ra là:

1.1.2.1. Nghiên cứu lý luận về tiếp xúc ngôn ngữ và mối quan hệ giữa song ngữ và tiếp xúc ngôn ngữ

Tiếp xúc ngôn ngữ là một hiện tƣợng phổ biến trong đời sống giao tiếp. Vấn đề này đã đƣợc đặt ra từ lâu trong nghiên cứu ngôn ngữ và đã trở thành một khuynh hƣớng nghiên cứu của ngôn ngữ học. Theo từ điển International Encyclopedia of Linguistics (quyển 4, tr. 310) thì tiếp xúc ngôn ngữ là:

Một cảnh huống kề cận nhau về mặt địa lý hoặc gần gũi về mặt xã hội của các ngôn ngữ hoặc phương ngữ, do đó một mức độ song ngữ dần xuất hiện trong phạm vi một cộng đồng, và do vậy các ngôn ngữ bắt đầu ảnh hưởng với nhau (như thông qua việc vay mượn từ ngữ hoặc thay đổi trong cách phát âm).

Nguyên văn: “Language contact: A situation of geographical continuty or close social proximity between languages or dialects, so that a degree of bilingualism comes to exist within a community, and the languages thus

begin to influence each other (e.g through loan words or pronunciation changes)”.

Cho đến nay, đối với vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ tồn tại nhiều quan điểm và cách tiếp cận khác nhau: tiếp cận từ quan điểm của ngôn ngữ học so sánh lịch sử và tiếp cận từ quan điểm của ngôn ngữ học xã hội.

Ngôn ngữ học so sánh - lịch sử với nhiệm vụ chính là xác định cội nguồn của các ngôn ngữ không thể không giải quyết vấn đề “tiếp xúc ngôn ngữ” và “vay mƣợn ngôn ngữ”. Một ngôn ngữ tồn tại trong lịch sử không thể đứng một mình mà luôn có sự giao lƣu, tiếp xúc với các ngôn ngữ khác và việc vay mƣợn các yếu tố của ngôn ngữ khác là hiện tƣợng thƣờng xuyên xảy ra. Chỉ khi xác định rõ vai trò của tiếp xúc và vay mƣợn trong lịch sử phát triển của một ngôn ngữ thì ngôn ngữ học so sánh - lịch sử mới có cơ sở để lý giải về nguồn gốc và quá trình hình thành của ngôn ngữ đó.

Theo nghĩa thông thƣờng của ngôn ngữ học xã hội, tiếp xúc ngôn ngữ là sự tác động qua lại giữa hai hay nhiều ngôn ngữ tạo ra những ảnh hƣởng lẫn nhau đối với cấu trúc và vốn từ của chúng. Sự tác động lẫn nhau này chính là hệ quả của điều kiện xã hội quy định sự tiếp xúc ngôn ngữ nhƣ tiếp xúc về kinh tế, tiếp xúc về chính trị, tiếp xúc về văn hóa... Nếu nhƣ ngôn ngữ học cấu trúc chú ý tới tiếp xúc ở mặt cá nhân thì ngôn ngữ học xã hội chú ý đến tiếp xúc ở cộng đồng giao tiếp. Khi nói đến hệ quả của tiếp xúc ở ngôn ngữ học cấu trúc, ngƣời ta hay nói đến hiện tƣợng chệch chuẩn ở một cá nhân. Song, ở ngôn ngữ học xã hội, ngƣời ra chú ý đến hiện tƣợng chệch chuẩn của cả cộng đồng.

Giữa vấn đề song ngữ và tiếp xúc ngôn ngữ có một mối quan hệ qua lại chặt chẽ, quy định lẫn nhau. Không một nhà nghiên cứu nào khi nghiên cứu tiếp xúc ngôn ngữ mà bỏ qua vấn đề song ngữ và cũng không có một nghiên cứu về song ngữ nào mà không trình bày các vấn đề về lý thuyết tiếp xúc ngôn ngữ. Tuy nhiên cách quan niệm về mối quan hệ giữa song ngữ và tiếp xúc ngôn ngữ không hoàn toàn giống nhau ở các nhà nghiên cứu và điều này một phần do cách tiếp cận khác nhau đối với vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ.

Tác giả Nguyễn Văn Khang từ góc nhìn của ngôn ngữ học xã hội cho rằng: Tiếp xúc ngôn ngữ xảy ra khi con ngƣời bao gồm cá nhân hay cộng đồng ngƣời sử dụng hai hay nhiều ngôn ngữ. Hay nói cách khác, “tiếp xúc ngôn ngữ xuất hiện khi có hiện tượng đa ngữ dưới tác động của các nhân tố ngôn ngữ xã hội” [Nguyễn Văn Khang, 2012, tr.146]. Và nhà nghiên cứu này coi song ngữ là sự tiếp xúc bên ngoài của ngôn ngữ, tiếp xúc ở mặt ứng dụng để phân biệt với sự tiếp xúc ở mặt cấu trúc hay tiếp xúc trong nội bộ ngôn ngữ. Từ đó coi sự vay mƣợn từ vựng, giao thoa và lai tạp là hệ quả của tiếp xúc ngôn ngữ.

Tác giả Phan Ngọc khi nghiên cứu về vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ ở Đông Nam Á nhận định: “Cơ sở của lý luận tiếp xúc là hiện tượng song ngữ” [Phan Ngọc, 2011, tr.25].

Đứng trên quan điểm của ngôn ngữ học tiếp xúc, khi trình bày lý thuyết về tiếp xúc ngôn ngữ, tác giả Bùi Khánh Thế (2013) coi song ngữ là một hệ quả của tiếp xúc ngôn ngữ bên cạnh sự giao thoa và quy tụ ngôn ngữ. Tác giả Hoàng Văn Hành (2002a) khi nghiên cứu về cảnh huống và chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam cũng coi song ngữ là một hệ quả của tiếp xúc ngôn ngữ mặc dù những hệ quả mà tác giả này đƣa ra không hoàn toàn đồng nhất với quan điểm của Bùi Khánh Thế.

Tác giả Hoàng Tuệ trong một bài nghiên cứu về song ngữ đã coi song ngữ là một hiện tƣợng xã hội – tâm lý và nêu ra định nghĩa: “Song ngữ (bilinguisme) hoặc tiếp xúc ngôn ngữ nói chung là hiện tượng có hai hay nhiều hơn hai ngôn ngữ được sử dụng trong xã hội” [Hoàng Tuệ, 1992, tr.30]. Khi đƣa song ngữ và tiếp xúc ngôn ngữ vào trong cùng một định nghĩa thì ở một khía cạnh nào đấy, nhà nghiên cứu này đã đồng nhất song ngữ với tiếp xúc ngôn ngữ.

Dù coi song ngữ là hệ quả, là biểu hiện hay là cơ sở của tiếp xúc ngôn ngữ thì có một điều cũng không thể phủ nhận rằng song ngữ và tiếp xúc ngôn ngữ là hai vấn đề không thể tách rời nhau trong nghiên cứu. Có thể nói, song ngữ là cơ sở của tiếp xúc ngôn ngữ nhƣng đồng thời song ngữ cũng là biểu hiện của tiếp xúc ngôn ngữ.

1.1.2.2. Nghiên cứu về nguyên nhân, đặc điểm trạng thái đa ngữ tại các vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam

Khi nghiên cứu về hiện tƣợng song (đa) ngữ tại các vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam từ góc độ ngôn ngữ học xã hội vĩ mô, các tác giả Hoàng Tuệ, Nguyễn Văn Khang, Trần Trí Dõi đã lí giải các nhân tố làm nảy sinh hiện tƣợng song (đa) ngữ cũng nhƣ khái quát các đặc điểm của trạng thái song ngữ tại các vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

a. Các nhân tố xã hội làm nảy sinh hiện tượng đa ngữ

Theo tác giả Nguyễn Văn Khang (1999), hiện tƣợng đa ngữ là hệ quả tất yếu dƣới tác động của hàng loạt các nhân tố xã hội. Chẳng hạn nhƣ sự cộng cƣ giữa các dân tộc; sự di dân vì các lý do khác nhau; mối quan hệ giữa các ngôn ngữ về loại hình, cội nguồn; vấn đề giáo dục song ngữ... Trong đó, có một số nguyên nhân chính nhƣ sau:

Nguyên nhân đầu tiên là sự cộng cƣ của những ngƣời nói các ngôn ngữ khác nhau. Những ngƣời dùng các ngôn ngữ khác nhau chung sống với nhau trên cùng một lãnh thổ. Có nhiều lí do dẫn đến hiện tƣợng cộng cƣ nhƣng có một lí do quan trọng là xuất phát từ tình trạng di dân từ vùng lãnh thổ này sang vùng lãnh thổ khác. Lịch sử cho thấy, hiện tƣợng di dân do nguyên nhân về kinh tế, chiến tranh hay chính trị.

Thứ hai là đa ngữ do các nguyên nhân về chính trị, văn hóa, lịch sử trong đó có vai trò của chính quyền trong việc quy định sử dụng đa ngữ. Sự thay đổi về chế độ chính trị, sự liên minh về chính trị của các dân tộc khác nhau, sự bảo đảm quyền bình đẳng và quyền tự quyết dân tộc trong đó có vấn đề ngôn ngữ ở các quốc gia đa dân tộc cũng tạo nên trạng thái đa ngữ xã hội.

Giáo dục song ngữ trong các cộng đồng dân tộc cũng là nguyên nhân tạo nên trạng thái đa ngữ. Thoạt đầu, giáo dục song ngữ tạo nên hiện tƣợng song ngữ cá nhân. Tuy nhiên, khi giáo dục song ngữ đƣợc mở rộng trong cộng đồng, nhiều cá nhân song ngữ sẽ tạo nên trạng thái song ngữ xã hội. Hiện tƣợng song ngữ xã hội nhờ giáo dục có thể thấy rõ ở các vùng dân tộc thiểu số. Do nhu cầu giao tiếp và

nhu cầu của cuộc sống, ngƣời dân tộc thiểu số đều có quyền lợi và nghĩa vụ học ngôn ngữ giao tiếp chung – tiếng Việt. Kết quả là hiện tƣợng song ngữ tiếng Việt – tiếng mẹ đẻ thiểu số xuất hiện.

b. Những nét chính về thực trạng đa ngữ tại vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam

Những nghiên cứu về hiện tƣợng đa ngữ tại các vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam đã đi đến một số kết luận chung sau:

Nhìn một cách tổng quát thì ở các vùng dân tộc thiểu số ở nƣớc ta, loại hình song ngữ tiếng mẹ đẻ – tiếng Việt là loại hình chủ yếu, phổ biến, mang tính toàn dân nhƣng trình độ song ngữ ở các dân tộc không nhƣ nhau và ngay trong cùng một dân tộc nó cũng khác nhau ở những nhóm ngƣời ở vị trí địa lý và địa vị xã hội khác nhau. Nhóm ngƣời Tày, ngƣời Thái, ngƣời Mƣờng, ngƣời Nùng... ở phía Bắc và ngƣời Chăm, ngƣời Khơmer ở phía Nam nhìn chung có trình độ tiếng Việt tƣơng đối cao. Những dân tộc này do điều kiện sinh sống gần gũi, đôi khi đan xen với địa bàn của ngƣời Việt và nhất là do họ có một nền văn hóa dân tộc khá phát triển nên sử dụng tiếng Việt tƣơng đối thành thạo. Các dân tộc thiểu số còn lại khả năng sử dụng tiếng Việt còn thấp đặc biệt là những dân tộc quá ít ngƣời, điều kiện sinh hoạt thấp kém. Mặt khác, ngay trong cùng một dân tộc, trình độ song ngữ tiếng Việt – tiếng mẹ đẻ cũng không giống nhau. Những nghiên cứu cụ thể của các nhà nghiên cứu về thực trạng song ngữ của một số dân tộc thiểu số nhƣ nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Khang về ngƣời Mƣờng; nghiên cứu của Đặng Thanh Phƣơng về ngƣời Tày; nghiên cứu của nhóm tác giả Phạm Văn Hảo,Vũ Bá Hùng, Hà Quang Năng.... về ngƣời Thái; nghiên cứu của Hoàng Quốc về ngƣời Hoa; nghiên cứu của Đinh Lƣ Giang, Nguyễn Thị Thu Huệ về ngƣời Khơmer... đã góp phần chứng minh cho điều đó.

Trình độ song/đa ngữ phụ thuộc vào địa lý cƣ trú của mỗi vùng. Trong những vùng khác nhau, vai trò của tiếng Việt đƣợc phổ biến ở mức độ rất khác nhau. Thông thƣờng thì những vùng cƣ trú thành thị và gần thành thị thì trình độ song ngữ tiếng mẹ đẻ – tiếng Việt cao hơn còn phần cƣ trú ở vùng sâu, vùng xa thì trình độ song ngữ dân tộc – Việt thấp hơn. Có thể thấy đây là sự phản ánh phần nào kết quả phát triển song ngữ dân tộc – Việt theo con đƣờng tiếp xúc. Những vùng thấp,

gần thành thị, hoạt động sinh sống, giao lƣu văn hóa và thƣơng mại nhộn nhịp hơn. Ngƣợc lại ở vùng cao, xa thành thị hoạt động này kém phát triển hơn.

Nếu ở hai đặc điểm trên nói đến sự khác nhau của các cộng đồng đa ngữ giữa các dân tộc khác nhau và giữa các vùng khác nhau nhƣng đều là kiểu song ngữ tiếng mẹ đẻ – tiếng Việt thì đặc điểm thứ ba là sự tồn tại một trạng thái đa ngữ khác, trạng thái đa ngữ tiếng mẹ đẻ – tiếng mẹ đẻ – tiếng Việt. Đây là những cộng đồng mà cƣ dân ở tình trạng đa ngữ, trong đó ngôn ngữ thứ nhất là tiếng mẹ đẻ, ngôn ngữ thứ hai là một ngôn ngữ tuy của dân tộc thiểu số khác nhƣng có số dân đông hơn và đƣợc sử dụng rộng rãi ở trong vùng mà ngƣời ta thƣờng gọi là ngôn ngữ vùng. Tiếng Việt với tƣ cách là ngôn ngữ quốc gia đƣợc sử dụng hạn chế hơn ở những cộng đồng đa ngữ này. Đây là trƣờng hợp tiếng Tày, Nùng ở vùng Đông Bắc, tiếng Thái ở vùng Tây Bắc, tiếng Kơ Ho ở vùng Đắc Lắc... Có thể nói đây là một trạng thái đa ngữ có thực trong nhiều vùng ngôn ngữ của địa bàn ngôn ngữ các dân tộc thiểu số của nƣớc ta và những nghiên cứu cụ thể là rất cần thiết để giúp ta có thêm cách nhìn và xử lý phù hợp trong việc phát triển đa ngữ ở vùng dân tộc thiểu số một cách có chất lƣợng.

c. Các loại hình đa ngữ ở các vùng dân tộc thiểu số Việt Nam

Tác giả Trần Trí Dõi khi nghiên cứu về ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam đã nhận định ở các vùng dân tộc thiểu số tồn tại 3 trạng thái đa ngữ: đa ngữ bình đẳng, đa ngữ bất bình đẳng và đa ngữ tự nhiên.

* Đa ngữ bình đẳng (đa ngữ cân bằng)

Đây là trạng thái ở những cộng đồng đa ngữ mà các ngôn ngữ có trình độ phát triển và chức năng giao tiếp ngang nhau. Tại các cộng đồng này, các cá nhân đa ngữ hầu nhƣ có thể sử dụng các ngôn ngữ một cách thành thạo nhƣ nhau. Trạng thái đa ngữ này là trạng thái phổ biến ở các vùng dân tộc thiểu số mà ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ đã phát triển đến một trình độ nhất định nhƣ vùng của ngƣời Thái, ngƣời Mông ở Tây Bắc; ngƣời Tày, Nùng ở Đông Bắc... Ở đây, tiếng mẹ đẻ đƣợc sử dụng thƣờng xuyên và phổ biến ở mọi môi trƣờng giao tiếp cùng với tiếng phổ thông là tiếng Việt. Và hầu hết ngƣời dân tộc thiểu số ở những nơi này có thể sử dụng tiếng Việt thông thạo nhƣ tiếng mẹ đẻ của mình.

* Đa ngữ bất bình đẳng (đa ngữ ưu thế)

Đây là trạng thái đa ngữ tồn tại khi có một ngôn ngữ nổi lên, phát triển hơn và lấn át chức năng của các ngôn ngữ kia. Đây là trƣờng hợp của những ngƣời dân tộc thiểu số sinh sống ở đô thị, tách khỏi không gian xã hội của dân tộc mình. Hàng ngày những ngƣời này sử dụng tiếng Việt làm công cụ giao tiếp, công cụ phát triển tƣ duy và họ sử dụng tiếng Việt ở mức hoàn hảo. Còn đối với tiếng của dân tộc mình, họ chỉ hoặc sử dụng đƣợc nhƣng không thƣờng xuyên hoặc chỉ biết mà không sử dụng. Trạng thái đa ngữ này cũng có ở một vài dân tộc trong những trƣờng hợp đặc biệt. Chẳng hạn nhƣ cộng đồng dân tộc Ơ Đu ở Tƣơng Dƣơng. Do sống xen kẽ với ngƣời Thái ở trong vùng, ngôn ngữ thứ nhất của họ là tiếng Thái địa phƣơng chứ không phải là tiếng Ơ Đu. Tình trạng này kéo dài đã làm cho hiện nay nhiều ngƣời không nói đƣợc tiếng Ơ Đu nữa, một số ngƣời khác thì chỉ biết mà không có

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu trạng thái đa ngữ tại huyện mường chà tỉnh điện biên (Trang 28 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)