Khả năng tiếng Việt của ngƣời dân theo tình hình kinh tế gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu trạng thái đa ngữ tại huyện mường chà tỉnh điện biên (Trang 107 - 109)

gia đình

Một giả thuyết mà chúng tôi đặt ra khi nghiên cứu về năng lực ngôn ngữ của ngƣời dân tộc thiểu số là tình hình kinh tế gia đình có thể có tác động nhất định đến khả năng tiếng Việt của họ. Vì vậy, tình hình kinh tế gia đình đƣợc coi là một biến độc lập để đánh giá mức độ ảnh hƣởng đến khả năng tiếng Việt.

Bảng 3.6: Khả năng tiếng Việt của ngƣời dân theo tình hình kinh tế gia đình Tình hình Tình hình

kinh tế

Dân tộc

Khả năng TV Thái Mông Khơ Mú Tổng

Khó khăn

Chỉ chào hỏi đƣợc 0 (0%) 0 (0%) 2 (0.7%) 2 (0.3%) Chỉ giao tiếp đơn

giản 6 (9.7%) 14 (4%) 54 (18.4%) 74 (10.6%) Nói thạo, không

biết chữ 16 (25.8%) 46 (13.4%) 34 (11.5%) 96 (13.7%) Nói thạo, biết chữ 40 (64.5%) 284(82.6%) 204(69.4%) 528(75.4%)

Tổng nhóm 62 (100%) 344 (100%) 294 (100%) 700 (100%)

Bình thƣờng

Chỉ chào hỏi đƣợc 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) Chỉ giao tiếp đơn

giản 14 (6.3%) 0 (0%) 0 (0%) 14 (5.6%) Nói thạo, không

biết chữ 10 (4.5%) 0 (0%) 0 (0%) 10 (4%) Nói thạo, biết chữ 198(89.2%) 11 (100%) 18 (100%) 227(90.4%)

Tổng nhóm 222(100%) 11(100%) 18(100%) 251(100%)

Dƣ dả

Chỉ chào hỏi đƣợc 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) Chỉ giao tiếp đơn

giản 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) Nói thạo, không

biết chữ 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) Nói thạo, biết chữ 5 (100%) 0 (0%) 0 (0%) 5 (100%)

Tổng nhóm 5 (100%) 0 (0%) 0 (0%) 5 (100%)

Xét ở từng dân tộc, nhóm ngƣời dân tộc Thái có tình hình kinh tế khá hơn so với ngƣời dân tộc Mông và Khơ Mú. 198/289 (chiếm 68.5%) ngƣời Thái tự nhận kinh tế gia đình ở mức bình thƣờng trong khi con số này ở ngƣời Mông là 11/355 ngƣời (chiếm 3.1%) và ở ngƣời Khơ Mú là 18/312 ngƣời (chiếm 5.8%).

Về năng lực tiếng Việt, ở những đối tƣợng có hoàn cảnh kinh tế khó khăn thì tỉ lệ biết chữ cao nhất thuộc về ngƣời Mông với 82,6% và thấp nhất là ngƣời Thái với 64,5%. Ngƣợc lại, tỉ lệ ngƣời chỉ giao tiếp đơn giản bằng tiếng Việt ở ngƣời Khơ Mú thuộc nhóm này là cao nhất với 18,4%. Đối với những ngƣời có kinh tế gia đình ở mức bình thƣờng thì 100% ngƣời Mông và Khơ Mú đều biết chữ nhƣng ở ngƣời Thái chỉ có 89,2%. Tuy nhiên với 5 ngƣời tự nhận kinh tế là khá giả thì đều là ngƣời Thái.

Xét trên tổng thể, ở 700 ngƣời có hoàn cảnh khó khăn có 528 ngƣời biết chữ (chiếm 75.4%) trong khi ở 251 ngƣời có hoàn cảnh bình thƣờng thì có 227 ngƣời biết chữ (chiếm 90.4%). Với 5 ngƣời tự nhận có kinh tế dƣ dả thì tất cả đều biết chữ. Nhƣ vậy có thể thấy, hoàn cảnh kinh tế khó khăn cũng là một yếu tố khiến tỉ lệ mù chữ và tái mù ở ngƣời dân tộc thiểu số tăng cao. Tuy nhiên, chỉ số X2

ở cả ba dân tộc đều lớn hơn 0,05 nên kết quả này chỉ đúng với nhóm đối tƣợng đƣợc khảo sát và kinh tế không phải là yếu tố quyết định đến năng lực tiếng Việt của ngƣời dân.

3.1.1.6. Mối tương quan giữa năng lực tiếng Việt và mức độ thường xuyên của việc đi ra khỏi làng

Nhƣ đã trình bày trong phần về đối tƣợng khảo sát, bên cạnh yếu tố kinh tế gia đình thì mức độ thƣờng xuyên của việc đi ra khỏi làng (ra khỏi môi trƣờng tiếng mẹ đẻ) cũng đƣợc chúng tôi xem xét nhƣ một khả năng có thể tác động đến năng lực tiếng Việt của ngƣời dân tộc thiểu số. Điều này có thể lý giải rằng việc đi khỏi làng thƣờng xuyên hơn sẽ giúp ngƣời dân có nhiều cơ hội giao lƣu, tiếp xúc với ngƣời dân tộc khác. Và liệu điều này sẽ tác động nhƣ thế nào đến khả năng tiếng Việt của họ. Qua quá trình khảo sát, chúng tôi đã thu đƣợc kết quả sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu trạng thái đa ngữ tại huyện mường chà tỉnh điện biên (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)