Khả năng tiếng Việt của ngƣời dân từng dân tộc theo độ tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu trạng thái đa ngữ tại huyện mường chà tỉnh điện biên (Trang 100 - 103)

Tuổi Dân tộc

Khả năng TV Thái Mông Khơ Mú Tổng

<20

Chỉ chào hỏi đƣợc 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) Chỉ giao tiếp đơn giản 0 (0%) 1 (1.1%) 2 (2.5%) 3 (1.2%) Nói thạo, không biết chữ 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) Nói thạo, biết chữ 89 (100%) 89 (98.9%) 78 (97.5%) 256 (98.8%)

Tổng nhóm 89 (100%) 90 (100%) 80 (100%) 259 (100%)

20-35

Chỉ chào hỏi đƣợc 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) Chỉ giao tiếp đơn giản 4 (4.8%) 1 (1.3%) 20 (19%) 25 (9.3%) Nói thạo, không biết chữ 1 (1.2%) 2 (2.5%) 0 (0%) 3 (1.1%) Nói thạo, biết chữ 79 (94%) 77 (96.2%) 85 (81%) 241 (89.6%)

Tổng nhóm 84 (100%) 80 (100%) 105(100%) 269 (100%)

36-50

Chỉ chào hỏi đƣợc 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) Chỉ giao tiếp đơn giản 2 (3.3.%) 2 (2%) 19 (24.7%) 23 (9.5%) Nói thạo, không biết chữ 7 (11.7%) 12 (11.5%) 12 (15.6%) 31 (12.9%) Nói thạo, biết chữ 51 (85%) 90 (86.5%) 46 (59.7%) 187 (77.6%)

Tổng nhóm 60 (100%) 104(100%) 77(100%) 241(100%)

Chỉ giao tiếp đơn giản 6 (15%) 7 (10.9%) 7 (20%) 20 (14.4%) Nói thạo, không biết chữ 14 (35%) 20 (31.3%) 15 (42.8%) 49 (35.3%) Nói thạo, biết chữ 20 (50%) 37 (57.8%) 13 (37.2%) 70 (50.3%)

Tổng nhóm 40 (100%) 64 (100%) 35 (100%) 139 (100%)

>70

Chỉ chào hỏi đƣợc 0 (0%) 0 (0%) 2 (13.3%) 2 (4.2%) Chỉ giao tiếp đơn giản 8 (50%) 3 (17.6%) 6 (40%) 17 (35.4%) Nói thạo, không biết chữ 4 (25%) 9 (53%) 7 (46.7%) 20 (41.6%) Nói thạo, biết chữ 4 (25%) 5 (29.4%) 0 (0%) 9 (18.8%)

Tổng nhóm 16 (100%) 17 (100%) 15 (100%) 48 (100%)

X2 0 0 0

Xét theo độ tuổi, kết quả khảo sát ở bàng 3.3 đã cho thấy ở cả 3 dân tộc thuộc phạm vi khảo sát, những ngƣời trẻ có khả năng tiếng Việt cao hơn so với nhóm đối tƣợng lớn tuổi. Cụ thể:

Ở nhóm tuổi dƣới 20, số ngƣời biết chữ tiếng Việt gần nhƣ tuyệt đối. Trong số 259 ngƣời ở độ tuổi này, chỉ có 3 ngƣời có năng lực tiếng Việt ở mức giao tiếp đơn giản trong đó có 1 ngƣời Mông và 2 ngƣời Khơ Mú. 100% ngƣời Thái ở độ tuổi dƣới 20 đều biết chữ tiếng Việt.

Ở nhóm tuổi 20 – 35, số ngƣời biết chữ tiếng Việt vẫn chiếm tỉ lệ cao (89,6%). Tuy nhiên, tỉ lệ này ở các dân tộc có sự chênh lệch tƣơng đối khi ở ngƣời Thái và ngƣời Mông thì có trên 90% số ngƣời trong độ tuổi này biết chữ tiếng Việt trong khi ở ngƣời Khơ Mú chỉ có 81%. Có 25/269 ngƣời trong độ tuổi này chỉ có thể giao tiếp đơn giản bằng tiếng Việt thì đã có 20 ngƣời là ngƣời Khơ Mú, 4 ngƣời Thái và 1 ngƣời Mông. Nhƣ vậy, ở nhóm tuổi 20 – 35 thì tỉ lệ ngƣời Mông biết chữ tiếng Việt là cao nhất, sau đó đến ngƣời Thái và ngƣời Khơ Mú có tỉ lệ này thấp nhất.

Ở nhóm tuổi 36 – 50, số ngƣời biết chữ tiếng Việt trong tổng số 241 ngƣời đƣợc phỏng vấn là 77,6%. Nhƣng tỉ lệ này chênh lệch rất rõ giữa các dân tộc. Ngƣời Thái có đến 85% số ngƣời trong độ tuổi này biết chữ tiếng Việt và ở ngƣời Mông là 86,5% thì ở ngƣời Khơ Mú chỉ có 59,7%. 24,7% còn lại của ngƣời Khơ Mú trong nhóm tuổi chỉ có thể giao tiếp đơn giản bằng tiếng Việt.

Đối với nhóm tuổi 51 – 70 thì chỉ có 50,3% số ngƣời đƣợc phỏng vấn biết chữ tiếng Việt. Ngƣời Khơ Mú ở nhóm tuổi này lại là dân tộc có tỉ lệ biết chữ thấp nhất với 37,2% trong khi ở ngƣời Thái là 50% và ngƣời Mông là 57,8%. Tuy nhiên, trong số những ngƣời không biết chữ ở cùng độ tuổi thì ở ngƣời Khơ Mú tất cả đều chỉ có thể giao tiếp đơn giản bằng tiếng Việt. Trong khi đó, ngƣời Thái và ngƣời Mông ở nhóm tuổi này không biết chữ nhƣng phần lớn có thể nói thạo bằng tiếng Việt.

Đối với nhóm tuổi trên 70 thì tỉ lệ ngƣời dân biết chữ là thấp nhất (chỉ có 18,8%). Xét ở từng dân tộc thì ngƣời Khơ Mú không có ai trong độ tuổi này biết chữ; 46,7% có thể nói thạo và có đến 40% chỉ có thể giao tiếp đơn giản bằng tiếng Việt. Với ngƣời Thái ở nhóm tuổi này thì tỉ lệ biết chữ là 25% bằng với tỉ lệ ngƣời nói thạo mà không biết chữ, 50% còn lại có khả năng tiếng Việt ở mức giao tiếp đơn giản. Ngƣời Mông trên 70 tuổi có 29,4% biết chữ, 53% không biết chữ nhƣng nói thạo, tỉ lệ này cao nhất trong ba dân tộc. Có 2/956 ngƣời đƣợc phỏng vấn chỉ chào hỏi đƣợc bằng tiếng Việt là 2 ngƣời Khơ Mú ở độ tuổi này. Nhƣ vậy, trong nhóm tuổi trên 70, ngƣời Mông có khả năng tiếng Việt cao nhất sau đó đến ngƣời Thái và ngƣời Khơ Mú là thấp nhất.

Xét trên tổng thể, có thể kết luận đối với ngƣời dân tộc thiểu số ở Mƣờng Chà năng lực tiếng Việt tỉ lệ nghịch với độ tuổi, ngƣời có tuổi càng trẻ thì năng lực tiếng Việt càng cao và những ngƣời càng lớn tuổi thì khả năng tiếng Việt càng thấp. Kết quả này phản ánh đúng thực tế phát triển hiện tại, rằng lớp trẻ đƣợc đến trƣờng nhiều hơn, có trình độ học vấn cao hơn và cơ hội giao lƣu, tiếp xúc nhiều hơn. Đây cũng là tín hiệu vui cho sự phát triển kinh tế - xã hội của ngƣời dân tộc thiểu số ở Mƣờng Chà.

Chỉ số X2 ở cả ba dân tộc đều xấp xỉ bằng 0 cho thấy mối quan hệ giữa độ tuổi và năng lực tiếng Việt là mối quan hệ mang tính bản chất. Nhƣ vậy, tuổi tác là một yếu tố có vai trò quyết định đến năng lực ngôn ngữ của ngƣời dân tộc thiểu số ở Mƣờng Chà.

3.1.1.3. Mối tương quan giữa năng lực tiếng Việt và trình độ học vấn

Kết quả xét năng lực tiếng Việt trong mối quan hệ với trình độ học vấn theo từng dân tộc đƣợc trình bày trong bảng 3.4.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu trạng thái đa ngữ tại huyện mường chà tỉnh điện biên (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)