2. Cơ sở lý thuyết
1.2.3. Khái niệm năng lực ngôn ngữ và phƣơng pháp xác định năng lực ngôn ngữ
Khi tiếp cận đa ngữ từ phƣơng pháp ngôn ngữ học xã hội nhằm để nghiên cứu trạng thái đa ngữ thì vấn đề quan trọng và khó khăn trƣớc hết là các khái niệm về năng lực song ngữ, cũng nhƣ các thƣớc đo năng lực đó.
Colin Baker (2008) đã đƣa ra hàng loạt khái niệm xung quanh vấn đề năng lực ngôn ngữ, nhƣ khả năng, thành tựu, năng lực, sự thành thạo, kỹ năng … và sự phức tạp trong phân biệt các khái niệm này phản ánh sự phức tạp trong việc đo lƣờng năng lực ngôn ngữ. Hơn nữa, việc đo lƣờng này còn phụ thuộc vào mục đích của nó: đo lƣờng để làm gì? Có hàng loạt kiểu đo trình độ ngôn ngữ khác nhau nhƣ các bài kiểm tra dựa trên ứng xử ngôn ngữ (của Lambert, Havelka và Gardner, 1959; Macnarama, 1969) kiểm tra mức độ phức tạp của cấu trúc cú pháp (Reynell, 1969), kiểm tra từ vựng hình ảnh (Dunn, 1959)… (Trích theo [1]). Ngoài ra, về mặt triển khai nghiên cứu, quy mô nghiên cứu cũng có tính quyết định. Các nghiên cứu lớn theo kiểu điều tra đại trà, đi kèm các đợt điều tra dân số, đòi hỏi sự quan tâm của nhà nƣớc về vấn đề phân loại ngƣời song ngữ. Nếu số lƣợng các đối tƣợng không quá lớn, thì lý tƣởng nhất là xác định năng lực qua việc tổ chức các kỳ thi kiểm tra trình độ thƣờng thấy (nhƣ TOEFL, TOEIC, IELTS, JLPT, KLPT, HSK…) trên cơ sở một chuẩn đánh giá định sẵn (chẳng hạn ACTFL của Mỹ, chuẩn DELF hay DALF của Pháp). Một cách thƣờng đƣợc các nhà nghiên cứu đơn lẻ dùng là qua bảng hỏi điều tra, trong đó các cộng tác viên sẽ đƣợc hỏi về khả năng (các) ngôn ngữ của mình. Nhƣợc điểm ở đây thƣờng là việc các câu trả lời có thể bị chi phối bởi các yếu tố tâm lý, sự trả lời mang tính phục tùng, bởi sự ngộ nhận của bản thân về trình độ, bởi sự nhập nhằng giữa các khái niệm kỹ năng và sử dụng, bởi dụng ý hay kỳ vọng xã hội (social desirability) khi trả lời và có khi bởi tính mơ hồ của câu hỏi: các khái niệm “nói đƣợc”, “nói đủ”, “có khả năng giao tiếp”, “sử dụng nhiều”,
“nói rành”, “thích”, “hay”, “hơn” v.v. bao hàm sự mơ hồ rất lớn và đƣợc hiểu khác nhau tùy theo đối tƣợng đƣợc hỏi lẫn điều tra viên.
Do quy mô thực hiện đề tài mang tính cá nhân, phƣơng pháp đƣợc chọn ở đây là phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi (chi tiết bảng hỏi ở phụ lục). Trong bảng hỏi này, chúng tôi xác định các mức độ khác nhau của năng lực ngôn ngữ để ngƣời dân tộc thiểu số tự đánh giá. Mặt khác, chúng tôi cũng đánh giá năng lực ngôn ngữ của ngƣời đƣợc phỏng vấn thông qua chính quá trình phỏng vấn trực tiếp kết hợp với phƣơng pháp quan sát, tham dự. Sự tƣơng đối và có phần chủ quan trong đánh giá là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, với số lƣợng gần 1000 đối tƣợng khảo sát, kết quả tổng thể là hoàn toàn có thể tin cậy.