Tỉ lệ biết chữ dân tộc của ngƣời dân xét theo trình độ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu trạng thái đa ngữ tại huyện mường chà tỉnh điện biên (Trang 113 - 121)

Dân tộc

Trình độ Thái Mông Khơ Mú Tổng

Không đi học 0 0% 0 0% 0 0% 0 0% Tiểu học 16 30.8% 9 75% 0 0% 25 39% THCS 24 46.1% 0 0% 0 0% 24 37.5% THPT 8 15.4% 1 8.3% 0 0% 9 14.1% CĐ - ĐH 4 7.7% 2 16.7% 0 0% 6 9.4% Tổng 52 100% 12 100% 0 0% 64 100%

Những kết quả đƣợc thể hiện trong 3 bảng trên cho phép rút ra một số nhận xét: 100% ngƣời dân tộc thiểu số đƣợc phỏng vấn đều biết sử dụng ngôn ngữ dân tộc của họ ở mức độ nói thạo và đều khẳng định rằng trong gia đình hay bản làng của mình không có ai là không biết nói tiếng mẹ đẻ mình.

Đối với tiếng Thái và tiếng Mông – hai ngôn ngữ đã đƣợc sử dụng trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng thì 100% số ngƣời Thái và Mông đƣợc phỏng vấn đều trả lời là họ có thể hiểu rõ nội dung khi nghe đài phát thanh hay xem truyền hình. Điều này cũng hoàn toàn dễ lý giải khi tất cả những ngƣời đƣợc phỏng vấn đều sinh sống và lớn lên trong cộng đồng nói tiếng mẹ đẻ của họ, trong gia đình thì bố, mẹ, vợ/ chồng của họ cũng đều là ngƣời cùng dân tộc. Trong những đối tƣợng đƣợc khảo sát, với những ngƣời đã kết hôn, không có ai kết hôn với ngƣời khác dân tộc.

Đối với hai dân tộc đã có chữ viết riêng là Thái và Mông thì đa số ngƣời Thái và ngƣời Mông cũng chỉ sử dụng ngôn ngữ dân tộc mình với chức năng khẩu ngữ giao tiếp hàng ngày mà không biết đọc, viết. Tỉ lệ biết chữ viết dân tộc mình trong ngƣời Thái là 18%, ngƣời Mông là 3,4%. Ngƣời Khơ Mú chƣa có chữ viết riêng nên khả năng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ chỉ ở mức nói thạo.

Trong số 64 ngƣời biết chữ viết dân tộc mình, có 39% ngƣời có trình độ tiểu học; 37,5% ngƣời có trình độ THCS; 14,1% ngƣời ở trình độ THPT và 9,4% ngƣời có trình độ cao đẳng – đại học. Và có 48/64 ngƣời biết chữ này có độ tuổi

dƣới 20, chỉ có 2 ngƣời có độ tuổi trên 50. Nhƣ vậy, khác với một số nơi khác, những ngƣời biết chữ viết của dân tộc mình ở Mƣờng Tùng (ngƣời Thái) và Ma Thì Hồ (ngƣời Mông) chủ yếu rơi vào nhóm đối tƣợng trẻ tuổi, đƣợc học hành. Điều này đã phản ánh phù hợp với thực tế ở Mƣờng Tùng và Ma Thì Hồ là trong những năm vừa qua, ở trƣờng Tiểu học - THCS Mƣờng Tùng (trƣờng hai cấp) có một số lớp dạy học theo chƣơng trình song ngữ và ở trƣờng Tiểu học Ma Thì Hồ có chƣơng trình thí điểm dạy tiếng Mông nên nhiều em học sinh ngƣời Thái và ngƣời Mông đã đƣợc học chữ viết dân tộc mình ở trƣờng.

3.1.3. Năng lực sử dụng ngôn ngữ các dân tộc khác

Có một điều đáng lƣu ý khi khảo sát năng lực ngôn ngữ của ngƣời dân tộc thiểu số ở đây là tất cả họ phần lớn không biết một tiếng dân tộc nào khác ngoài tiếng mẹ đẻ họ và tiếng Việt. Tuy nhiên, có 12 ngƣời Khơ Mú trong phạm vi đối tƣợng khảo sát ngoài tiếng mẹ đẻ và tiếng Việt thì có thể nói đƣợc tiếng Thái (3,8%). Trong số 12 ngƣời này, có 9 ngƣời có thể nghe nói thành thạo và 3 ngƣời có thể giao tiếp đơn giản. Khi phỏng vấn sâu nhóm đối tƣợng này, chúng tôi đƣợc biết họ học đƣợc tiếng Thái trong quá trình giao lƣu tiếp xúc nhiều với ngƣời Thái trên địa bàn và hầu hết là tự học, tự thu nhận.

Đối với năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh) thì 100% nhóm đối tƣợng học sinh THCS, THPT, sinh viên và nhóm giáo viên, ngƣời làm công việc hành chính đều biết tiếng Anh ở mức độ nghe, nói, đọc, viết đơn giản.

Nhƣ vậy, mặc dù có một số ít những ngƣời Khơ Mú có thể sử dụng 3 ngôn ngữ (Khơ Mú, Việt, Thái hoặc tiếng mẹ đẻ – Việt – Anh) nhƣng xét trên tổng thể, về phƣơng diện cá nhân. những ngƣời đƣợc khảo sát hầu hết là những cá nhân song ngữ với khả năng song ngữ tƣơng đối cao. Phần lớn đều có thể giao tiếp hai ngôn ngữ nhƣ nhau ở kênh nghe – nói. Riêng ở kênh đọc – viết thì khả năng tiếng Việt vƣợt trội hơn.

3.2. Tình hình sử dụng ngôn ngữ của ngƣời ngƣời dân tộc thiểu số ở Mƣờng Chà Mƣờng Chà

Ở phần 3.1, luận án đã nghiên cứu và phân tích năng lực ngôn ngữ của ngƣời dân tộc thiểu số ở Mƣờng Chà theo hai phạm vi là năng lực tiếng Việt và năng lực tiếng mẹ đẻ. Những đặc điểm về năng lực ngôn ngữ sẽ đóng vai trò giúp xác định đặc điểm của trạng thái song ngữ trong đó có việc sử dụng ngôn ngữ của ngƣời dân trong các tình huống giao tiếp khác nhau. Nghiên cứu về tình hình sử dụng ngôn ngữ trong các phạm vi giao tiếp sẽ cho thấy vị thế và sự phân công chức năng của các ngôn ngữ này trong cộng đồng đa ngữ. Kết quả khảo sát đƣợc trình bày cụ thể trong các phần sau.

3.2.1. Tình hình sử dụng ngôn ngữ của ngƣời dân tộc thiểu số trong giao tiếp gia đình

Đối với phạm vi giao tiếp gia đình, chúng tôi đƣa ra 10 tình huống giao tiếp cụ thể: * Những tình huống đại diện tùy thuộc vào đối tƣợng giao tiếp:

(1)Ngôn ngữ thường dùng khi nói với ông, bà (2)Ngôn ngữ thường dùng khi nói với cha, mẹ (3)Ngôn ngữ thường dùng khi nói với vợ/ chồng

(4)Ngôn ngữ thường dùng khi nói với anh, chị, em ruột (5)Ngôn ngữ thường dùng khi nói với con, cháu

* Những tình huống chung khi nói chuyện với ngƣời thân trong những ngữ cảnh cụ thể:

(1) Ngôn ngữ nói với người thân khi ăn cơm

(2) Ngôn ngữ nói với người thân khi thực hiện các nghi lễ

(3) Ngôn ngữ nói với người thân khi trao đổi các vấn đề mang tính chính trị, hành chính

(4) Ngôn ngữ nói với người thân khi tranh luận, cãi nhau (5) Ngôn ngữ sử dụng khi tức giận với con cái

3.2.1.1. Tình hình sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp gia đình theo từng đối tượng giao tiếp

Kết quả khảo sát về tình hình sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp gia đình theo từng đối tƣợng giao tiếp đƣợc trình bày cụ thể trong bảng 3.11:

Bảng 3.11: Tình hình sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp gia đình của ngƣời dân theo đối tƣợng giao tiếp

Hoàn cảnh

Dân tộc

Ngôn ngữ Thái Mông Khơ Mú Tổng

Nói với ông, bà Tiếng Việt 0 0 0 0 Tiếng mẹ đẻ 289 (100%) 355 (100%) 312 (100%) 956 (100%) Cả hai ngôn ngữ 0 0 0 0 Tùy trƣờng hợp 0 0 0 0 Tổng 289 (100%) 355 (100%) 312 (100%) 956 (100%) Nói với cha, mẹ Tiếng Việt 0 0 0 0 Tiếng mẹ đẻ 289 (100%) 355 (100%) 312 (100%) 956 (100%) Cả hai ngôn ngữ 0 0 0 0 Tùy trƣờng hợp 0 0 0 0 Tổng 289 (100%) 355 (100%) 312 (100%) 956 (100%) Nói với vợ, chồng Tiếng Việt 0 0 0 0 Tiếng mẹ đẻ 232 (80.3%) 268 (75.5%) 231 (74%) 731 (76.5%) Cả hai ngôn ngữ 0 0 7 (2.3%) 7 (0.7%) Tùy trƣờng hợp 0 0 0 0 Không trả lời 57 (19.7%) 87 (24.5%) 74 (23.7%) 218 (22.8%) Tổng 289 (100%) 355 (100%) 312 (100%) 956 (100%) Nói với anh, chị em ruột Tiếng Việt 0 0 2 (0.6%) 2 (0.2%) Tiếng mẹ đẻ 288 (99.7%) 298 (83.9%) 304 (97.5%) 890 (93.1%) Cả hai ngôn ngữ 1 (0.3%) 57 (16.1%) 6 (1.9%) 64 (6.7%) Tùy trƣờng hợp 0 0 0 0 Tổng 289 (100%) 355 (100%) 312 (100%) 956 (100%) Nói với con, cháu Tiếng Việt 0 0 0 0 Tiếng mẹ đẻ 238 (82.4%) 239 (67.3%) 262 (84%) 739 (77.3%) Cả hai ngôn ngữ 0 25 (7%) 7 (2.2%) 32 (3.3%) Tùy trƣờng hợp 0 0 0 0 Không trả lời 51 (17.6%) 91 (25.6%) 43 (13.8%) 185 (19.4%) Tổng 289 (100%) 355 (100%) 312 (100%) 956 (100%)

Những kết quả ở bảng trên đã chỉ ra rằng trong giao tiếp gia đình, ngƣời dân tộc thiểu số ở Mƣờng Chà vẫn ƣu tiên sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ của họ. Đối với những trƣờng hợp giao tiếp với ngƣời lớn tuổi hơn (nhƣ ông, bà, cha, mẹ), giao tiếp với những ngƣời ngang hàng (vợ, chồng, anh, chị, em) hầu hết ngƣời dân chỉ sử dụng tiếng mẹ đẻ. Hai trƣờng hợp mà ngƣời dân sử dụng tiếng mẹ đẻ hoàn toàn là khi nói chuyện với ông/ bà và khi nói chuyện với cha/ mẹ. Đối với những ngƣời đã có gia đình và có con thì hầu hết cũng đều sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ khi nói chuyện với vợ/ chồng, nói chuyện với con/ cháu.

Xét ở từng dân tộc, trong trƣờng hợp nói chuyện với vợ/ chồng có 7 ngƣời (2.3%) cho biết họ sử dụng cả hai ngôn ngữ thì đều là ngƣời Khơ Mú. Có một tỉ lệ nhất định những ngƣời không đƣa ra câu trả lời cho trƣờng hợp này là những ngƣời chƣa có gia đình. Nhƣ vậy, với vợ/chồng thì những ngƣời Thái và Mông đã kết hôn vẫn sử dụng hoàn toàn tiếng mẹ đẻ, ngƣời Khơ Mú chỉ có 2.3% sử dụng cả hai ngôn ngữ.

Trong trƣờng hợp nói chuyện với anh/ chị/ em ruột thì tỉ lệ sử dụng tiếng mẹ đẻ cao nhất là ở ngƣời dân tộc Thái với 99.7%, tiếp đến là ngƣời Khơ Mú với 97,5% và ở ngƣời Mông là 83,9%. Có đến 16,1% ngƣời Mông dùng cả hai ngôn ngữ mà họ biết để nói chuyện với anh, chị, em trong gia đình trong khi chỉ có 0,3% ngƣời Thái và 1,9% ngƣời Khơ Mú có cùng lựa chọn. Có một điều đáng lƣu ý là có 2 ngƣời Khơ Mú cho biết họ chủ yếu dùng tiếng Việt để nói chuyện với anh, chị, em trong gia đình và trên thực tế thì đây là 2 ngƣời trong cùng một gia đình.

Trong trƣờng hợp nói chuyện với con/ cháu thì tỉ lệ ngƣời sử dụng cả hai ngôn ngữ cao nhất vẫn ở dân tộc Mông với 7%, ở dân tộc Khơ Mú là 2,2% và không có ngƣời Thái nào có cùng lựa chọn. Những ngƣời không có câu trả lời cũng chủ yếu rơi vào trƣờng hợp ngƣời chƣa có gia đình.

Nhƣ vậy, xét trên tổng thể, ở phạm vi giao tiếp gia đình thì sự lựa chọn ngôn ngữ của ngƣời dân không có sự khác nhau nhiều giữa các trƣờng hợp đƣợc phân chia theo đối tƣợng giao tiếp. Tất nhiên, khi phỏng vấn trực tiếp chúng tôi cũng nhấn mạnh vào tính đại diện và phổ biến (ngôn ngữ thƣờng dùng trong những tình huống giao tiếp hàng ngày).

3.2.1.2. Tình hình sử dụng ngôn ngữ khi giao tiếp với người thân trong gia đình theo ngữ cảnh giao tiếp

Kết quả khảo sát về tình hình sử dụng ngôn ngữ khi giao tiếp với ngƣời thân trong gia đình theo ngữ cảnh giao tiếp đƣợc trình bày cụ thể trong bảng 3.12:

Bảng 3.12: Tình hình sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp gia đình của ngƣời dân theo ngữ cảnh giao tiếp

Hoàn cảnh

Dân tộc

Ngôn ngữ Thái Mông Khơ Mú Tổng

Khi ăn cơm Tiếng Việt 0 0 0 0 Tiếng mẹ đẻ 289 (100%) 338(95.2%) 310(99.4%) 937 (98%) Cả hai ngôn ngữ 0 17 (4.8%) 2 (0.6%) 19 (2%) Tùy trƣờng hợp 0 0 0 0 Tổng 289(100%) 355(100%) 312(100%) 956(100%) Khi thực hiện các nghi lễ Tiếng Việt 0 0 0 0 Tiếng mẹ đẻ 289 (100%) 355 (100%) 312 (100%) 956 (100%) Cả hai ngôn ngữ 0 0 0 0 Tùy trƣờng hợp 0 0 0 0 Tổng 289(100%) 355(100%) 312(100%) 956(100%) Khi trao đổi các vấn đề chính trị, thời sự, học hành Tiếng Việt 16 (5.5%) 0 6 (1.9%) 22 (2.3%) Tiếng mẹ đẻ 161(55.7%) 263(74.1%) 234 (75%) 658(68.8%) Cả hai ngôn ngữ 112(38.8%) 92 (25.9%) 72 (23.1%) 276(28.9%) Tùy trƣờng hợp 0 0 0 0 Tổng 289(100%) 355(100%) 312(100%) 956(100%) Khi tranh luận, cãi nhau Tiếng Việt 0 0 0 0 Tiếng mẹ đẻ 289 (100%) 355 (100%) 303(97.1%) 947(99.9%) Cả hai ngôn ngữ 0 0 9 (2.9%) 9 (0.1%) Tùy trƣờng hợp 0 0 0 0 Tổng 289(100%) 355(100%) 312(100%) 956(100%) Khi tức giận với con cái Tiếng Việt 0 0 0 0 Tiếng mẹ đẻ 232(80.3%) 264(74.4%) 232 (74.4) 728(76.2%) Cả hai ngôn ngữ 0 0 6 (1.9%) 6 (0.6%) Tùy trƣờng hợp 0 0 0 0 Không trả lời 57 (19.7%) 91 (25.6%) 74 (23.7%) 222(23.2%) Tổng 289(100%) 355(100%) 312(100%) 956(100%)

Trong tất cả tình huống giao tiếp với ngƣời thân ở những ngữ cảnh khác nhau mà đề tài đặt ra, tỉ lệ ngƣời dân sử dụng tiếng mẹ đẻ hầu hết đều trên 70%. Tình huống mà ngƣời dân hoàn toàn sử dụng ngôn ngữ của dân tộc mình là khi thực hiện các nghi lễ.

Với tình huống tranh luận, cãi nhau thì cũng có đến 99,9% ngƣời đƣợc hỏi cho biết họ sử dụng ngôn ngữ của dân tộc mình. Chỉ có 9 ngƣời Khơ Mú là có câu trả lời khác. Tỉ lệ ngƣời dân dùng tiếng mẹ đẻ cũng rất cao trong tình huống nói chuyện với ngƣời thân khi ăn cơm (98%) và khi tức giận với con cái. Trong thực tế thì những ngƣời không đƣa ra câu trả lời là những ngƣời chƣa có con. Do vậy, với những ngƣời có câu trả lời trong trƣờng hợp này thì hầu hết cũng sử dụng tiếng mẹ đẻ của họ. Chỉ có 6 ngƣời Khơ Mú (1,9%) là có sự lựa chọn cả hai ngôn ngữ. Mặc dù tình huống cãi vã hay tức giận với con cái không thật sự điển hình cho ngƣời Thái (vì bản tính ngƣời Thái vốn hiền hòa, ít khi cãi vã, quát mắng) nhƣng luận án vẫn đặt ra nhƣ là một tình huống mà ngƣời nói có cảm xúc không thực sự tích cực hoặc khi cảm thấy không hài lòng với con cái hay bất đồng ý kiến.

Tình huống giao tiếp gia đình có tỉ lệ ngƣời dân sử dụng cả tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ của họ hay sử dụng hoàn toàn tiếng Việt nhiều nhất là khi trao đổi các vấn đề mang tính chính luận hay việc học hành của con cái. Có 28,9% cho biết họ dùng cả hai ngôn ngữ và 2,3% dùng hoàn toàn tiếng Việt trong tình huống này. Tuy nhiên tỉ lệ này giữa các dân tộc có sự chênh lệch tƣơng đối. Có đến 38,8% ngƣời Thái dùng cả hai ngôn ngữ trong khi chỉ có 25,9% ngƣời Mông và 23,1% ngƣời Khơ Mú có cùng lựa chọn.

Nhìn chung, có thể thấy, với những tình huống giao tiếp mang tính chất suồng sã, thân mật (khi tranh luận, cãi nhau hay tức giận với con cái) thì ngƣời dân thƣờng ƣu tiên ngôn ngữ dân tộc. Tình huống nghi lễ trong gia đình cũng là tình huống mà tất cả ngƣời dân đều chỉ dùng tiếng mẹ đẻ của họ. Khi đƣợc phỏng vấn sâu, theo những ngƣời đƣợc khảo sát, họ cho rằng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của họ thuận tiện cho họ hơn khi biểu đạt đầy đủ và chính xác cảm xúc của họ trong các hoàn cảnh trên. Nhiều ngƣời dân không có đủ khả năng tiếng Việt để diễn đạt hết những cảm xúc của họ và ở một số hoàn cảnh (nhƣ nghi lễ) thì nhiều từ ngữ họ thậm chí không biết là liệu trong

tiếng Việt có tồn tại nghĩa tƣơng đƣơng hay không. Phần lớn ngƣời dân cũng cho rằng khi cảm xúc của họ không kiểm soát đƣợc (nhƣ khi tức giận) thì họ dùng tiếng mẹ đẻ nhƣ một bản năng tự nhiên mà không hề có ý thức lựa chọn.

Với trƣờng hợp ngƣời dân lựa chọn sử dụng tiếng Việt nhiều hơn là khi trao đổi các vấn đề mang tính chính luận, học hành thì theo khảo sát của chúng tôi phần lớn là những ngƣời có trình độ học vấn cao và chủ yếu rơi vào nhóm nghề nghiệp là học sinh, sinh viên hay giáo viên, hành chính. Và ở những trƣờng hợp này, kết quả phỏng vấn sâu cho biết khi dùng tiếng Việt là ngƣời dân thƣờng có ý thức lựa chọn để diễn đạt chính xác các thuật ngữ chính trị, hành chính và cũng để phát triển khả năng tiếng Việt. Mặt khác, có nhiều cụm từ mang tính hành chính, chính trị nhƣ “ủy ban nhân dân, hội đồng nhân dân…” thì không có trong ngôn ngữ dân tộc mà dùng luôn từ tiếng Việt. Do vậy, phần lớn ngƣời dân có trình độ học vấn cao và hay phải sử dụng các phong cách ngôn ngữ hành chính, chính luận thì họ cho biết họ dùng tiếng Việt thƣờng xuyên trong những hoàn cảnh cần trao đổi những vấn đề này hơn so với ngôn ngữ dân tộc.

3.2.2. Tình hình sử dụng ngôn ngữ của ngƣời dân tộc thiểu số trong giao tiếp ở cộng đồng tiếp ở cộng đồng

Đối với giao tiếp ở cộng đồng, đề tài phân chia thành 20 tình huống giao tiếp khác nhau và kết quả sẽ đƣợc trình bày và phân tích cụ thể nhƣ sau:

3.2.2.1. Tình hình sử dụng ngôn ngữ của người dân tộc thiểu số khi thực hiện các hoạt động ở cộng đồng

Để khảo sát tình hình sử dụng ngôn ngữ của ngƣời dân khi thực hiện các hoạt động tại cộng đồng thì chúng tôi đề xuất 4 tình huống tiêu biểu (trên cơ sở tham khảo những công trình đi trƣớc):

(1)Khi hát hò, kể chuyện (2)Khi cúng bái

(3)Trong nghi lễ, cƣới hỏi, tang ma (4)Khi ghi chép

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu trạng thái đa ngữ tại huyện mường chà tỉnh điện biên (Trang 113 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)