2. Cơ sở lý thuyết
2.2. Đặc điểm cảnh huống ngôn ngữ ở Mƣờng Chà
2.2.3. Về chức năng của các ngôn ngữ ở Mƣờng Chà
Về phƣơng diện tƣơng quan chức năng của các ngôn ngữ, theo khảo sát của chúng tôi trên 956 ngƣời dân tộc thiểu số (Mông, Thái, Khơ Mú) trong phạm vi nghiên cứu tại Mƣờng Chà với 30 tình huống giao tiếp khác nhau (đƣợc trình bày trong bảng hỏi ở phụ lục) thì kết quả cho thấy có sự phân công chức năng tƣơng đối rõ rệt giữa các ngôn ngữ.
* Trong giao tiếp gia đình:
Trong tất cả tình huống giao tiếp gia đình mà đề tài đặt ra, tỉ lệ ngƣời dân sử dụng ngôn ngữ của họ đều trên 70%. Có 3 tình huống mà ngƣời dân hoàn toàn sử dụng ngôn ngữ của dân tộc mình là khi nói chuyện với ông bà, nói chuyện với cha mẹ và khi thực hiện các nghi lễ. Với tình huống tranh luận, cãi nhau thì cũng có đến 99,9% ngƣời đƣợc hỏi cho biết họ sử dụng ngôn ngữ của dân tộc mình. Tỉ lệ ngƣời dân dùng ngôn ngữ của mình cũng rất cao trong tình huống nói chuyện với ngƣời thân khi ăn cơm (98%) và nói chuyện với anh, chị em ruột (93,1%). Đối với những ngƣời đã có gia đình và có con thì hầu hết cũng đều sử dụng ngôn ngữ của họ khi nói chuyện với vợ/ chồng, nói chuyện với con/ cháu và khi quát mắng con cái.
Tình huống giao tiếp gia đình có tỉ lệ ngƣời dân sử dụng cả tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ của họ hay sử dụng hoàn toàn tiếng Việt nhiều nhất là khi trao đổi các vấn đề mang tính chính luận hay việc học hành của con cái. Có 28,9% cho biết họ dùng cả hai ngôn ngữ và 2,3% dùng hoàn toàn tiếng Việt trong tình huống này.
* Trong giao tiếp cộng đồng:
Ở những hoàn cảnh giao tiếp thuộc nội bộ cộng đồng, tiếng mẹ đẻ cũng giữ một vai trò hết sức nổi bật. Đối với những trƣờng hợp có khách đến nhà hay đến nhà ngƣời khác cùng dân tộc thì số ngƣời dân ƣu tiên sử dụng tiếng mẹ đẻ của họ gần nhƣ tuyệt đối (trên 99%).
Khi thực hiện các nghi lễ trong cộng đồng, ngƣời dân tộc thiểu số cũng luôn ƣu tiên lựa chọn tiếng mẹ đẻ của mình (84,6%). Thậm chí những ngƣời buôn bán ở gần đƣờng, ngƣời làm giáo viên, cán bộ hành chính cho biết: mặc dù phần lớn thời gian tham gia sinh hoạt, học tập và làm việc với ngƣời Việt nhƣng khi vào những dịp lễ hay giao tiếp trong cộng đồng cùng bà con thân thuộc họ đều sử dụng tiếng mẹ đẻ của họ.
Trong ghi chép, tuy có 64 ngƣời biết chữ viết tiếng mẹ đẻ của họ nhƣng tuyệt đại đa số những ngƣời biết chữ tiếng Việt đều sử dụng tiếng Việt để thực hiện ghi chép.
Nếu ngƣời dân tộc thiểu số ƣu tiên sử dụng tiếng nói dân tộc của học để giao tiếp với ngƣời cùng dân tộc ở những nơi công cộng thì ngƣợc lại, họ hầu nhƣ sử dụng tiếng Việt khi giao tiếp với ngƣời khác dân tộc hay ngƣời Kinh. Trong trƣờng hợp lần đầu gặp một ngƣời mà chƣa biết rõ thành phần dân tộc thì cũng có 49,8% số ngƣời đƣợc hỏi chọn tiếng Việt để giao tiếp, những ngƣời còn lại cho rằng tùy theo trƣờng hợp cụ thể (chẳng hạn, nếu ngƣời đó biết tiếng mẹ đẻ của họ và chủ động sử dụng thì họ sẽ nói tiếng mẹ đẻ của họ).
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của đề tài cũng cho thấy: Về phƣơng diện tƣơng quan chức năng của các ngôn ngữ, các ngôn ngữ của các nhóm dân tộc ở Mƣờng Chà không cân bằng nhau về mặt chức năng. Trong số các ngôn ngữ này thì tiếng Việt có địa vị là ngôn ngữ chính thức, ngôn ngữ quốc gia đƣợc sử dụng trong mọi phạm vi giao tiếp – cả quy thức và phi quy thức. Trong số các ngôn ngữ còn lại thì tiếng Mông và tiếng Thái có chức năng là ngôn ngữ vùng nên có ƣu thế hơn về chức năng so với các ngôn ngữ còn lại. Tuy nhiên, ngôn ngữ vùng chỉ đƣợc sử dụng trong phạm vi giao tiếp phi quy thức nói chung. Các ngôn ngữ còn lại chỉ đƣợc sử dụng trong phạm vi giao tiếp gia đình và giữa những ngƣời cùng một dân tộc. Tiếng mẹ đẻ chủ yếu đƣợc sử dụng ở kênh nói trong khi tiếng Việt đƣợc sử dụng ở cà kênh nói và viết. Những kết quả cụ thể về tình hình sử dụng ngôn ngữ của ngƣời dân tộc thiểu số ở Mƣờng Chà trong những phạm vi giao tiếp khác nhau sẽ đƣợc chúng tôi trình bày và phân tích cụ thể trong chƣơng 3 của luận án.
Mƣờng Chà là huyện có nhiều dân tộc sống xen kẽ trong đó các dân tộc chủ yếu nhƣ Mông, Thái, Kinh có sự tiếp xúc lẫn nhau về mặt ngôn ngữ và chữ viết. Mỗi
nhóm ngôn ngữ đều có tính thống nhất, đƣợc phân bố trên những địa bàn nhất định và có những chức năng xã hội khác nhau. Trong khi tiếng Việt là chủ thể và phạm vi chức năng đƣợc mở rộng đặc biệt là nhờ thông qua hệ thống giáo dục của nhà trƣờng đồng thời tiếng Việt thƣờng xuyên tác động đến cấu trúc nội bộ ngôn ngữ của các dân tộc khác, góp phần thúc đẩy sự phát triển các ngôn ngữ dân tộc thiểu số theo hƣớng hội tụ. Sự tiếp xúc này mang tính ổn định thƣờng xuyên từ thế hệ này sang thế hệ khác theo mức độ ngày càng tăng. Đây cũng là quy luật chung có tính đặc trƣng phổ biến của sự phát triển ngôn ngữ hiện đại trên toàn lãnh thổ Việt Nam.