Bảng thống kê tỉ lệ dân số theo dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu trạng thái đa ngữ tại huyện mường chà tỉnh điện biên (Trang 87 - 92)

STT DÂN TỘC DÂN SÓ TỈ LỆ (%)

So với toàn tỉnh So với toàn huyện

TỔNG SỐ 48.438 10,37 100 1 Mông 27.667 5,93 57,12 2 Thái 11.879 2,54 24,52 3 Kinh 3.605 0,77 7,44 4 Khơ mú 2.370 0,51 4,89 5 Hoa 1.547 0,33 3,19 6 Kháng 1.266 0,27 2,61 7 Mƣờng 48 0,01 0,10 8 Dân tộc khác 61 0,01 0,12

Theo kết quả điều tra dân số năm 2009, Mƣờng Chà có 11 dân tộc cùng sinh sống trong đó có 7 dân tộc chủ yếu là Mông, Thái, Kinh, Khơ mú, Hoa, Kháng, Mƣờng. Điều này đồng nghĩa với việc có nhiều ngôn ngữ khác nhau cùng tồn tại song song với ngôn ngữ chung là tiếng Việt. Bên cạnh chữ quốc ngữ, có hai dân tộc Thái và Mông còn có chữ viết của mình. Từ năm 2011, chữ Thái và chữ Mông đã đƣợc triển khai dạy học trong một số trƣờng tiểu học ở Mƣờng Chà trong chƣơng trình “Đề án dạy tiếng Thái, Mông cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở giai đoạn 2011 - 2015, định hƣớng đến năm 2020” của tỉnh Điện Biên.

Trong khi chƣa thể tiến hành cuộc điều tra hết sức công phu và tốn kém về thực tế sử dụng của từng cá nhân ở từng dân tộc để biết chính xác số lƣợng ngƣời nói mỗi thứ tiếng trong quan hệ với số lƣợng chung cƣ dân của các dân tộc trong huyện Mƣờng Chà nói riêng, Điện Biên nói chung; nên chúng ta tạm chấp nhận rằng chính dân số của từng dân tộc ở Mƣờng Chà có thể giúp có sự hình dung ban đầu về vấn đề này. Theo đó, ở Mƣờng Chà, mức độ phổ biến của các thứ tiếng đƣợc sử dụng căn cứ theo dân số của mỗi dân tộc nhƣ sau (theo thứ tự giảm dần): Mông, Thái,

Kinh, Khơ mú, Hoa, Kháng, Mƣờng. Nhƣ vậy, Mƣờng Chà có 3 ngôn ngữ đƣợc nhiều ngƣời sử dụng nhất là Việt, Mông, Thái. Tuy nhiên, tiếng Việt không chỉ có số dân là ngƣời Kinh sử dụng mà còn đƣợc các dân tộc thiểu số khác sử dụng nên số lƣợng ngƣời thực tế sử dụng tiếng Việt ở Mƣờng Chà còn lớn hơn nhiều. Số lƣợng ngƣời thực tế sử dụng tiếng Mông và tiếng Thái với tƣ cách là ngôn ngữ vùng cũng nhiều hơn số lƣợng cƣ dân của 2 nhóm dân tộc Mông và Thái ở Mƣờng Chà. Tuy nhiên ở đây chúng tôi đã trừu tƣợng hóa số ngƣời Mông và Thái bỏ không nói tiếng mẹ đẻ của mình (trƣờng hợp này thƣờng rơi vào nhóm trẻ em ngƣời Mông/ Thái sinh ra và lớn lên trong cộng đồng ngƣời Kinh và tỉ lệ này ở Mƣờng Chà là rất thấp). Chúng ta biết rằng số lƣợng ngƣời sử dụng ngôn ngữ trƣớc hết phụ thuộc vào số ngƣời của dân tộc bản ngữ. Dân số càng ít tất nhiên sức sống và khả năng phát triển của ngôn ngữ tộc ngƣời đó càng hạn chế.

2.2.2. Về nguồn gốc và loại hình của các ngôn ngữ trên địa bàn Mƣờng Chà

2.2.2.1. Về nguồn gốc

Về nguồn gốc, các ngôn ngữ của các nhóm dân tộc ở Mƣờng Chà nằm trong các nhóm ngôn ngữ thuộc 4 ngữ hệ khác nhau. Đó là:

a. Ngữ hệ Nam Á

Đây là ngữ hệ đƣợc nhiều nhà nghiên cứu coi là của cƣ dân bản địa trong vùng Đông Nam Á. Các nhà nghiên cứu cũng ƣớc chùng trong ngữ hệ này có khoảng gần 170 ngôn ngữ chia làm 4 nhánh chính là Munda, Nicobar, Aslian và Môn – Khmer. Trong 4 nhánh này thì Môn – Khmer là nhánh quan trọng nhất, phân bố trên địa bàn rộng bao trùm toàn bộ khu vực Đông Nam Á, có số ngƣời nói đông nhất và số ngôn ngữ nhiều nhất. Toàn bộ nhánh ngôn ngữ này đƣợc chia làm 9 nhóm nhỏ trong đó có nhóm ngôn ngữ Việt - Mƣờng và nhóm Khơ Mú.

Ở Mƣờng Chà hiện này có 2 ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mƣờng là tiếng Việt và tiếng Mƣờng; 2 ngôn ngữ thuộc nhóm Khơ Mú là tiếng Khơ Mú và tiếng Kháng.

Nhƣ vậy, 4 ngôn ngữ Việt, Mƣờng, Khơ Mú và Kháng hiện đang có ở Mƣờng Chà thuộc 2 nhóm ngôn ngữ khác nhau của nhánh Môn - Khmer của cùng một họ ngôn ngữ Nam Á.

b. Ngữ hệ Thái – Kađai

Ngữ hệ này gồm các ngôn ngữ có mặt hầu hết trên lãnh thổ các nƣớc vùng Đông Nam Á lục địa từ phía Nam Trung Quốc đến Đông Ấn Độ với khoảng hơn 50 ngôn ngữ thành viên. Ngữ hệ này đƣợc chia thành 2 tiểu họ là tiểu họ Kađai và tiểu họ Kam – Thái. Tiểu họ Kam – Thái lại tách thành 2 nhánh là Kam – Sui và Bê – Thái. Nhánh Bê – Thái chia thành 2 tiểu nhánh là Bê và Thái – Day.

Tiểu nhánh Thái – Day là nhánh chính của họ ngôn ngữ Thái – Kađai. Tiểu nhánh này đƣợc chia làm 3 nhóm là Tày – Thái, Cao Lan và Day – Sek.

Hiện nay, ở Mƣờng Chà có 3 ngôn ngữ cùng thuộc nhóm Tày – Thái là ngôn ngữ của dân tộc Thái, Tày và Nùng. Nhƣ vậy, 3 ngôn ngữ Thái, Tày, Nùng ở Mƣờng Chà có cùng nguồn gốc là nhóm Tày – Thái, tiểu nhánh Thái – Day, nhánh Bê – Thái, tiểu họ Kam – Thái thuộc ngữ hệ Thái – Kađai.

c. Ngữ hệ Mông – Dao (Mèo – Dao)

Ngữ hệ này gồm 2 nhánh chính là nhánh Mông (Mèo) và nhánh Dao. Hiện nay, cả hai nhánh đồng thời cũng là hai nhóm ngôn ngữ gồm các ngôn ngữ Mông và Dao cƣ trú ở khắp nơi thuộc phía Nam Trung Quốc, Bắc Việt Nam, Lào, Thái Lan.

Hiện nay, ở Mƣờng Chà có ngôn ngữ Mông thuộc nhóm Mông và ngôn ngữ Dao thuộc nhóm Dao của ngữ hệ Mông – Dao này.

d. Ngữ hệ Hán - Tạng

Ngữ hệ này có số lƣợng ngƣời nói lớn nhất ở khu vực, phân bố không chỉ ở vùng Đông Nam Á mà còn phân bố ở cả vùng Đông Á. Ngữ hệ này có hai nhánh lớn là nhánh Hán và nhánh Tạng – Karen. Nhánh Hán cũng là nhóm Hán. Nhánh Tạng – Karen gồm hai tiểu nhánh là tiểu nhánh Karen và Tạng - Miến.

Hiện nay, ở Mƣờng Chà có ngôn ngữ của ngƣời Hoa thuộc nhánh Hán họ Hán - Tạng.

(Sự phân chia các ngôn ngữ về mặt nguồn gốc nhƣ trên dựa trên quan điểm của nhà nghiên cứu Trần Trí Dõi [2011])

2.2.2.2. Về loại hình

Về mặt loại hình học thì cả bốn ngữ hệ trên đều thuộc loại hình đơn lập. Nhƣ vậy, tất cả các ngôn ngữ của các nhóm dân tộc ở Mƣờng Chà đều có cùng loại hình

đơn lập. Các ngôn ngữ đơn lập có đặc điểm chung là từ không biến đổi hình thái; quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp đƣợc biểu thị chủ yếu bằng trật tự từ và hƣ từ; có tính phân tiết.

Nhƣ vậy, các ngôn ngữ ở Mƣờng Chà có cùng một loại hình (đồng hình) nhƣng khác nhau về nguồn gốc (phi đồng nguồn).

2.2.3. Về chức năng của các ngôn ngữ ở Mƣờng Chà

Về phƣơng diện tƣơng quan chức năng của các ngôn ngữ, theo khảo sát của chúng tôi trên 956 ngƣời dân tộc thiểu số (Mông, Thái, Khơ Mú) trong phạm vi nghiên cứu tại Mƣờng Chà với 30 tình huống giao tiếp khác nhau (đƣợc trình bày trong bảng hỏi ở phụ lục) thì kết quả cho thấy có sự phân công chức năng tƣơng đối rõ rệt giữa các ngôn ngữ.

* Trong giao tiếp gia đình:

Trong tất cả tình huống giao tiếp gia đình mà đề tài đặt ra, tỉ lệ ngƣời dân sử dụng ngôn ngữ của họ đều trên 70%. Có 3 tình huống mà ngƣời dân hoàn toàn sử dụng ngôn ngữ của dân tộc mình là khi nói chuyện với ông bà, nói chuyện với cha mẹ và khi thực hiện các nghi lễ. Với tình huống tranh luận, cãi nhau thì cũng có đến 99,9% ngƣời đƣợc hỏi cho biết họ sử dụng ngôn ngữ của dân tộc mình. Tỉ lệ ngƣời dân dùng ngôn ngữ của mình cũng rất cao trong tình huống nói chuyện với ngƣời thân khi ăn cơm (98%) và nói chuyện với anh, chị em ruột (93,1%). Đối với những ngƣời đã có gia đình và có con thì hầu hết cũng đều sử dụng ngôn ngữ của họ khi nói chuyện với vợ/ chồng, nói chuyện với con/ cháu và khi quát mắng con cái.

Tình huống giao tiếp gia đình có tỉ lệ ngƣời dân sử dụng cả tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ của họ hay sử dụng hoàn toàn tiếng Việt nhiều nhất là khi trao đổi các vấn đề mang tính chính luận hay việc học hành của con cái. Có 28,9% cho biết họ dùng cả hai ngôn ngữ và 2,3% dùng hoàn toàn tiếng Việt trong tình huống này.

* Trong giao tiếp cộng đồng:

Ở những hoàn cảnh giao tiếp thuộc nội bộ cộng đồng, tiếng mẹ đẻ cũng giữ một vai trò hết sức nổi bật. Đối với những trƣờng hợp có khách đến nhà hay đến nhà ngƣời khác cùng dân tộc thì số ngƣời dân ƣu tiên sử dụng tiếng mẹ đẻ của họ gần nhƣ tuyệt đối (trên 99%).

Khi thực hiện các nghi lễ trong cộng đồng, ngƣời dân tộc thiểu số cũng luôn ƣu tiên lựa chọn tiếng mẹ đẻ của mình (84,6%). Thậm chí những ngƣời buôn bán ở gần đƣờng, ngƣời làm giáo viên, cán bộ hành chính cho biết: mặc dù phần lớn thời gian tham gia sinh hoạt, học tập và làm việc với ngƣời Việt nhƣng khi vào những dịp lễ hay giao tiếp trong cộng đồng cùng bà con thân thuộc họ đều sử dụng tiếng mẹ đẻ của họ.

Trong ghi chép, tuy có 64 ngƣời biết chữ viết tiếng mẹ đẻ của họ nhƣng tuyệt đại đa số những ngƣời biết chữ tiếng Việt đều sử dụng tiếng Việt để thực hiện ghi chép.

Nếu ngƣời dân tộc thiểu số ƣu tiên sử dụng tiếng nói dân tộc của học để giao tiếp với ngƣời cùng dân tộc ở những nơi công cộng thì ngƣợc lại, họ hầu nhƣ sử dụng tiếng Việt khi giao tiếp với ngƣời khác dân tộc hay ngƣời Kinh. Trong trƣờng hợp lần đầu gặp một ngƣời mà chƣa biết rõ thành phần dân tộc thì cũng có 49,8% số ngƣời đƣợc hỏi chọn tiếng Việt để giao tiếp, những ngƣời còn lại cho rằng tùy theo trƣờng hợp cụ thể (chẳng hạn, nếu ngƣời đó biết tiếng mẹ đẻ của họ và chủ động sử dụng thì họ sẽ nói tiếng mẹ đẻ của họ).

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của đề tài cũng cho thấy: Về phƣơng diện tƣơng quan chức năng của các ngôn ngữ, các ngôn ngữ của các nhóm dân tộc ở Mƣờng Chà không cân bằng nhau về mặt chức năng. Trong số các ngôn ngữ này thì tiếng Việt có địa vị là ngôn ngữ chính thức, ngôn ngữ quốc gia đƣợc sử dụng trong mọi phạm vi giao tiếp – cả quy thức và phi quy thức. Trong số các ngôn ngữ còn lại thì tiếng Mông và tiếng Thái có chức năng là ngôn ngữ vùng nên có ƣu thế hơn về chức năng so với các ngôn ngữ còn lại. Tuy nhiên, ngôn ngữ vùng chỉ đƣợc sử dụng trong phạm vi giao tiếp phi quy thức nói chung. Các ngôn ngữ còn lại chỉ đƣợc sử dụng trong phạm vi giao tiếp gia đình và giữa những ngƣời cùng một dân tộc. Tiếng mẹ đẻ chủ yếu đƣợc sử dụng ở kênh nói trong khi tiếng Việt đƣợc sử dụng ở cà kênh nói và viết. Những kết quả cụ thể về tình hình sử dụng ngôn ngữ của ngƣời dân tộc thiểu số ở Mƣờng Chà trong những phạm vi giao tiếp khác nhau sẽ đƣợc chúng tôi trình bày và phân tích cụ thể trong chƣơng 3 của luận án.

Mƣờng Chà là huyện có nhiều dân tộc sống xen kẽ trong đó các dân tộc chủ yếu nhƣ Mông, Thái, Kinh có sự tiếp xúc lẫn nhau về mặt ngôn ngữ và chữ viết. Mỗi

nhóm ngôn ngữ đều có tính thống nhất, đƣợc phân bố trên những địa bàn nhất định và có những chức năng xã hội khác nhau. Trong khi tiếng Việt là chủ thể và phạm vi chức năng đƣợc mở rộng đặc biệt là nhờ thông qua hệ thống giáo dục của nhà trƣờng đồng thời tiếng Việt thƣờng xuyên tác động đến cấu trúc nội bộ ngôn ngữ của các dân tộc khác, góp phần thúc đẩy sự phát triển các ngôn ngữ dân tộc thiểu số theo hƣớng hội tụ. Sự tiếp xúc này mang tính ổn định thƣờng xuyên từ thế hệ này sang thế hệ khác theo mức độ ngày càng tăng. Đây cũng là quy luật chung có tính đặc trƣng phổ biến của sự phát triển ngôn ngữ hiện đại trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

2.2.4. Về sự phân bố các ngôn ngữ trên địa bàn Mƣờng Chà

Theo kết quả khảo sát của đề tài, các ngôn ngữ trên địa bàn huyện Mƣờng Chà đƣợc phân bố nhƣ sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu trạng thái đa ngữ tại huyện mường chà tỉnh điện biên (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)