6. Cấu trúc của luận án
1.1.3. Đánh giá chung đối với những nghiên cứu về hiện tƣợng đa ngữ
1.1.3.1. Đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn của những nghiên cứu về hiện tượng đa ngữ tại các vùng dân tộc thiểu số
a. Đóng góp về mặt lý luận
Những nghiên cứu về hiện tƣợng đa ngữ theo các hƣớng khác nhau đã góp phần xây dựng cơ sở lý luận quan trọng cho các vấn đề về chính sách ngôn ngữ, cảnh huống ngôn ngữ, vấn đề về chức năng của các ngôn ngữ ở một quốc gia đa ngôn ngữ, đa dân tộc.
Việc nghiên cứu về tiếp xúc ngôn ngữ, về mối quan hệ giữa các ngôn ngữ trong cộng đồng đa ngữ góp phần củng cố lý luận về nguồn gốc các ngôn ngữ, về lịch sử phát triển cũng nhƣ mối quan hệ họ hàng giữa chúng.
Những cứ liệu cụ thể về đa ngữ và bức tranh ngôn ngữ trong sử dụng ở các cộng đồng dân tộc thiểu số là nguồn tƣ liệu quan trọng hỗ trợ cho việc miêu tả đồng đại các ngôn ngữ, đặc biệt là đối với các ngôn ngữ nguy cấp.
Những nghiên cứu về hiện tƣợng đa ngữ tại các vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt là các nghiên cứu trƣờng hợp góp phần kiểm nghiệm và xây dựng những lý thuyết về mối quan hệ giữa cảnh huống ngôn ngữ, năng lực và thái độ ngôn ngữ đối với việc lựa chọn sử dụng ngôn ngữ trong cộng đồng đa ngữ. Từ đó góp phần lý giải nguyên nhân sự suy tàn hay tiêu vong của một ngôn ngữ.
Nghiên cứu về hiện tƣợng đa ngữ, về vấn đề giáo dục ngôn ngữ trong cộng đồng đa ngữ là đóng góp quan trọng để xây dựng cơ sở lý luận cho vấn đề giáo dục ngôn ngữ cũng nhƣ việc lựa chọn ngôn ngữ làm phƣơng tiện giáo dục ở các cộng đồng này.
Những nghiên cứu này cũng đã góp phần xây dựng phƣơng pháp luận cho việc nghiên cứu hiện tƣợng đa ngữ từ quan điểm ngôn ngữ học xã hội.
b. Đóng góp về mặt thực tiễn
Về thực tiễn, nghiên cứu hiện tƣợng đa ngữ tại các vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam góp phần bảo tồn và phát huy ngôn ngữ, chữ viết dân tộc thiểu số - một trong những yếu tố xác định tộc ngƣời và là một trong những thành tố quan trọng cấu
thành văn hóa dân tộc, góp phần ổn định và phát triển quan hệ hài hòa giữa các dân tộc trong một nƣớc Việt Nam thống nhất mà đa dạng.
Những nghiên cứu này đã góp phần khắc họa đƣợc những bức tranh về thực trạng sử dụng ngôn ngữ của một số cộng đồng ngƣời dân tộc thiểu số và coi đó nhƣ là những cơ sở thực tế làm chỗ dựa cho việc hoạch định và xây dựng chính sách ngôn ngữ sau này.
Những nghiên cứu này đã đề xuất đƣợc một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ngôn ngữ, đẩy nhanh việc mở rộng vai trò, vị trí của một số ngôn ngữ quan trọng; góp phần thúc đẩy sự tiến bộ trong đời sống văn hóa, xã hội của ngƣời dân tộc thiểu số.
Nghiên cứu về đa ngữ đã cung cấp cơ sở ngữ liệu quan trọng về năng lực, thái độ, nguyện vọng của ngƣời dân tộc thiểu số đối với tiếng nói của dân tộc mình và tiếng phổ thông.
Những nghiên cứu này cũng đã góp phần vào việc xây dựng chữ viết cho các dân tộc thiểu số.
1.1.3.2. Một số vấn đề đặt ra cho việc nghiên cứu hiện tượng đa ngữ xã hội tại các vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong thời gian tới
Trƣớc hết, có thể thấy rằng, hiện tƣợng đa ngữ ở các vùng dân tộc thiểu số khác nhau diễn ra theo những chiều hƣớng khác nhau. Do vậy, cần tiếp tục có những nghiên cứu trƣờng hợp về hiện tƣợng này để thấy đƣợc bức tranh đa ngữ hiện nay ở Việt Nam.
Thứ hai, nhìn chung, cho đến nay, khía cạnh ứng xử văn hóa, ứng xử xã hội, vai trò của các cá nhân – trung tâm của quá trình thực hiện giao tiếp đa ngữ dân tộc thiểu số – Việt và tác động của quá trình này tới sự biến đổi, phát triển trong cấu trúc của ngôn ngữ các dân tộc thiểu số chƣa đƣợc nghiên cứu một cách cụ thể và đầy đủ. Vì vậy, những nghiên cứu về đa ngữ cần phải chú ý đến vấn đề này.
Thứ ba, hiện tƣợng đa ngữ hiện nay đang chịu nhiều sự tác động của các tác nhân xã hội nhƣ sự đô thị hóa, toàn cầu hóa, quá trình di dân và phân vùng kinh tế,
sự phát triển của Internet và công nghệ thông tin, sự mở rộng phạm vi ảnh hƣởng của ngôn ngữ quốc tế… Do vậy, những nghiên cứu về trạng thái đa ngữ phải tính đến sự tác động này.
Thứ tƣ, những nghiên cứu trƣờng hợp về đa ngữ tại các vùng dân tộc thiểu số đã xem xét đến sự tác động của các biến độc lập nhƣ tuổi tác, trình độ học vấn, nghề nghiệp. Tuy nhiên, yếu tố kinh tế và mức độ thƣờng xuyên của việc ra khỏi môi trƣờng bản ngữ ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến đa ngữ thì hầu nhƣ chƣa đƣợc nghiên cứu.
Thứ năm, phần lớn những nghiên cứu trƣờng hợp về hiện tƣợng đa ngữ mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu một trƣờng hợp song ngữ dân tộc – Việt (Khmer – Việt, Hoa – Việt, Tày – Việt,…) ở một cộng đồng nào đó mà chƣa cho thấy đƣợc bức tranh đa ngữ ở cộng đồng ấy, chƣa có sự so sánh giữa các nhóm dân tộc khác nhau trên cùng một địa bàn để thấy đƣợc vai trò, vị thế, tƣơng quan chức năng của các ngôn ngữ khác nhau khi cùng tồn tại trong cộng đồng.
Qua thực tế nghiên cứu trong thời gian gần đây về hiện tƣợng đa ngữ tại các vùng dân tộc thiểu số ở nƣớc ta, có thể thấy rằng đây luôn là một trong những vấn đề trọng tâm trong lĩnh vực nghiên cứu về ngôn ngữ và văn hóa các dân tộc thiểu số. Những nghiên cứu về hiện tƣợng đa ngữ đã có những đóng góp quan trọng về mặt lý luận cũng nhƣ thực tiễn. Tuy nhiên, cũng còn rất nhiều vấn đề đặt ra mà các nhà nghiên cứu cần quan tâm khi đi theo hƣớng nghiên cứu này. Nghiên cứu của luận án sẽ góp phần bổ sung, củng cố lý luận về đa ngữ nói chung và giải quyết một phần những vấn đề còn bỏ ngỏ đó.