Năng lực tiếng mẹ đẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu trạng thái đa ngữ tại huyện mường chà tỉnh điện biên (Trang 111 - 114)

2. Cơ sở lý thuyết

3.1. Năng lực ngôn ngữ của ngƣời dân tộc thiểu số ở Mƣờng Chà

3.1.2. Năng lực tiếng mẹ đẻ

Bên cạnh việc khảo sát năng lực tiếng Việt thì năng lực tiếng mẹ đẻ cũng là một phần rất quan trọng để đánh giá năng lực ngôn ngữ của ngƣời dân tộc thiểu số. Nhƣ trên đã phân tích, tất cả những ngƣời dân trong phạm vi khảo sát đều sinh ra và lớn lên trong bản làng của họ; có bố/ mẹ/ và vợ/ chồng (đối với ngƣời đã kết hôn) đều cùng dân tộc; ngôn ngữ đầu tiên họ sử dụng đƣợc và sử dụng thành thạo chính là ngôn ngữ của dân tộc họ (tiếng mẹ đẻ). Do vậy, đối với năng lực tiếng mẹ đẻ, chúng tôi phân tích từ các góc độ: dân tộc, giới tính, tuổi tác và trình độ. Về khả năng tiếng mẹ đẻ, chúng tôi đánh giá với 2 mức độ: (1) Nói thạo, không biết chữ và (2) Nói thạo, biết chữ. Có sự khác nhau về thang đánh giá năng lực tiếng Việt và năng lực tiếng mẹ đẻ nhƣ vậy là do trong quá trình thực địa, chúng tôi thấy không có ai trong phạm vi khảo sát là không thể giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ và tất cả đều giao tiếp ở mức thành thạo. Do vậy, trong

thang đánh giá này chủ yếu chúng tôi muốn khảo sát tỉ lệ ngƣời biết chữ tiếng mẹ đẻ để phân biệt với những ngƣời không biết chữ.

Kết quả khảo sát đƣợc thể hiện cụ thể trong các bảng sau:

Bảng 3.8: Khả năng tiếng mẹ đẻ của ngƣời dân theo giới tính Dân tộc Dân tộc

Khả năng tiếng mẹ đẻ

Thái Mông Khơ Mú Tổng

Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nói thạo, không

biết chữ 121 80.7% 116 83.5% 154 95.1% 189 97.9% 160 100% 152 100% 435 92.2% 457 94.4% Nói thạo, biết

chữ 29 19.3% 23 16.5% 8 4.9% 4 2.1% 0 0% 0 0% 37 7.8% 27 5.6% Tổng 150 100% 139 100% 162 100% 193 100% 160 100% 152 100% 472 100% 484 100% X2 0.322 0 0

Bảng 3.9: Khả năng tiếng mẹ đẻ của ngƣời dân theo độ tuổi Độ Độ

tuổi

Dân tộc Khả năng

tiếng mẹ đẻ

Thái Mông Khơ Mú Tổng

<20

Nói thạo, không biết chữ 60 (67.4%) 81 (90%) 80 (100%) 221(85.3%) Nói thạo, biết chữ 29 (32.6%) 9 (10%) 0 (0%) 38 (14.7%)

Tổng nhóm 89 (100%) 90 (100%) 80 (100%) 259(100%)

20-35

Nói thạo, không biết chữ 71 (84.5%) 80 (100%) 105(100%) 256(95.2%) Nói thạo, biết chữ 13 (15.5%) 0 (0%) 0 (0%) 13 (4.8%)

Tổng nhóm 84 (100%) 80 (100%) 105(100%) 269(100%)

36-50

Nói thạo, không biết chữ 52 (86.7%) 101(97.1%) 77 (100%) 230(95.4%) Nói thạo, biết chữ 8 (13.3%) 3 (2.9%) 0 (0%) 11 (4.62%)

Tổng nhóm 60 (100%) 104(100%) 77 (100%) 241(100%)

51-70

Nói thạo, không biết chữ 38 (95%) 64 (100%) 35 (100%) 137(98.6%) Nói thạo, biết chữ 2 (5%) 0 (0%) 0 (0%) 2 (1.4%)

Tổng nhóm 40 (100%) 64 (100%) 35 (100%) 139(100%)

>70

Nói thạo, không biết chữ 16 (100%) 17 (100%) 15 (100%) 48 (100%) Nói thạo, biết chữ 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%)

Tổng nhóm 16 (100%) 17 (100%) 15 (100%) 48 (100%)

Bảng 3.10: Tỉ lệ biết chữ dân tộc của ngƣời dân xét theo trình độ Dân tộc Dân tộc

Trình độ Thái Mông Khơ Mú Tổng

Không đi học 0 0% 0 0% 0 0% 0 0% Tiểu học 16 30.8% 9 75% 0 0% 25 39% THCS 24 46.1% 0 0% 0 0% 24 37.5% THPT 8 15.4% 1 8.3% 0 0% 9 14.1% CĐ - ĐH 4 7.7% 2 16.7% 0 0% 6 9.4% Tổng 52 100% 12 100% 0 0% 64 100%

Những kết quả đƣợc thể hiện trong 3 bảng trên cho phép rút ra một số nhận xét: 100% ngƣời dân tộc thiểu số đƣợc phỏng vấn đều biết sử dụng ngôn ngữ dân tộc của họ ở mức độ nói thạo và đều khẳng định rằng trong gia đình hay bản làng của mình không có ai là không biết nói tiếng mẹ đẻ mình.

Đối với tiếng Thái và tiếng Mông – hai ngôn ngữ đã đƣợc sử dụng trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng thì 100% số ngƣời Thái và Mông đƣợc phỏng vấn đều trả lời là họ có thể hiểu rõ nội dung khi nghe đài phát thanh hay xem truyền hình. Điều này cũng hoàn toàn dễ lý giải khi tất cả những ngƣời đƣợc phỏng vấn đều sinh sống và lớn lên trong cộng đồng nói tiếng mẹ đẻ của họ, trong gia đình thì bố, mẹ, vợ/ chồng của họ cũng đều là ngƣời cùng dân tộc. Trong những đối tƣợng đƣợc khảo sát, với những ngƣời đã kết hôn, không có ai kết hôn với ngƣời khác dân tộc.

Đối với hai dân tộc đã có chữ viết riêng là Thái và Mông thì đa số ngƣời Thái và ngƣời Mông cũng chỉ sử dụng ngôn ngữ dân tộc mình với chức năng khẩu ngữ giao tiếp hàng ngày mà không biết đọc, viết. Tỉ lệ biết chữ viết dân tộc mình trong ngƣời Thái là 18%, ngƣời Mông là 3,4%. Ngƣời Khơ Mú chƣa có chữ viết riêng nên khả năng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ chỉ ở mức nói thạo.

Trong số 64 ngƣời biết chữ viết dân tộc mình, có 39% ngƣời có trình độ tiểu học; 37,5% ngƣời có trình độ THCS; 14,1% ngƣời ở trình độ THPT và 9,4% ngƣời có trình độ cao đẳng – đại học. Và có 48/64 ngƣời biết chữ này có độ tuổi

dƣới 20, chỉ có 2 ngƣời có độ tuổi trên 50. Nhƣ vậy, khác với một số nơi khác, những ngƣời biết chữ viết của dân tộc mình ở Mƣờng Tùng (ngƣời Thái) và Ma Thì Hồ (ngƣời Mông) chủ yếu rơi vào nhóm đối tƣợng trẻ tuổi, đƣợc học hành. Điều này đã phản ánh phù hợp với thực tế ở Mƣờng Tùng và Ma Thì Hồ là trong những năm vừa qua, ở trƣờng Tiểu học - THCS Mƣờng Tùng (trƣờng hai cấp) có một số lớp dạy học theo chƣơng trình song ngữ và ở trƣờng Tiểu học Ma Thì Hồ có chƣơng trình thí điểm dạy tiếng Mông nên nhiều em học sinh ngƣời Thái và ngƣời Mông đã đƣợc học chữ viết dân tộc mình ở trƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu trạng thái đa ngữ tại huyện mường chà tỉnh điện biên (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)