Nhận xét chung về việc sử dụng ngôn ngữ của ngƣời dân tộc thiểu số ở

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu trạng thái đa ngữ tại huyện mường chà tỉnh điện biên (Trang 129 - 130)

2. Cơ sở lý thuyết

3.2. Tình hình sử dụng ngôn ngữ của ngƣời ngƣời dân tộc thiểu số ở Mƣờng Chà

3.2.3. Nhận xét chung về việc sử dụng ngôn ngữ của ngƣời dân tộc thiểu số ở

ở Mƣờng Chà

Những kết quả về việc sử dụng ngôn ngữ của ngƣời dân tộc thiểu số ở Mƣờng Chà trong các tình huống giao tiếp khác nhau cho phép rút ra một số nhận xét đáng lƣu ý sau:

Trong giao tiếp ngôn ngữ, ngoài tiếng mẹ đẻ và tiếng Việt, ngƣời dân tộc thiểu số ở Mƣờng Chà hầu nhƣ không sử dụng ngôn ngữ của các dân tộc khác. Trong số 956 đối tƣợng khảo sát của đề tài chỉ có 12 ngƣời Khơ Mú là có thể sử dụng thêm một ngôn ngữ khác (tiếng Thái) ngoài tiếng mẹ đẻ và tiếng Việt. Với những ngƣời này, họ chủ yếu dùng tiếng Thái để giao tiếp với ngƣời Thái trong hoàn cảnh khi đến nhà ngƣời Thái và phần lớn là dùng trong giao tiếp nơi công cộng (chủ yếu là trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa ở chợ).

Ở môi trƣờng giao tiếp gia đình, với ngƣời thân, tiếng mẹ đẻ luôn là lựa chọn ƣu tiên. Khi nói với ông bà, cha mẹ, với ngƣời cùng thế hệ, ngƣời dân luôn sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình. Trong những tình huống giao tiếp mang tính thân mật, suồng sã nhƣ khi ăn cơm, khi tranh luận, cãi nhau thì số ngƣời đƣợc hỏi lựa chọn sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình gần nhƣ tuyệt đối. Duy chỉ trong tình huống giao tiếp gia đình nhƣng là về các vấn đề có tính chất hành chính, chính trị thì con số ngƣời sử dụng tiếng Việt hay sử dụng cả hai ngôn ngữ có sự khác biệt một chút là có 31,2% số ngƣời đƣợc hỏi. Tuy nhiên những ngƣời này chủ yếu thuộc nhóm nghề nghiệp tiếp xúc nhiều với môi trƣờng tiếng Việt nhƣ giáo viên, ngƣời làm nghề hành chính, học sinh. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng, trong môi trƣờng giao tiếp gia đình, tiếng mẹ đẻ có vai trò vƣợt trội hơn hẳn so với tiếng Việt.

Ở môi trƣờng giao tiếp cộng đồng, tiếng mẹ đẻ cũng đƣợc ƣu tiên sử dụng trong giao tiếp với ngƣời cùng dân tộc, những hoàn cảnh mang tính lễ nghi. Tuy nhiên tiếng Việt cũng đƣợc sử dụng với tỉ lệ cao khi giao tiếp với ngƣời khác dân tộc hay ngƣời Kinh.

Khi đƣợc hỏi về mức độ thƣờng xuyên của việc sử dụng tiếng mẹ đẻ và tiếng Việt thì 100% ngƣời đƣợc hỏi trả lời thƣờng xuyên sử dụng tiếng mẹ đẻ và đối với tiếng Việt là 78,3%. Những ngƣời không thƣờng xuyên sử dụng tiếng Việt chủ yếu

là những ngƣời khả năng tiếng Việt còn hạn chế, những ngƣời ít hoặc không bao giờ ra khỏi làng. Đối với việc sử dụng ngôn ngữ trong bản làng thì 100% ngƣời đƣợc hỏi đều cho biết tại bản làng của họ, tiếng nói dân tộc của họ đƣợc sử dụng nhiều nhất, tiếng Việt đƣợc sử dụng nhiều thứ hai và hầu nhƣ không sử dụng tiếng của dân tộc nào khác trong bản. Những ngƣời Khơ Mú sử dụng tiếng Thái hầu nhƣ cũng chỉ sử dụng ngoài môi trƣờng bản ngữ của họ

Những con số thống kê cũng cho thấy rằng, trong giao tiếp hiện nay, mặc dù có tồn tại một số ngƣời Khơ Mú ở Mƣờng Chà có khả năng sử dụng 3 ngôn ngữ nhƣng đa số ngƣời dân tộc thiểu số ở Mƣờng Chà đều là những cá thể song ngữ. Trạng thái song ngữ tiếng dân tộc – Việt đối với ngƣời dân tộc thiểu số ở Mƣờng Chà là một trạng thái song ngữ tự nhiên.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu trạng thái đa ngữ tại huyện mường chà tỉnh điện biên (Trang 129 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)