Đặc điểm các dân tộ cở Mƣờng Chà

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu trạng thái đa ngữ tại huyện mường chà tỉnh điện biên (Trang 73 - 80)

2. Cơ sở lý thuyết

2.1. Các yếu tố tác động đến cảnh huống ngôn ngữ ở Mƣờng Chà

2.1.2. Đặc điểm các dân tộ cở Mƣờng Chà

2.1.2.1. Xét từ góc độ số lượng và tên gọi

Theo tổng điều tra dân số năm 2009, trên địa bàn huyện Mƣờng Chà hiện có 11 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Mông chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 57,12%, tiếp đến là dân tộc Thái chiếm 24,52%, dân tộc Kinh chiếm 7,44%, dân tộc Khơ Mú 4,89%, còn lại là các dân tộc khác nhƣ Mƣờng, Dao, Hoa, Kháng, Lào, … Là nơi hội tụ sinh sống của nhiều dân tộc anh em với những nét riêng về ngôn ngữ, văn hóa; Mƣờng Chà có cảnh huống ngôn ngữ đa sắc, phong phú, khá điển hình cho cảnh huống ngôn ngữ của Điện Biên nói chung.

(1) Dân tộc Mông

Ngƣời Mông tự gọi mình là ngƣời “Hmông” (nghĩa là “ngƣời”). Theo thống kê năm 2009 do Tổng cục Thống kê cung cấp, ở Việt Nam, dân tộc Mông có 1.068.189 ngƣời. Họ sống chủ yếu ở những vùng rừng núi cao của các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Bắc Cạn, Thanh Hóa, Nghệ An… Đồng bào cƣ trú xen kẽ với nhiều dân tộc anh em nhƣng chủ yếu vẫn quần tụ thành những bản riêng. Ở tỉnh Điện Biên có 170.648 ngƣời Mông (chiếm 16% tổng số ngƣời Mông ở Việt Nam), tập trung ở các huyện Tủa Chùa, Điện Biên Đông, Mƣờng Nhé, Tuần Giáo, Điện Biên và Mƣờng Chà. Ở Mƣờng Chà, dân tộc Mông là dân tộc có số dân đông nhất với 27.667 ngƣời (chiếm 57,12% dân số toàn huyện). Có 5 nhóm Mông chính là Mông Đơ (Mông Trắng), Mông Lềnh (Mông Hoa), Mông Si (Mông Đỏ), Mông Đu (Mông Đen), Mông Sua (Mông xanh hay Mông Mán).

Về trang phục: Quần áo váy của ngƣời Mông chủ yếu may bằng vải lanh tự dệt. Một bộ y phục cổ truyền của phụ nữ gồm có: váy, ảo xẻ ngực, tạp dề trƣớc và sau, xà cạp quấn chân. Hiện nay, nhiều nơi ngƣời ta đã dùng vải có bán sẵn trên thị trƣờng để may quần áo.

Về phong tục tập quán: Ngƣời Mông chủ yếu làm rẫy trồng Ngô, trồng lúa là nguồn lƣơng thực chính. Ít nơi có ruộng bậc thang. Ngoài ra còn biết trồng lanh lấy sợi dệt vải và trồng cây dƣợc liệu, cây hoa màu. Nghề thủ công rèn đúc phát triển từ

rất sớm. Chăn nuôi của gia đình ngƣời Mông chủ yếu là trâu, bò, ngựa dê và các loại gia cầm.

Ngƣời Mông có nhiều dòng họ và họ quan niệm rằng những ngƣời cùng dòng họ đều là anh em cùng tổ tiên, có thể đẻ và chết trong nhà nhau. Tất cả con trai khi đã lập gia đình đều phải thờ cúng ông, bà cha mẹ những ngƣời cùng dòng họ đã khuất. Con cái lấy họ theo cha.

Tết cổ truyền của ngƣời Mông bắt đầu từ 28 và kết thức vào ngày mùng 7 có nơi mùng 10, thƣờng là đầu tháng 11 tháng 12 âm. Hiện nay nhiều nơi ăn theo tết Nguyên đán chung của cả nƣớc.

Bằng phƣơng pháp nhập tâm truyền khẩu, qua hàng ngàn năm, các thế hệ kế tiếp nhau của dân tộc Mông vẫn giữ đƣợc hai thiên trƣờng ca bất hủ là Trường thán ca (Kruôz cê) và Trường kỷ ca (Jăngx yôngz). Cùng các làn điệu dân ca phong phú nhƣ Tiếng hát làm dâu, Tiếng hát mồ côi, Tình ca giao duyên…; kho tàng văn học dân gian đã làm tăng thêm chất lƣợng cuộc sống văn hóa, tinh thần của dân tộc Mông.

Về ngôn ngữ: Ngƣời Mông rất đỗi tự hào về ngôn ngữ dân tộc mình – một ngôn ngữ tinh tế về ngữ âm, phong phú về từ vựng và uyển chuyển về ngữ pháp. Tiếng Mông thuộc ngữ hệ Mông – Miền, gần với ngôn ngữ của ngƣời Dao và Pà Thẻn (không gần với tiếng Việt cả về quan hệ họ hàng lẫn các đặc điểm loại hình). Tiếng Mông có số lƣợng phụ âm đầu và thanh điệu khá lớn, đồng thời ít nguyên âm và phụ âm cuối. Sự khác biệt trong thanh cuối các nhóm Mông (Mông Lềnh – Mông Hoa, Mông Đơƣ – Mông Trắng, Mông Đu – Mông Đen, Mông Sua – Mông Xanh,…) rất đa dạng, đặc biệt về mặt ngữ âm. Căn cứ trên trang phục và ý thức tộc ngƣời, có thể xác định ngƣời Mông ở Mƣờng Chà thuộc nhóm Mông Lềnh.

Ngƣời Mông đã có chữ viết theo tự dạng latinh (đƣợc Nhà nƣớc ban hành năm 1961). Hơn một nửa thế kỷ ra đời, tồn tại và phát triển qua những bƣớc thăng trầm, chữ Mông vẫn là sức mạnh tinh thần và là niềm tự hào của dân tộc Mông. Hiện nay, tiếng Mông đang đƣợc sử dụng trên Đài phát thanh ở Trung ƣơng và tỉnh Điện Biên cũng nhƣ nhiều tỉnh có ngƣời Mông khác. Tiếng Mông xuất hiện trong một số từ điển

và sách giáo khoa học tiếng Mông trƣớc đây. Từ năm 2004, Sở Giáo dục và đào tạo Điện Biên có chƣơng trình dạy tiếng Mông đƣợc sử dụng với tƣ cách ngôn ngữ đối tƣợng. Cùng với chữ viết của ngƣời Thái, chữ viết của ngƣời Mông đã đƣợc đƣa vào dạy học ở một số trƣờng tiểu học tại vài huyện của tỉnh trong đó có Mƣờng Chà.

(2)Dân tộc Thái

Theo tổng điều tra dân số năm 2009 (do Tổng cục Thống kê cung cấp), ở Việt Nam, dân tộc Thái có 1.550.423 ngƣời. Họ sống chủ yếu ở các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Yên Bái, Lào Cai. Dân tộc Thái cƣ trú ở vùng Tây Bắc đã hơn chục thế kỷ. Ở Điện Biên, dân tộc Thái là dân tộc có số dân đông nhất, chiếm 40,43% dân số toàn tỉnh. Hiện nay dân tộc Thái sinh sống ở hầu hết các huyện, thị trong tỉnh (tập trung ở huyện Điện Biên, Tuần Giáo, Điện Biên Đông, Mƣờng Lay, Mƣờng Chà và thành phố Điện Biên Phủ). Ngƣời Thái còn có các tên gọi khác là Táy, Hàng Tổng, Pa Thay, Thổ Đà Bắc. Tiếng Thái thuộc ngữ hệ Thái – Kađai, rất gần với các ngôn ngữ Tày, Nùng, Lào, Giáy… Về mặt ngữ âm và ngữ pháp, tiếng Thái có nhiều điểm gần với tiếng Việt. Tiếng nói của ngƣời Thái ở các địa phƣơng (các nhóm Táy Đăm – “Thái Đen”; Táy Khao – “Thái Trắng”) có một số khác biệt, chủ yếu ở hệ thống phụ âm đầu và thanh điệu. Ở Điện Biên có cả ngƣời Thái Đen và Thái Trắng. Về cơ bản, tiếng nói hai nhóm này ở Điện Biên khác biệt không lớn. Ở Mƣờng Chà ngƣời Thái chủ yếu thuộc nhóm Thái Trắng với 11.879 ngƣời (số liệu năm 2009).

Về phong tục tập quán: Ngƣời Thái ở nhà sàn, mỗi bản thƣờng có 30-80 nóc nhà kề bên nhau và có tục ở rể thƣờng là 3 năm. Dân tộc Thái có nhiều dòng họ, mỗi dòng họ thƣờng có những quy định kiêng kỵ khác nhau; Có tục thờ cúng tổ tiên, cúng trời đất, cúng bản mƣờng. Ngƣời Thái có nhiều điệu múa (múa xoè, múa sạp…) và nhiều truyện thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện thơ, ca dao.. co nhiều tác phẩm thơ ca nổi tiếng” Xống chụ xon xao”, “ Khun lú, nàng ứa”.

Ngƣời Thái có nhiều kinh nghiệm đào mƣơng, đắp phai, dựng cọn, bắc máy lấy nƣớc làm ruộng. Lúa nƣớc là nguồn lƣơng thực chính ngoài ra còn làm nƣơng để

trồng lúa, ngô, hoa màu và nhiều thứ cây khác. Nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm, đan lát, dệt vải rất phát triển. Sản phẩm nổi tiếng là vải thổ cẩm, đệm bông lau với những hoa văn độc đáo, màu sắc rực rỡ, bền đẹp.

Về ngôn ngữ: Ngƣời Thái đã có chữ viết cổ truyền từ khoảng thế kỷ thứ XI – XII, tự dạng Sanscrit. Đây là một ngôn ngữ có thanh điệu (tonal) và phân tích (analytic). Sự phối hợp thanh điệu, quy tắc chính tả phức tạp, tạo liên hệ (có thể là liên tƣởng) và sự phân biệt trong hệ thống thanh điệu khiến tiếng Thái trở nên khó học với những ngƣời chƣa từng sử dụng ngôn ngữ có liên quan. Hiện nay trên địa bàn cả nƣớc chƣa có chƣơng trình dạy tiếng Thái, chữ Thái thống nhất nên địa phƣơng buộc phải tự biên soạn chƣơng trình giảng dạy riêng, trên cơ sở lấy ý kiến của các nhà Thái học. Ở Điện Biên hiện nay tiếng Thái đƣợc dạy là tiếng Thái đen, chữ Thái cổ theo quyết định số 969 QĐ-UBND ngày 25/10/2012 của UBND tỉnh Điện Biên về việc phê chuẩn bộ chữ Thái sử dụng trong dạy chữ dân tộc. Theo Giáo trình Nhập môn tiếng Thái ở Việt Nam thì:

Theo sách cổ Quam tô mương (Kể chuyện Mường) thì đây là bộ chữ của dòng Tạo Xuông, Tạo Ngơn có từ thế kỷ thứ IX tại Mường Ôm, Mường Ai; thế kỷ thứ X đưa đến Mường Lò, thế kỷ thứ X phát triển khắp vùng Tây Bắc nước ta. Các sách cổ bị rách, bị mục nát hỏng đi nhiều trong chiến tranh nhưng nay vẫn còn có tới hàng nghìn đầu sách gồm các loại từ kể chuyện lịch sử, sử thi, sách tín ngưỡng, sách thuốc dân tộc cổ truyền, các truyện thơ cổ, văn học dân gian, sách luật bản lệ mường…”

[Trần Trí Dõi, Nguyễn Thái Hòa, 2010a, 5]

(3) Dân tộc Kinh

Là một dân tộc có số dân đông thứ 3 trong số 18 dân tộc, chiếm gần 20% dân số toàn tỉnh song ngƣời Kinh ở Điện Biên vẫn chỉ đƣợc coi là một dân tộc ít ngƣời, cƣ trú ở tất cả các huyện, thị. Ở Mƣờng Chà, ngƣời Kinh có 3.605 ngƣời (chiếm 7,44% dân số toàn huyện) và là dân tộc có số dân đông thứ 3 sau dân tộc Mông và dân tộc Thái. Tiếng Kinh thuộc nhóm ngôn ngữ Việt – Mƣờng.

(4) Dân tộc Khơ Mú

Dân tộc Khơ Mú có tên tự gọi là Kmụ, Kƣm Mụ với các nhóm địa phƣơng: Xá Cẩu, Khạ Klẩu, Mãng Cẩu, Tày Hạy, Mứn Xen, Pu Thềnh, Tềnh. Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê qua kết quả điều tra dân số năm 2009, dân tộc Khơ Mú ở Việt Nam có 72.929 ngƣời, cƣ trú chủ yếu ở các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hoá, Nghệ An. Dân tộc Khơ Mú ở Điện Biên cƣ trú đông nhất ở Điện Biên, Tuần Giáo, Điện Biên Đông, Mƣờng Chà. Ngƣời Khơ Mú ở Mƣờng Chà có 2.370 ngƣời (chiếm 4,89% dân số toàn huyện) và là dân tộc có số dân lớn thứ 4 trong huyện.

Về phong tục tập quán: Ngƣời Khơ Mú sông chủ yếu bằng kinh tế nƣơng rẫy, 1 vài bản có ruộng lúa nƣớc. Cây trồng chủ yếu là lúa, ngô, sắn và thƣờng dùng dao, rìu, gậy chọc hốc là chính. Nghề đan lát khá phát triển nhƣ đan cót, ghế mây, thúng, mẹt nia… Bản của ngƣời Khơ Mú cách xa nhau, thƣờng rất nhỏ bé và ít dân.Các dòng họ thƣờng mang tên 1 loại thú, chim hay 1 thứ cây nào đó. Ngƣời cùng dòng họ coi nhau là anh em và không đƣợc lấy nhau. Ngƣời Khơ Mú có tục cƣới ở rể thƣờng là 1 năm.

Về ngôn ngữ: Tiếng nói của ngƣời Khơ Mú thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer (ngữ hệ Nam Á). Là một trong những dân tộc không có chữ viết riêng, nên nhiều bản sắc văn hóa của ngƣời Khơ Mú đã bị mai một. Nhƣng với tính tự tôn dân tộc trong việc giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống, lại có một kho tàng nghệ thuật dân gian phong phú đã góp phần quan trọng làm nên dấu ấn văn hóa vô cùng độc đáo, riêng có của ngƣời Khơ Mú.

(5) Dân tộc Hoa

Dân tộc Hoa hay còn gọi là Hán, Xạ Phạng, có 823.071 ngƣời (số liệu năm 2009) sinh sống ở hầu khắp 63 tỉnh thành của Việt Nam. Ở Điện Biên, ngƣời Hoa có 3.293 ngƣời (chiếm 0,71% dân số toàn tỉnh). Ở Mƣờng Chà có 1.547 ngƣời dân tộc Hoa (chiếm 3,19% dân số toàn huyện).

Ngƣời Hoa thƣờng sống tập trung thành bản làng hoặc đƣờng phố theo dòng họ tại các thị xã, thị trấn, đông nhất là ở huyện Mƣờng Chà, Tủa Chùa. Ngôn ngữ của ngƣời Hoa thuộc nhóm Hán – Tạng.

(1)Dân tộc Kháng

Dân tộc Kháng ở Điện Biên có 3.668 ngƣời (chiếm 0,79 dân số toàn tỉnh) cƣ trú tập trung ở các huyện: Tuần Giáo, Mƣờng Chà, Mƣờng Nhé. Riêng ở Mƣờng Chà, dân tộc Kháng có 1.266 ngƣời (chiếm 2,67% dân số toàn huyện).

Tiếng Kháng thuộc ngôn ngữ Môn – Khmer.

(7) Dân tộc Mường

Dân tộc Mƣờng ở Điện Biên cƣ trú xen kẽ với các dân tộc khác ở Thành phố Điện Biên Phủ, thị xã Mƣờng Lay, huyện Mƣờng Chà. Ngôn ngữ của ngƣời Mƣờng thuộc nhóm ngôn ngữ Việt – Mƣờng (gần với tiếng Việt).

Theo tổng điều tra dân số năm 2009, ngƣời Mƣờng ở Mƣờng Chà chỉ có 48 ngƣời (chiếm 0,1% dân số toàn huyện).

2.1.2.2. Xét từ góc độ cư trú

Qua điều tra thực tế, hình thức cƣ trú phổ biến của đồng bào các dân tộc ở Mƣờng Chà nói riêng và Điện Biên nói chung là cùng sống xen kẽ nhau trên một địa bàn (xã). Tuy nhiên ở từng bản thì hầu nhƣ chỉ có một dân tộc sinh sống.

Theo số liệu từ tổng điều tra dân số năm 2009, các dân tộc trên địa bản huyện Mƣờng Chà đƣợc phân bố nhƣ sau (bảng 2.1):

Bảng 2.1: Bảng phân bố dân số dân tộc theo đơn vị hành chính

STT Dân số Mông Thái Kinh Khơ Mú Hoa Kháng Mƣờng Khác

Tổng 48.438 27.667 11.879 3.605 2.370 1.547 1.266 48 61 1 Thị trấn 4.133 302 1.456 2.303 7 7 0 19 39 2 Mƣờng Tùng 3.148 1.528 1.762 128 0 0 0 0 0 3 Pa Ham 5.546 5.546 1.661 2.342 476 0 705 2 15 4 Huổi Lèng 2.410 2.154 5 36 0 215 0 0 0 5 Hừa Ngài 5.048 4.476 137 41 386 0 0 6 2 6 Mƣờng Mƣơn 2.994 1.018 972 95 908 0 0 1 0 7 Sá Tổng 3.549 3.477 14 45 0 0 0 13 0 8 Chà Tở 646 646 494 12 19 0 0 5 0 9 Si Pa Phìn 4.135 2.081 1.406 310 0 331 0 2 5 10 Chà Nƣa 2.291 279 1.782 47 0 183 0 0 0 11 Nậm Khăn 1.994 957 1.017 20 0 0 0 0 0 12 Phìn Hồ 2.580 1.692 287 55 0 546 0 0 0 13 Na Sang 3.630 2.240 201 54 574 0 561 0 0 14 Ma Thì Hồ 3.128 3.110 0 18 0 0 0 0 0 15 Sa Lông 2.411 2046 4 96 0 265 0 0 0

Bảng số liệu 2.1. cho thấy sự phân bố không đồng đều về mặt dân tộc giữa các xã. Ngƣời Mông, ngƣời Thái và Kinh có mặt ở hầu hết các xã trong huyện. Đây cũng là 3 dân tộc có số dân đông nhất huyện. Bảng số liệu 2.1 cũng cho thấy ngƣời Mông cƣ trú ở hầu hết các xã của huyện Mƣờng Chà tuy nhiên tập trung nhất vẫn là 4 xã Hừa Ngài, Sá Tổng, Ma Thì Hồ, Sa Lông; đặc biệt có những xã nhƣ Sá Tổng, Ma Thì Hồ, Sa Lông thì gần nhƣ 100% dân số là ngƣời dân tộc Mông. Ngƣời Thái tuy có số dân ít hơn nhƣng lại có mức độ cộng cƣ cao hơn so với ngƣời Mông khi hầu nhƣ không có xã nào chỉ có dân tộc Thái nhƣ ngƣời Mông. Ngƣời Kinh tuy có mặt ở đều khắp trong huyện nhƣng tập trung chủ yếu ở thị trấn và xã Pa Ham. Khơ Mú là dân tộc có số dân lớn thứ 4 và phân bố ở 50% số đơn vị hành chính trong huyện nhƣng tập trung chủ yếu vào các xã Pa Ham, Hừa Ngài, Mƣờng Mƣơn và Na Sang. Tiếp đến là dân tộc Hoa. Dân tộc Kháng tuy có số dân đông gần bằng ngƣời Hoa nhƣng nếu ngƣời Hoa có mặt ở 6/15 đơn vị hành chính trong huyện thì ngƣời Kháng chỉ tập trung quy tụ vào 2 xã là Pa Ham và Na Sang. Dân tộc Mƣờng và một số dân tộc khác chỉ phân bố rải rác trong các xã với số dân ít và thƣờng là sống cộng cƣ cùng bản của ngƣời dân tộc khác. Mức độ phân bố dân cƣ không đồng đều cũng sẽ ảnh hƣởng tới sự phân bố và sử dụng ngôn ngữ của các nhóm dân tộc trong huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu trạng thái đa ngữ tại huyện mường chà tỉnh điện biên (Trang 73 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)