2. Cơ sở lý thuyết
2.1. Các yếu tố tác động đến cảnh huống ngôn ngữ ở Mƣờng Chà
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội của Mƣờng Chà
Mƣờng Chà hiện nay là một huyện vùng cao biên giới nằm phía tây bắc của tỉnh Điện Biên, chạy dọc theo quốc lộ 12 đoạn từ Thành phố Điện Biên Phủ đi thị xã
Mƣờng Lay và tỉnh Lai Châu, trung tâm huyện cách Thành phố Điện Biên Phủ khoảng 55 km về hƣớng Tây Bắc, cách thị xã Mƣờng Lay 50 km về hƣớng Bắc.
Vị trí địa lý và ranh giới của huyện cụ thể nhƣ sau:
+ Phía đông tiếp giáp với huyện Tủa Chùa và Tuần Giáo. + Phía tây tiếp giáp với huyện Mƣờng Nhé và nƣớc Lào. + Phía nam tiếp giáp với Thành phố Điện Biên Phủ. + Phía bắc tiếp giáp với Thị xã Mƣờng Lay.
Mƣờng Chà là một vùng dân tộc thiểu số đa ngữ chịu nhiều tác động của việc chia tách địa giới hành chính, phân vùng địa lý – kinh tế, di dân tái định cƣ.
Tháng 11/2003, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội ra Nghị quyết số 22 về việc chia tách và điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh Lai Châu. Tỉnh Lai Châu (cũ) đƣợc tách thành tỉnh Lai Châu (mới) và tỉnh Điện Biên. Huyện Mƣờng Lay là một trong 8 đơn vị hành chính thuộc tỉnh Điện Biên. Ngày 26-11-2003, tỉnh Lai Châu đƣợc chính thức tách thành 2 tỉnh là Lai Châu (mới) và Điện Biên, huyện Mƣờng Lay thuộc tỉnh Điện Biên.
Trƣớc khi chính thức tách tỉnh Lai Châu cũ, địa bàn huyện Mƣờng Lay khi đó gồm huyện Mƣờng Chà ngày nay cùng với 3 xã trƣớc từng thuộc huyện bao gồm Pú Đao, Chăn Nƣa và Nậm Hàng, bản Thành Chử thuộc xã Xá Tổng (các xã này nay thuộc hai huyện Mƣờng Tè và Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Trong đó bản Thành Chử đƣợc chuyển về xã Tủa Sín Chải, huyện Sìn Hồ.)
Ngày 02/3/2005, Chính phủ ra Nghị định số 25/2005/NĐ-CP về việc đổi tên huyện Mƣờng Lay và thị trấn Mƣờng Lay thành huyện Mƣờng Chà và thị trấn Mƣờng Chà, tỉnh Điện Biên. Huyện Mƣờng Chà gồm có 10 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Mƣờng Tùng, Sá Tổng, Pa Ham, Hừa Ngài, Huổi Lèng, Chà Nƣa, Chà Tở, Si Pa Phìn, Mƣờng Mƣơn và thị trấn Mƣờng Chà.
Ngày 14/11/2006, Chính phủ ra Nghị định số 135/2006/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Mƣờng Chà thành lập thêm 5 xã: Na Sang, Sa Lông, Ma Thì Hồ, Phìn Hồ, Nậm Khăn.
Ngày 25/8/2013, Chính phủ ra Nghị định số 45/NĐ-CP Về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện thuộc tỉnh Điện Biên, huyện Mƣờng Chà thành lập thêm 02 xã: Nậm Nèn, Huổi Mí; Điều chỉnh 05 xã: Chà Tở, Nậm Khăn, Chà Nƣa, Si Pa Phìn, Phìn Hồ sang huyện mới Nậm Pồ.
Sau 4 lần chia tách (tính từ khi tách tỉnh Điện Biên – Lai Châu), điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập tỉnh mới, huyện mới, hiện nay Mƣờng Chà có 12 đơn vị hành chính gồm 11 xã và 1 thị trấn. Vào thời điểm thực hiện nghiên cứu của luận án (tháng 3 năm 2013), Mƣờng Chà có 15 đơn vị hành chính gồm 1 thị trấn và 14 xã.
Cũng giống nhƣ các huyện, thị khác trong tỉnh, diện tích tự nhiên của huyện Mƣờng Chà chủ yếu là đồi núi, đất canh tác ít, thiếu nƣớc sinh hoạt, giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí thấp, phân bố dân cƣ không đồng đều, còn nhiều hủ tục lạc hậu làm ảnh hƣởng đến sản xuất và đời sống của đồng bào. Lực lƣợng lao động còn ít khoảng 24.534 ngƣời, tỷ lệ đói nghèo còn ở mức cao (66,6%) nền kinh tế chủ yếu dựa vào các hoạt động sản xuất Nông - Lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ chƣa phát triển.
Mƣờng Chà nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh, ít mƣa, mùa hạ nóng và mƣa nhiều. Nhiệt độ trung bình từ 22-25oC. Lƣợng mƣa trung bình 2.432 mm/năm. Mùa mƣa (từ tháng 4 – 9), mùa khô (từ tháng 10- 4). Mƣờng Chà có hệ thống sông suối dày đặc nên có tiềm năng về thủy lợi và thủy điện, đất đai Mƣờng Chà thích hợp trồng các loại cây nhƣ: thảo quả, chè cao sản, đậu tƣơng, lạc…
Về giáo dục: Theo báo cáo của Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện Mƣờng Chà, tính đến đầu năm 2013, trên địa bàn huyện có 57 cơ sở giáo dục gồm 18 trƣờng Mầm non, 21 trƣờng tiểu học và 18 trƣờng THCS với 16455 học sinh. Trong các cơ
sở giáo dục của huyện, có 4 trƣờng tiểu học đã thực hiện chƣơng trình thí điểm song ngữ: Trƣờng Tiểu học Hừa Ngài, Tiểu học Sa Lông, THCS Mƣờng Tùng (trƣờng 2 cấp) và Tiểu học Mƣờng Anh. Chƣơng trình thí điểm tiếng Mông , tiếng Thái cũng đã đƣợc thực hiện tại 6 trƣờng, cụ thể:
- Chƣơng trình tiếng Mông đƣợc dạy thí điểm ở 4 trƣờng: Tiểu học Hừa Ngài, Tiểu học Sa Lông, Tiểu học Ma Thì Hồ, Tiểu học Si Pa Phìn
- Chƣơng trình tiếng Thái đƣợc dạy thí điểm ở 2 trƣờng: Tiểu học Tân Phong và Tiểu học Chà Nƣa
Mặc dù cơ sở hạ tầng địa phƣơng còn yếu kém và hạn chế nhƣng với sự quan tâm đầu tƣ của Đảng, Nhà nƣớc có những chính sách ƣu việt, phù hợp cho đồng bào dân tộc vùng cao, y tế và giáo dục từng bƣớc đƣợc nâng cấp, Mƣờng Chà đang ngày càng phát triển mạnh và toàn diện cả về kinh tế, chính trị và xã hội.
Nhƣ vậy, Mƣờng Chà có những đặc điểm tự nhiên – xã hội điển hình của Điện Biên nói riêng và khu vực Tây Bắc nói chung. Đây là nơi tập trung đa số các dân tộc thiểu số ở Điện Biên (11/19 dân tộc). Mƣờng Chà cũng là địa bàn có nhiều biến động về dân cƣ, phân vùng hành chính, kinh tế với nhiều lần chia tách và là huyện đã áp dụng thí điểm chƣơng trình song ngữ và dạy chữ viết dân tộc trong nhà trƣờng. Với những đặc điểm đó, Mƣờng Chà là địa bàn phù hợp để nghiên cứu cảnh huống ngôn ngữ nhƣ một nghiên cứu trƣờng hợp.
Bản đồ 2.1: Bản đồ hành chính huyện Mƣờng Chà tháng 12 năm 2012 (Nguồn: GIS)