Dân tộc
Thái độ Thái Mông Khơ Mú Tổng
Có 8.7% 0% 0% 25 (2.6%)
Không 69.2% 88.2% 68.6% 727 (76.1%)
Không biết, tùy trƣờng hợp 22.1% 11.8% 31.4% 204 (21.3%)
Tổng (289) 100% (355) 100% (312) 100% (956) 100% Bảng 3.28: Thái độ ngôn ngữ trong việc kết hôn của con cái
Dân tộc
Thái độ Thái Mông Khơ Mú Tổng
Bình thƣờng, không quan trọng 87.5% 86.5% 82.4% 596 (85.5%) Không thích nhƣng vẫn đồng ý 12.5% 13.5% 17.6% 101 (14.5%) Không đồng ý 0% 0% 0% 0% Tổng (200) 100% (275) 100% (222) 100% (697) 100%
Khi tìm hiểu xem liệu việc ngƣời bạn đời có nói đƣợc tiếng mẹ đẻ có ảnh hƣởng đến quyết định khi kết hôn không thì 76,1% số ngƣời đƣợc hỏi cho biết là điều đó không ảnh hƣởng đến quyết định của họ. Còn đối với con cái, khi đƣợc hỏi ý kiến về việc con cái kết hôn và ngƣời bạn đời tƣơng lai của con cái không biết nói tiếng mẹ đẻ thì 85,5% số ngƣời đƣợc hỏi cho rằng việc đó là bình thƣờng, không quá quan trọng. Tuy nhiên vẫn có 14,5% số ngƣời tham gia khảo sát nói rằng họ không thích nhƣng vẫn đồng ý cho con cái mình kết hôn với ngƣời không nói đƣợc tiếng mẹ đẻ của họ. Những con số này cho thấy tính cởi mở của ngƣời dân trong vấn đề kết hôn. Mặc dù yêu mến và tự hào về ngôn ngữ của dân tộc mình tuy nhiên việc có nói đƣợc tiếng mẹ đẻ mình hay không của ngƣời bạn đời hay của con dâu/rể tƣơng lai không phải là yếu tố chi phối nhiều đến quyết định của họ.
3.4. Một số đề xuất và kiến nghị cho vấn đề bảo tồn sự đa dạng ngôn ngữ ở Mƣờng Chà Mƣờng Chà
Những đặc điểm trên của bức tranh đa ngữ ở Mƣờng Chà có thể nói là những đặc điểm tƣơng đối điển hình cho vùng dân tộc thiểu số ở Điện Biên nói riêng và Tây Bắc nói chung. Trên cơ sở những kết quả đã thu đƣợc trong quá trình nghiên
cứu về cảnh huống ngôn ngữ ở Mƣờng Chà, chúng tôi bƣớc đầu xin nêu một vài kiến nghị cho vấn đề bảo tồn sự đa dạng ngôn ngữ ở Mƣờng Chà cũng nhƣ ở Điện Biên nói chung:
3.4.1. Về chính sách chung
(1) Chính sách ngôn ngữ ở Mƣờng Chà cần là chính sách song ngữ. Cần phát triển mạnh loại hình giao tiếp song ngữ tiếng Việt – tiếng mẹ đẻ (tiếng dân tộc thiểu số). Trong các gia đình cần tuyên truyền ý nghĩa của việc dạy tiếng mẹ đẻ cho con em trƣớc khi đến tuổi đi học và cần tăng cƣờng giao tiếp với con em mình bằng song ngữ: tiếng mẹ đẻ và tiếng Việt. Trong nhà trƣờng, ngay từ bậc tiểu học cần dạy cho học sinh dân tộc thiểu số học theo chƣơng trình song ngữ tiếng mẹ đẻ - tiếng Việt; tổ chức các hoạt động giao lƣu văn hóa giữa các trƣờng. Thông qua các chƣơng trình hoạt động giao lƣu văn hóa, các trƣờng có điều kiện tổ chức những hoạt động ngoại khóa giúp cho giáo viên có điều kiện gần gũi học sinh, truyền đạt kiến thức cho học sinh dễ hiểu qua việc vừa giảng bằng tiếng Việt vừa giải thích, chuyển ngữ sang tiếng địa phƣơng.
(2) Chữ viết có vai trò quan trọng nên cần có chủ trƣơng tiếp tục hoàn thiện và dạy chữ viết Thái, Mông ngay từ bậc tiểu học. Cần tiếp tục tổ chức những lớp học cơ bản về tiếng dân tộc cho giáo viên Trƣờng Phổ thông dân tộc nội trú, cho các cán bộ xã. Ngƣời giáo viên không chỉ nắm chắc kỹ năng và các tri thức về tiếng Việt mà còn phải hiểu những đặc điểm cơ bản tiểng mẹ đẻ của học sinh mà mình dạy để lƣờng trƣớc và giúp học sinh hiểu đƣợc bản chất các lỗi tiếng Việt khi tạo lập văn bản.
(3) Thực tế điều tra cho thấy ở những địa bàn càng ở xa trung tâm thì việc sử dụng tiếng mẹ đẻ của cƣ dân tại đó càng nhiều hơn việc sử dụng tiếng phổ thông do đó cần lƣu ý hơn đến việc dạy tiếng Việt cho học sinh nơi đây. Ở những khu trung tâm thƣờng có nguy cơ ngƣời dân tộc thiểu số từ bỏ tiếng mẹ đẻ của mình. Do vậy, ở khu vực này cần lƣu ý hơn đến việc dạy tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc thiểu số. Điều này đặt ra cho chúng ta, đặc biệt là các nhà quản lý một nhiệm vụ là phải làm sao để bảo vệ và giữ gìn tiếng mẹ đẻ của mỗi dân tộc, tránh nguy cơ diệt vong.
Muốn làm đƣợc điều này rất cần đến những phƣơng cách giáo dục ngôn ngữ trong nhà trƣờng sao cho hợp lý, đạt hiệu quả cao.
(4) Cần khuyến khích những hoạt động bảo tồn và duy trì các hoạt động văn hóa của mỗi dân tộc: tổ chức thi điệu hát truyền thống, kể chuyện cổ thích của các dân tộc bằng chính ngôn ngữ dân tộc; tổ chức các ngày hội văn hóa, các câu lạc bộ văn hóa; dành nhiều chƣơng trình ƣu đãi cho các vùng dân tộc thiểu số kiều nhƣ chƣơng trình 134, 135…
(5) Mƣờng Chà nói riêng và Điện Biên nói chung còn nhiều vùng đồng bào gặp khó khăn về đời sống vật chất cũng nhƣ tinh thần, mức sống còn chênh lệch lớn so với vùng đô thị của tỉnh. Nhu cầu thông tin của bà con rất lớn nhất là về chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, các kinh nghiệm, cách thức sản xuất, làm ăn, xây dựng đời sống văn hóa… Tình hình thực tế đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội trong đó có công tác thông tin tuyên truyền về lĩnh vực dân tộc, miền núi, vùng cao. Mặt trận văn hóa – tƣ tƣởng này cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ của Nhà nƣớc cũng nhƣ của các địa phƣơng khác trong cả nƣớc.
(6) Cần đầu tƣ cho các tỉnh miền núi nhƣ Điện Biên một chƣơng trình dài hạn nghiên cứu về văn hóa – giáo dục, ngôn ngữ và về các dân tộc thiểu số, biên soạn các sách tham khảo bằng song ngữ, các loại từ điển, ngữ pháp song ngữ.
3.4.2. Về công tác giáo dục và nghiên cứu ngôn ngữ
(1) Cần có sự đa dạng hóa các hình thức dạy học và triển khai các mô hình giáo dục ngôn ngữ phù hợp với từng đối tƣợng. Cụ thể:
Đối với tiếng Mông: Dân tộc Mông đã có bộ chữ riêng đƣợc thống nhất, có chƣơng trình và sách giáo khoa dạy tiếng Mông đƣợc Bộ Giáo dục và đào tạo phê chuẩn nên việc tiếp tục dạy học tiếng Mông trong nhà trƣờng cần đƣợc phát triển rộng hơn trên địa bàn tỉnh. Từ việc dạy tiếng Mông nhƣ một ngôn ngữ đối tƣợng phải hƣớng đến xây dựng chƣơng trình song ngữ tức là sử dụng tiếng Mông song song với tiếng Việt nhƣ là phƣơng tiện dạy học. So với dân tộc Thái trên địa bàn thì năng lực tiếng Việt và nhận thức của ngƣời Mông có phần hạn chế hơn, địa bàn cƣ
trú cũng xa trung tâm và ít đƣợc giao lƣu văn hóa hơn nên cần đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền giáo dục, công tác xóa mù chữ, tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ trƣớc khi đến trƣờng.
Đối với tiếng Thái: Ngƣời Thái có ý thức cao đối với việc học chữ dân tộc và cũng là dân tộc có năng lực tiếng Việt tốt nhất. Do vậy, đối với nhóm dân tộc Thái, tiếp tục hoàn thiện và phát triển mô hình dạy học tiếng Thái trong nhà trƣờng ngay từ bậc tiểu học. Tuy nhiên, so với tiếng Mông thì bộ chữ Thái hiện đang đƣợc sử dụng là bộ chữ thống nhất mới đƣợc phê chuẩn, tài liệu và chƣơng trình dạy học đều đang trong giai đoạn thí điểm. Do vậy, vẫn còn một số bất cập cần đƣợc nghiên cứu giải quyết:
Thứ nhất, chƣơng trình và tài liệu dạy học tiếng Thái hiện nay do một đội ngũ những ngƣời có kinh nghiệm dạy học, có chuyên môn ở từng môn học trong tỉnh biên soạn theo sự chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo, biên soạn bằng tiếng Việt. Sau khi đƣợc thẩm định thì chƣơng trình này lại đƣợc dịch sang tiếng Thái bởi những ngƣời thông hiểu tiếng Thái. Tuy nhiên, vì những ngƣời biên soạn là những ngƣời có chuyên môn nhƣng không biết tiếng Thái và những ngƣời dịch ra tiếng Thái thì lại chỉ dịch theo kiểu dịch thuật đơn thuần mà không am hiểu chuyên môn nên gần nhƣ khâu kiểm định và phê duyệt sau biên dịch còn bỏ ngỏ. Chính những ngƣời trực tiếp tham gia biên soạn cũng cho biết rằng họ thực sự không chắc chắn về độ chính xác của tài liệu khi đƣợc dịch sang tiếng Thái. Do vậy, cần thiết phải đào tạo một đội ngũ những ngƣời có chuyên môn để thông thạo tiếng Thái để trực tiếp biên soạn bằng tiếng Thái hoặc ít nhất là để thẩm định chƣơng trình.
Thứ hai, cần đào tạo đội ngũ giáo viên có sự thông thạo tốt nhất bộ chữ Thái thống nhất và nắm bắt đƣợc chƣơng trình để trực tiếp đứng lớp. Mặc dù đã có nhiều lớp dạy chữ Thái cho giáo viên tiểu học trong tỉnh nhƣng trình độ của giáo viên còn chƣa đồng đều, nhiều giáo viên vẫn còn lúng túng trong quá trình đứng lớp, đặc biệt là với chƣơng trình đƣợc biên soạn riêng. Trƣớc đây, chƣơng trình chữ Thái đƣợc sử dụng trong dạy học chủ yếu là chƣơng trình đƣợc “dịch” từ chƣơng trình tiếng
Việt. Nhƣng với chƣơng trình chữ Thái đƣợc biên soạn riêng thì cần có sự tập huấn, đào tạo đội ngũ giáo viên để có thể dạy học đạt hiệu quả cao nhất.
Thứ ba, trong quá trình triển khai áp dụng chƣơng trình dạy học tiếng Thái thí điểm cần phải có sự nghiên cứu, rút kinh nghiệm thực tế thƣờng xuyên để kịp thời khắc phục những bất cập, hạn chế để không ngừng hoàn thiện.
Đối với tiếng Khơ Mú: Qua những kết quả nghiên cứu ở trên có thể thấy tuy dân tộc Khơ Mú chƣa có chữ viết riêng nhƣng rất yêu quý ngôn ngữ của mình và cũng mong muốn có một bộ chữ riêng của dân tộc mình. Do vậy, một bộ chữ viết cho dân tộc Khơ Mú là điều cần đƣợc nghiên cứu, xây dựng. Cùng với đó, cần có sự kết hợp với công tác xoá mù chữ, phổ cập tiểu học đúng độ tuổi.
(2) Cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu đối với các vấn đề liên quan đến bảo tồn ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở địa phƣơng, huy động đƣợc đội ngũ cán bộ ở địa phƣơng tham gia. Ngoài ra, nên thƣờng xuyên mở các chuyên đề, hội nghị đúc rút kinh nghiệm đối với vấn đề giáo dục ngôn ngữ và ngôn ngữ trong giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số. Đây là vấn đề cần có sự chung tay của các nhà giáo dục, các nhà hoạch định chính sách và của cả các nhà khoa học, những ngƣời nghiên cứu ngôn ngữ học. Những kết quả nghiên cứu lý luận và thực tế là căn cứ quan trọng để những nhà hoạch định chính sách đƣa ra những giải pháp phù hợp, mặt khác sẽ giúp đánh giá hiệu quả của những giải pháp đó trong khi đƣợc triển khai. Kinh nghiệm cho thấy không thể áp dụng cứng nhắc một mô hình giáo dục ngôn ngữ duy nhất cho mọi nơi. Tùy thuộc vào năng lực tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số và cảnh huống song/ đa ngữ ở từng dân tộc, địa bàn cụ thể mà áp dụng một cách linh hoạt những chiến lƣợc giáo dục ngôn ngữ khác nhau. Do đó, cần có sự điều tra nghiên cứu một cách hệ thống làm cơ sở xác định các cách tiếp cận giáo dục đa ngữ phù hợp với từng bối cảnh ngôn ngữ - tộc ngƣời cụ thể.
(3) Cần thiết phải đƣa chƣơng trình đào tạo giáo viên dân tộc, dạy tiếng dân tộc vào các trƣờng đại học, cao đẳng sƣ phạm, đặc biệt là những trƣờng địa phƣơng nhƣ Đại học Tây Bắc, Cao đẳng Sƣ phạm Điện Biên – nơi trực tiếp đào tạo đội ngũ giáo viên
cho tỉnh. Đây là tiền đề để thực hiện dạy học tiếng dân tộc và giáo dục song ngữ trong nhà trƣờng phổ thông.
Có thể nói chìa khoá giáo dục là con đƣờng cơ bản để bảo tồn sự đa dạng ngôn ngữ không chỉ ở Mƣờng Chà, ở Điện Biên mà ở bất cứ cộng đồng đa ngữ nào. Quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu đi trƣớc mà chúng tôi kế thừa đƣợc chính là ở chỗ Việt Nam nên là một quốc gia song ngữ, trong đó bao gồm các cá nhân song ngữ. Trạng thái song ngữ này sẽ bao gồm hai ngôn ngữ: tiếng Việt và một ngôn ngữ khác. Ngôn ngữ khác đó có thể là một ngoại ngữ nào đó, hoặc một ngôn ngữ dân tộc thiểu số (cho ngƣời dân tộc thiểu số hay cho ngƣời Việt sống ở những khu vực này. Từ quan điểm đó, ứng với đề tài đang nghiên cứu, chúng ta có thể thấy rằng, từ góc độ giáo dục, đẩy mạnh giáo dục ngôn ngữ đối với tiếng Việt và tiếng dân tộc là một hƣớng đi đúng đắn.
3.5. Tiểu kết chƣơng 3
Qua những khảo sát về năng lực ngôn ngữ, tình hình sử dụng ngôn ngữ và thái độ ngôn ngữ của ngƣời dân tộc thiểu số ở Mƣờng Chà có thể thấy rằng:
a. Về năng lực ngôn ngữ: ngƣời dân tộc thiểu số ở Mƣờng Chà có năng lực song ngữ cao. 100% ngƣời đƣợc hỏi đều biết sử dụng cả tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ của họ. 84% ngƣời dân biết chữ viết tiếng Việt là con số cao đối với một huyện miền núi còn nhiều khó khăn nhƣ Mƣờng Chà. Nhìn từ góc độ dân tộc thì ngƣời dân tộc Thái khả năng tiếng Việt cao hơn và có xu hƣớng sử dụng tiếng Việt nhiều hơn trong các hoàn cảnh giao tiếp. Nhìn ở góc độ tuổi tác thì nhóm ngƣời trẻ tuổi có xu hƣớng sử dụng tiếng Việt nhiều hơn so với ngƣời lớn tuổi.
b. Về việc sử dụng ngôn ngữ: Kết quả định lƣợng cho thấy trong các lĩnh vực giao tiếp khác nhau thì tiếng Việt nổi trội ở lĩnh vực giáo dục và giao tiếp nghề nghiệp, còn tiếng dân tộc thiểu số có vị thế cao hơn ở các lĩnh vực gia đình, bạn bè, nghi lễ. Kết quả không có nhiều sự khác biệt so với những nghiên cứu trƣờng hợp về hiện tƣợng song ngữ tại các vùng dân tộc thiểu số khác. Kết quả của sự phân công chức năng, ở hƣớng nghiên cứu phản ứng cộng đồng, cho thấy tiếng Việt đƣợc xem là ngôn ngữ của giáo dục và nghề nghiệp.
c. Về thái độ ngôn ngữ: Ngƣời dân tộc thiểu số ở Mƣờng Chà có ý thức cao về vai trò của tiếng Việt và thái độ tích cực đối với ngôn ngữ của mình. Họ tự tin sử dụng ngôn ngữ của mình trong cộng đồng nhƣng cũng có thái độ hòa hợp, không kỳ thị khi nghe ngôn ngữ khác đƣợc sử dụng trong bản làng của mình. Điều này có đƣợc là do sự cộng cƣ nhiều dân tộc trên cùng một địa bàn (xã). Tuy nhiên, mặc dù sống cùng ngƣời Thái và ngƣời Mông là hai dân tộc lớn, có chữ viết ở một xã nhƣng ngƣời Khơ Mú ít chịu ảnh hƣởng và sự chi phối bởi hai ngôn ngữ này. Điều này một lần nữa khẳng định sức sống của ngôn ngữ Khơ Mú trên địa bàn.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Luận án “Nghiên cứu trạng thái đa ngữ tại huyện Mường Chà – Tỉnh Điện Biên”
tiếp cận vấn đề đa ngữ xã hội trên cơ sở lý luận của ngôn ngữ học xã hội, sử dụng kết hợp phƣơng pháp ngôn ngữ học điền dã, phƣơng pháp ngôn ngữ học xã hội, phƣơng pháp miêu tả. Qua kết quả nghiên cứu cảnh huống ngôn ngữ ở Mƣờng Chà và khảo sát trên 956 ngƣời dân tộc thiểu số trong phạm vi luận án, có thể bƣớc đầu đƣa ra một số kết luận đáng lƣu ý sau về trạng thái đa ngữ ở Mƣờng Chà hiện nay:
1. Về cảnh huống ngôn ngữ: Với 11 ngôn ngữ hiện có trên địa bàn huyện thuộc 4 ngữ hệ khác nhau và cùng một loại hình đơn lập, cảnh huống ngôn ngữ ở Mƣờng Chà là cảnh huống đa ngữ, phi đồng nguồn và đồng hình đơn lập.
2. Về năng lực ngôn ngữ: Tỉ lệ 79,5% ngƣời biết chữ tiếng Việt rõ ràng là một điều