Khái niệm song (đa) ngữ và các phƣơng pháp tiếp cận song (đa) ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu trạng thái đa ngữ tại huyện mường chà tỉnh điện biên (Trang 43 - 53)

2. Cơ sở lý thuyết

1.2.1. Khái niệm song (đa) ngữ và các phƣơng pháp tiếp cận song (đa) ngữ

1.2.1.1. Khái niệm song (đa) ngữ

Theo Tej K. Bhatia, William C. Ritchie (2006, 2014), trong việc giải quyết các vấn đề trong nghiên cứu song ngữ và đa ngữ, bất cứ ai cũng ngay lập tức gặp phải vấn đề về thuật ngữ. Từ điển The Encyclopedia of Language and Linguistics (năm 1994, cuốn 1, tr. 354) định nghĩa song ngữ (hay đa ngữ) là “sự cùng tồn tại của hai

hay hơn hai ngôn ngữ được sử dụng bởi các cá nhân và các nhóm trong xã hội”, và định nghĩa này có thể nói là đã bao hàm tƣơng đối đầy đủ mà súc tích nội dung của song ngữ. Các thuật ngữ song ngữ (bilingualism) và đa ngữ (multilingualism) đã đƣợc sử dụng, một cách tƣơng ứng (và thay thế nhau), để chỉ sự hiểu biết (knowledge) hay sử dụng (use) nhiều hơn một ngôn ngữ bởi một cá nhân hay cộng đồng. Tej K. Bhatia, William C. Ritchie, Li Wei, Jean-Jacques Weber, Kristine Horner Kamal K.Sidhar và nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ hiện đại cũng đi theo cách hiểu truyền thống này. Tuy nhiên, Kamal K.Sidhar (2009) cũng nhấn mạnh khả năng rằng “đa ngữ” (multilingualism) cần đƣợc hiểu rộng hơn chỉ đơn thuần là phiên bản phóng đại của “song ngữ” (bilingualism).

Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu cũng đề xuất một số thuật ngữ nhƣ plurilingualism, trilingualism, polylingualism, metrolingualism, … với tƣ cách nhƣ một thuật ngữ bao gồm trong đó tất cả các cách hiểu. Jean-Jacques Weber và Kristine Horner (2012) cho rằng: trong khi tất cả các thuật ngữ đều chỉ đến cùng một hiện tƣợng ngôn ngữ phức tạp, chỉ cần sử dụng thuật ngữ đƣợc chấp nhận rộng rãi nhất là đa ngữ (multilingualism).

Nhƣ vậy, dù sử dụng thuật ngữ nào thì các nhà nghiên cứu cũng thống nhất một cách hiểu rằng: đa ngữ là sự hiểu biết và sử dụng nhiều hơn một ngôn ngữ bởi một cá nhân hay cộng đồng xã hội. Các thuật ngữ song ngữ hay đa ngữ đều có chung cách hiểu này và có thể dùng thay thế cho nhau. Trong luận án, chúng tôi dùng thuật ngữ “đa ngữ” và “song ngữ” theo cùng cách hiểu đó. Nhƣ vậy, khi sử dụng “đa ngữ” cũng chính là “song ngữ” và ngƣợc lại. Ở chƣơng này, khi giới thiệu về tổng quan vấn đề và cơ sở lý thuyết của đề tài, việc sử dụng đồng thời cả “song ngữ” (bilingualism) và “đa ngữ” (multilingualism) nhằm đảm bảo tính chính xác khách quan khi trình bày lại các quan điểm của các nhà nghiên cứu đi trƣớc nhƣng trong các chƣơng sau, chúng tôi sẽ thiên về cách dùng khái niệm “đa ngữ”.

Về cơ chế của đa ngữ, theo Li Wei (2013), sự cùng tồn tại của các ngôn ngữ khác nhau trong xã hội hoặc trong cá nhân xảy ra khi: (1) có những ngôn ngữ khác nhau; (2) những ngôn ngữ khác nhau này có cơ hội đƣợc tiếp xúc với nhau; và (3)

con ngƣời có khả năng thu nhận và sử dụng nhiều ngôn ngữ và xã hội con ngƣời có khả năng chứa và quản lý nhiều ngôn ngữ.

Trong tất cả các xã hội song ngữ và đa ngôn ngữ, làm thế nào để quản lý các mối quan hệ trên các ngôn ngữ khác nhau là một câu hỏi quan trọng. Điều này dẫn đến các vấn đề nhƣ bảo trì ngôn ngữ và sự thay đổi ngôn ngữ, lập kế hoạch ngôn ngữ, và chính sách ngôn ngữ.

Trong cách hiểu về song ngữ đề cập đến hai vấn đề của song ngữ đó là song ngữ cá nhân và song ngữ xã hội.

* Khái niệm song ngữ cá nhân:

Trƣớc đây, khi nói đến song ngữ ngƣời ta chỉ tập trung vào các cá nhân song ngữ với mục đích làm sao để một ngƣời có thể học và sử dụng thêm đƣợc một ngôn ngữ khác ngoài tiếng mẹ đẻ của mình. Phan Ngọc và Phạm Đức Dƣơng (1983) khi dẫn ra quan niệm của các nhà ngôn ngữ học Nga, Mỹ, Tiệp Khắc (cũ), đã mô tả hiện tƣợng song ngữ nhƣ sau: “Ta có hiện tượng này khi một người mà tiếng mẹ đẻ là A, nhờ biết ít nhiều một ngôn ngữ B nên có thể trao đổi vói một tộc người khác chỉ nói ngôn ngữ B. Nhờ biết được hai ngôn ngữ như vậy nên anh ta được gọi là người song ngữ và sự giao tiếp của anh ta là một sự giao tiếp song ngữ” [Phan Ngọc, 1983, tr.10]. Nói cách khác, nghiên cứu song ngữ theo hƣớng này chủ yếu tập trung vào các cá nhân song ngữ. Và, cũng ở thời kỳ này, số lƣợng ngôn ngữ đƣợc chú trọng ở hiện tƣợng song ngữ thƣờng là hai. Sau này, cùng với sự phát triển của khoa học ngôn ngữ, nhất là ở thời kỳ hậu cấu trúc với sự ra đời của chuyên ngành ngôn ngữ học xã hội, khái niệm song ngữ đã đƣợc mở rộng và theo đó là một số vấn đề đƣợc đặt ra:

Thứ nhất, xu hƣớng ngƣời biết không chỉ hai mà trên hai ngôn ngữ ngày càng tăng, theo đó, thuật ngữ đa ngữ xuất hiện. Tuy nhiên, theo thói quen, ngƣời ta vẫn sử dụng một trong hai thuật ngữ này (hoặc song ngữ hoặc đa ngữ) cho cùng một hiện tƣợng vừa nêu. Nhƣ vậy, khi sử dụng song ngữ cũng chính là đa ngữ (chứ không phải với nghĩa đen “song” là “hai”), và ngƣợc lại, khi sử dụng đa ngữ cũng chính là song ngữ.

Thứ hai, nói đến song ngữ không chỉ nhằm đến các cá nhân song ngữ mà muốn nhằm đến song ngữ trong một cộng đồng. Ở đấy, các cá nhân song ngữ có thể sử dụng những ngôn ngữ mà họ cùng biết để giao tiếp với nhau và các ngôn ngữ trong cộng đồng này có thể tƣơng tác với nhau, tạo nên hiện tƣợng song ngữ xã hội. Cho nên song ngữ xã hội có thể đƣợc hiểu là hai hoặc hơn hai ngôn ngữ cùng hành chức trong một cộng đồng. Cộng đồng song ngữ ở đây có thể là một nhóm ngƣời, có thể là một quốc gia hoặc một khu vực thậm chí là cả thế giới.

Thứ ba, yếu tố quan trọng bậc nhất liên quan đến song ngữ xã hội là phải có ngƣời song ngữ. Cách hiểu đơn giản về ngƣời song ngữ là một ngƣời có khả năng sử dụng luân phiên hai hoặc trên hai ngôn ngữ.

Thứ tƣ, khi nói đến hiện tƣợng song ngữ, nhƣ là mặc nhiên, có một ngôn ngữ đƣợc gọi là "ngôn ngữ thứ nhất".

Nói đến ngôn ngữ thứ nhất, ngƣời ta thƣờng nghĩ ngay đó là tiếng mẹ đẻ. Vậy, thế nào là tiếng mẹ đẻ? Tiếng mẹ đẻ thƣờng đƣợc hiểu là tiếng của cha mẹ mình và, do vậy, cũng là tiếng của dân tộc mình. Tuy nhiên, thực tế nhiều khi lại không diễn ra đơn giản nhƣ vậy. Ví dụ, một đôi vợ chồng ngƣời Thái sinh con ở cộng đồng chỉ có ngƣời Việt và đứa trẻ ngay từ khi sinh ra đã học nói tiếng Việt, lớn lên chỉ biết sử dụng tiếng Việt mà không biết tiếng Thái thì tiếng mẹ đẻ của nó là tiếng Việt hay tiếng Thái. Một ví dụ khác, một ngƣời đàn ông ngƣời Thái kết hôn với ngƣời phụ nữ là ngƣời dân tộc Mông sinh sống ở cộng đồng chỉ có ngƣời Việt và đứa trẻ sinh ra chỉ biết nói tiếng Việt (không biết nói tiếng mẹ đẻ của cha mẹ là tiếng Thái và tiếng Mông). Sau đó, cả gia đình chuyển sang sinh sống ở Mỹ, cùng với năm tháng, đứa trẻ thành thạo tiếng Anh Mĩ và dần quên hẳn tiếng Việt. Vậy, tiếng mẹ đẻ của đứa trẻ là ngôn ngữ nào: tiếng Thái, tiếng Mông, tiếng Việt hay tiếng Anh - Mỹ? Nêu ra hai ví dụ trên cho thấy tính phức tạp của khái niệm tiếng mẹ đẻ. Vì thế, hiện có những quan niệm khác nhau về tiếng mẹ đẻ.

Khái niệm "tiếng mẹ đẻ" đƣợc hiểu theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo định nghĩa rộng thì bất cứ thứ tiếng nào mà không có truyền thống chữ viết thì đều đƣợc coi máy móc là phƣơng ngữ của một ngôn ngữ địa phƣơng và đứa trẻ mà nói thứ

ngôn ngữ địa phƣơng nhóm nhỏ chƣa có chữ viết đó lập tức sẽ đƣợc coi là tiếng mẹ đẻ của nó (cho dù đứa trẻ ấy không biết nhiều lắm về ngôn ngữ này).

Theo định nghĩa hẹp, tiếng mẹ đẻ là tiếng nói dùng trong gia đình (bất kì trình độ phát triển của thứ tiếng ấy nhƣ thế nào). Đây là cách nhìn nhận tiếng mẹ đẻ từ tình hình ngôn ngữ ở ấn Độ. Ấn Độ là một quốc gia có tới 200 ngôn ngữ đƣợc xếp loại (còn thực tế có khoảng 1652 ngôn ngữ và phƣơng ngữ).

Nhƣ vậy, giữa khái niệm tiếng mẹ đẻ với sự hiểu biết về ngôn ngữ đƣợc coi là tiếng mẹ đẻ dƣờng nhƣ không phải lúc nào cũng trùng nhau. Khái niệm tiếng mẹ đẻ còn liên quan đến ý thức tự giác tộc ngƣời của các thành viên trong xã hội. Chẳng hạn, một cá nhân có thể là (hoặc tự nhận là) dân tộc này nhƣng lại nhận ngôn ngữ khác là tiếng mẹ đẻ.

Theo tác giả Nguyễn Văn Khang (1999), “tiếng mẹ đẻ là tiếng của dân tộc mình… là ngôn ngữ thứ nhất của mình” [tr.43]. Tác giả Nguyễn Nhƣ Ý (2002) coi tiếng mẹ đẻ là “ngôn ngữ được con người sử dụng từ thuở nhỏ bằng cách bắt chước người lớn xung quanh mình; đối lập với tiếng nước ngoài” và là “ngôn ngữ của bản thân dân tộc được nói đến, phân biệt với những ngôn ngữ khác; còn gọi là bản ngữ” [tr.290].

Trong luận án này, chúng tôi dựa trên quan điểm tiếng mẹ đẻ của UNESCO, theo đó: tiếng mẹ đẻ “là ngôn ngữ mà con người học được trong những năm đầu của đời mình và thường trở thành công cụ tư duy và truyền thống tự nhiên”, tiếng mẹ đẻ “không cần phải là thứ tiếng mà cha mẹ đứa trẻ dùng cũng không cần phải là ngôn ngữ đầu tiên mà đứa trẻ học để nói bởi vì có những hoàn cảnh đặc biệt làm cho nó vào một tuổi rất sớm đã bỏ một phần hay bỏ hoàn toàn ngôn ngữ đó”. Với cách hiểu này thì có thể tiếng mẹ đẻ của một ngƣời không hẳn là ngôn ngữ của dân tộc của họ. Chẳng hạn một đứa trẻ ngƣời Thái có thể có tiếng mẹ đẻ là tiếng Việt mà không phải tiếng Thái (ngôn ngữ chính của dân tộc Thái). Tuy nhiên, đối với những đối tƣợng đƣợc khảo sát trong luận án, họ đều xác định “tiếng mẹ đẻ” của họ theo cách hiểu trên chính là tiếng dân tộc của họ. Do vậy, trong quá trình thực hiện khảo sát và trình bày kết quả trong luận án, chúng tôi dùng thuật ngữ “tiếng mẹ đẻ”

để xác định năng lực cũng nhƣ thái độ ngôn ngữ của ngƣời dân tộc thiểu số mà không đặt ra vấn đề xác định tiếng mẹ đẻ.

* Khái niệm song ngữ xã hội:

Một cá nhân song ngữ đều phải thuộc những cộng đồng song ngữ. Vì vậy, khi nói đến hiện tƣợng song ngữ không thể không đề cập đến các cộng đồng song ngữ - nơi các cá nhân song ngữ có thể sử dụng những ngôn ngữ mà họ cùng biết để giao tiếp với nhau, phục vụ nhu cầu giao lƣu về kinh tế, văn hóa, chính trị. Hệ quả của việc giao tiếp này là trong cộng đồng đó các ngôn ngữ cùng tồn tại, cùng đƣợc sử dụng và tƣơng tác với nhau tạo nên hiện tƣợng song ngữ xã hội. Đó là hiện tƣợng hai hoặc trên hai ngôn ngữ cùng hành chức trong một cộng đồng.

1.2.1.2. Các phương pháp tiếp cận đa ngữ và các nội dung nghiên cứu đa ngữ a. Các phương pháp tiếp cận đa ngữ

Theo Kamal (2009), có nhiều phƣơng pháp khác nhau để tiếp cận đa ngữ nhƣng một điều hiển nhiên rằng một số phƣơng pháp tiếp cận tỏ ra thích hợp và hữu ích hơn những phƣơng pháp khác. Ngữ pháp tạo sinh đề cập rất ít đến đa ngữ xã hội và thậm chí là cả đa ngữ cá nhân. Điều này có thể lý giải vì mô hình này tập trung vào cấu trúc của ngôn ngữ mà không quan tâm đến ngữ cảnh hay chức năng giao tiếp của ngôn ngữ. Một lý thuyết về ngôn ngữ trong đó việc nghiên cứu các cấu trúc nội tại của ngôn ngữ trong mối tƣơng quan với giao tiếp xã hội là hết sức cần thiết. Trong các cách tiếp cận chức năng khác nhau về ngôn ngữ, đặc biệt là của Ferguson (1959), Fishman (1972), Gumpez (1971), Halliday (1973), Hymes (1974); đã đặt sự chú ý đáng kể vào việc sử dụng ngôn ngữ mang tính xã hội. Thông qua cách tiếp cận nhƣ vậy, có thể tìm hiểu về sự tƣơng tác (interaction) của ngôn ngữ và xã hội, sự đóng góp của ngữ cảnh xã hội (social context) đến ý nghĩa của ngôn ngữ, các chức năng xã hội của ngôn ngữ và việc sử dụng ngôn ngữ nhƣ một thể chế (institution) cơ bản của xã hội.

Li Wei (2013) cũng nhấn mạnh rằng điều quan trọng trong nghiên cứu đa ngữ chính là phƣơng pháp nghiên cứu. Mỗi lĩnh vực có những phƣơng pháp nghiên cứu riêng.Điều quan trọng là các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc lựa chọn phải phù hợp cho mục đích và các câu hỏi nghiên cứu. Trái ngƣợc với các quan điểm phổ biến

trƣớc đó, theo Li Wei, nghiên cứu đa ngữ có một lịch sử rất dài và luôn luôn là rất đa ngành. Tuy nhiên, song ngữ và đa ngữ đã trở thành một trọng tâm chính của nghiên cứu khoa học chỉ trong thế kỷ qua, đặc biệt là kể từ năm 1970. Ba lĩnh vực đã ảnh hƣởng đến nhiều nghiên cứu đa ngữ là tâm lý học, ngôn ngữ học, xã hội học, có sự trùng khớp đặc biệt với ba quan niệm về ngôn ngữ đã đƣợc thảo luận trƣớc đó: ngôn ngữ nhƣ là một vấn đề tâm lý, nhƣ là một hệ thống cấu trúc, và nhƣ là một thực hành xã hội. Từ đó, đa ngữ có thể đƣợc tiếp cận từ ba phƣơng pháp khác nhau:

1. Phƣơng pháp tiếp cận tâm lý ngôn ngữ học (Psycholinguistic approaches) 2. Phƣơng pháp tiếp cận ngôn ngữ học (Linguistic approaches)

3. Phƣơng pháp tiếp cận ngôn ngữ học xã hội (Sociolinguistic approaches) Trong nghiên cứu đa ngữ từ phƣơng pháp tiếp cận tâm lý học, cơ chế để một ngƣời đa ngữ truy cập và lựa chọn nói một ngôn ngữ nào trong bộ não là một vấn đề trung tâm. Mô hình lý thuyết tổng quát của tâm lý ngôn ngữ học xem xét cách thức mà trong đó ngƣời đa ngữ kiểm soát việc sử dụng các ngôn ngữ khác nhau mà họ có đƣợc. Câu hỏi nghiên cứu quan trọng ở đây là mối quan hệ giữa nền tảng thần kinh sinh học có sẵn cho nhiều ngôn ngữ với môi trƣờng, tuổi tác và việc thu nhận, tiếp xúc cũng nhƣ sự thành thạo ngôn ngữ. Phƣơng pháp tiếp cận tâm lý học để nghiên cứu đa ngữ đã mang lại những hiểu biết sâu sắc hơn về cách thức ngôn ngữ đƣợc thu nhận và đƣợc thể hiện đồng thời bởi các cá nhân đa ngữ. Các phƣơng pháp điển hình mà tâm lý học ngôn ngữ sử dụng có xu hƣớng dựa trên phòng thí nghiệm, sử dụng các thí nghiệm đƣợc thiết kế một cách cẩn thận hoặc theo các đánh giá tiêu chuẩn. Giao diện giữa năng lực ngôn ngữ và nhận thức của con ngƣời là đối tƣợng nghiên cứu trung tâm và thƣờng xuyên nhất các nghiên cứu tâm lý ngôn ngữ học.

Các phƣơng pháp tiếp cận ngôn ngữ học để nghiên cứu đa ngữ thƣờng tập trung vào những hậu quả của sự tiếp xúc ngôn ngữ trên các mô hình cấu trúc của ngôn ngữ (chẳng hạn nhƣ sự vay mƣợn hay hội tụ trong cấu trúc từ vựng, ngữ pháp của ngôn ngữ; sự hòa mã, trộn mã trong nội bộ cấu trúc ngôn ngữ). Ngôn ngữ học làm việc trên bề mặt cấu trúc ngôn ngữ để nghiên cứu đa ngữ ở các quá trình bảo tồn hay chuyển dịch ngôn ngữ.

Nếu các phƣơng pháp tiếp cận tâm lý học tập trung chủ yếu về hậu quả của việc tiếp xúc ngôn ngữ trên các năng lực nhận thức của cá nhân, các phƣơng pháp tiếp cận ngôn ngữ thƣờng tập trung vào những hậu quả của sự kết nối các mô hình cấu trúc của ngôn ngữ thì các cách tiếp cận xã hội học thấy đa ngữ nhƣ một hiện tƣợng do xã hội tạo ra và ngƣời đa ngữ nhƣ là một diễn viên trong xã hội ấy. Đối với các cá nhân đa ngữ, lựa chọn ngôn ngữ không chỉ là một phƣơng tiện hiệu quả của giao tiếp mà còn là một hành động mang tính “bản sắc”. Việc sử dụng ngôn ngữ của ngƣời đa ngữ liên quan chặt chẽ đến đối tƣợng cùng giao tiếp, tình huống giao tiếp và thể hiện thái độ đối với ngôn ngữ đó. Thông qua sự lựa chọn ngôn ngữ, ngƣời đa ngữ duy trì và thay đổi ranh giới giữa các nhóm dân tộc và các mối quan hệ cá nhân. Vì vậy, các vấn đề về sử dụng ngôn ngữ mà ngôn ngữ học và tâm lý ngôn ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu trạng thái đa ngữ tại huyện mường chà tỉnh điện biên (Trang 43 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)