Nghiên cứu về thái độ, cách thức ứng xử đối với hiện tượng tôn giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hiện tượng tôn giáo mới ở một số tỉnh đồng bằng bắc bộ hiện nay luận án TS triết học 62 22 03 02 (Trang 25 - 28)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.3. Nghiên cứu về thái độ, cách thức ứng xử đối với hiện tượng tôn giáo

giáo mới ở trong và ngoài nước

Nghiên cứu về thái độ, cách thức ứng xử đối với hiện tượng tôn giáo mới ở trong và ngoài nước có thể kể đến các công trình sau:

- Tác giả Hoàng Văn Chung với bài viết: “Ứng xử của một số nhà nước trên

thế giới đối với hiện tượng tôn giáo mới”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 09

(135), năm 2014. Tác giả đã làm rõ các nội dung liên quan đến cách thức ứng xử của một số quốc gia đối với hiện tượng tôn giáo mới, đó là: thách thức cơ bản mà hiện tượng tôn giáo mới trong quá trình phát sinh và phát triển đặt ra buộc các nước phải có cách thức ứng xử (ứng xử ôn hòa và ứng xử cứng rắn); cách thức các

nước giải quyết thách thức từ hiện tượng tôn giáo mới; tương lai của mối quan hệ giữa nhà nước với hiện tượng tôn giáo mới.

- “Thách thức về mặt thể chế: luật pháp tôn giáo ở Việt Nam và xu hướng

đa dạng hóa tôn giáo”, là bài viết của tác giả Đỗ Quang Hưng trong cuốn sách Đời

sống tôn giáo tín ngưỡng Thăng Long - Hà Nội, (trang 60 -70). Tác giả đã xem vấn

đề “hiện tượng tôn giáo mới” ở Hà Nội cũng như trên thế giới gắn với xu hướng đa dạng hóa tôn giáo và bước đầu chỉ ra sự ảnh hưởng của hiện tượng này đối với chính trị và giải pháp đối với hiện tượng này từ phương diện chính sách, pháp luật.

- Bài viết: Nhìn nhận về “đạo lạ” ở nước ta trong những năm gần đây của

Phạm Văn Phóng, Nguyễn Văn Nhu, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 09, năm

2008 (trang 44 - 46) từ chiều kích chính trị và luật pháp tôn giáo, qua thống kê sự phát triển khá nhanh của các đạo lạ ở Việt Nam, các tác giả cho rằng đạo lạ là “liều thuốc tinh thần”, đáp ứng nhu cầu của một số người có hoàn cảnh éo le, thương tâm… Song các tác giả cũng khẳng định hình thức biểu hiện của chúng về phương diện tín ngưỡng tôn giáo là “rất không bình thường”, nhấn mạnh hai biểu hiện tiêu cực của đạo lạ: Phần lớn xuất hiện ở nước ta đều có mục đích cá nhân, nhằm thu lợi bất chính về mặt kinh tế, lợi dụng niềm tin mù quáng của quần chúng nhân dân. Những ảnh hưởng tiêu cực của các đạo lạ đối với đời sống xã hội rất đậm nét [113; tr.45].

- Ban Dân vận Trung ương, Vụ Công tác tôn giáo: Hỏi đáp một số vấn đề

về Đạo lạ ở nước ta hiện nay, (Tài liệu tham khảo cho cán bộ dân vận các cấp),

Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, năm 2007. Nội dung của cuốn sách trình bày dưới dạng 20 câu hỏi và trả lời một cách khái lược những vấn đề chung nhất về “hiện tượng tôn giáo mới” mà theo các tác giả gọi là “đạo lạ”.

- Vụ Công tác tôn giáo, Ban Dân vận Trung ương với đề tài: Cơ sở xã hội

của sự xuất hiện một số đạo lạ ở nước ta trong những năm gần đây và giải pháp,

năm 2003. Đây là công trình tiếp cận vấn đề nghiên cứu từ phương diện chính trị để tìm hiểu về thực trạng đạo lạ và lý giải nguyên nhân cũng như đề xuất một số giải pháp ban đầu cho công tác quản lý Nhà nước đối với vấn đề đạo lạ.

tôn giáo mới”. Tuy nhiên, trong các văn bản của Nhà nước cũng đã bước đầu xem nó như một bộ phận nhỏ trong toàn bộ đời sống tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam nên bước đầu cũng đề cập đến thái độ và cách ứng xử đối với các hiện tượng này. Đó là các văn bản: Chỉ thị số 37 - CT/TW, ngày 02/07/1998 của Bộ Chính trị, Khóa

VIII, Về công tác tôn giáo trong tình hình mới; Nghị Quyết số 25 - NQ/TW, ngày

12/03/2003, của Hội nghị Trung ương bảy (khóa IX), Về công tác tôn giáo; Pháp

lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 18/06/2004 và Nghị

định số 22/2005, của Chính phủ: Hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh

Tín ngưỡng, tôn giáo; Tài liệu Hỏi đáp Pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn

giáo, của Ban Tôn giáo Chính Phủ, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, năm 2012, Các báo

cáo tổng kết của Ban Tôn giáo Chính Phủ về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, trong đó có sự thống kê về các “hiện tượng tôn giáo mới” (đạo lạ).

- Kỷ yếu hội thảo khoa học “Giải quyết vấn đề “tà đạo” ở Việt Nam nhận

thức và thực tiễn”, Bộ công an, Trường đại học an ninh nhân dân, Thành phô Hồ

Chí Minh, 2014. Kỷ yếu tập hợp các bài viết về ba chủ đề: Nhận thức và giải quyết vấn đề “tà đạo” ở Việt Nam; Tình hình hoạt động và công tác đấu tranh, giải quyết “tà đạo” ở Việt Nam; Tổ chức đấu tranh, giải quyết với một số “tà đạo”… Kỷ yếu này đã đặt ra những vấn đề được trao đổi và bước đầu làm rõ, thống nhất nhận thức về “tà đạo”, những nguyên nhân, điều kiện nảy sinh, phát triển “tà đạo” và trao đổi về cơ sở chính trị, pháp lý tổ chức đấu tranh, giải quyết vấn đề “tà đạo”, những vấn đề cần quán triệt trong đấu tranh, giải quyết vấn đề tà đạo. Cuối cùng là đề xuất giải pháp đấu tranh giải quyết vấn đề tà đạo.

Tiếp đến là Tạp chí Công an nhân dân, số chuyên đề: “Công tác đấu tranh

xóa bỏ “tà đạo Hà Mòn”, kỳ 2, 2013, của Cơ quan thông tin lý luận chính trị,

nghiệp vụ của Đảng ủy Công an trung ương và Bộ công an. Chuyên đề bao gồm các bài viết đề cập đến các nội dung về: quan điển, tư tưởng chỉ đạo trong giải quyết “tà đạo Hà Mòn”; Nhận diện về “tà đạo Hà Mòn”; Kết quả và kinh nghiệm phòng ngừa, đấu tranh xóa bỏ “tà đạo Hà Mòn”; Mối quan hệ phối hợp và tham gia giải quyết của các lực lượng liên quan.

Bên cạnh đó, còn có nguồn tư liệu là các báo cáo của cơ quan quản lý Nhà nước về “hiện tượng tôn giáo mới” (đạo lạ) ở một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ hiện nay.

Các báo cáo của cơ quan quản lý Nhà nước các cấp về “hiện tượng tôn giáo mới” ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ cũng cho thấy những số liệu thống kê về sự phát triển mạnh mẽ của chúng trong những năm gần đây.

- Báo cáo của Ban Tôn giáo Chính Phủ (vụ các tôn giáo khác về các nhóm

tôn giáo các năm) là sự thống kê các nội dung: tên gọi của đạo, người đứng đầu, tóm tắt lịch sử hình thành, tôn chỉ và mục đích hành đạo, đối tượng thờ cúng,

người tu hành, chức sắc, tổng số cơ sở thờ tự. Tiêu biểu là “Báo cáo Tổng quan dự

án khảo sát thực trạng tôn giáo mới ở nước ta hiện nay - những giải pháp và kiến

nghị”, Trung tâm Nghiên cứu, Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tôn giáo, Ban Tôn

giáo Chính phủ, Hà Nội, 2008.

- Báo cáo của một số tỉnh, thành phố ở đồng bằng Bắc Bộ về thực trạng các

hệ phái tôn giáo chưa được công nhận về tổ chức và các hình thức hoạt động của đạo lạ trên địa bàn: Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định, Hà Nội…

Nhìn chung, nhóm tư liệu này ít nhiều cho thấy thái độ và sự ứng xử rất khác nhau đối với sự phát sinh, phát triển và thách thức của hiện tượng tôn giáo mới ở nhiều nước trên thế giới và Việt Nam nói chung, các tỉnh thành đồng bằng Bắc Bộ nói riêng, là cơ sở tham khảo để tác giả luận án đưa ra những dự báo về xu hướng vận động và những vấn đề đặt ra đối với hiện tượng tôn giáo mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hiện tượng tôn giáo mới ở một số tỉnh đồng bằng bắc bộ hiện nay luận án TS triết học 62 22 03 02 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)