Sự ra đời và phát triển của “hiện tượng tôn giáo mới” trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hiện tượng tôn giáo mới ở một số tỉnh đồng bằng bắc bộ hiện nay luận án TS triết học 62 22 03 02 (Trang 39)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. “Hiện tượng tôn giáo mới” trên thế giới

2.1.1. Sự ra đời và phát triển của “hiện tượng tôn giáo mới” trên thế giới

“Hiện tượng tôn giáo mới” xuất hiện từ những năm 50 của thế kỷ XX trở lại đây. Mở đầu là phong trào Thời đại Mới ở Mỹ rồi lan sang châu Âu đầu những năm 70. Những người theo phong trào này chủ trương đề cao niềm tin hỗn dung, dung hợp, song song, vừa tin vào Chúa Kitô nhưng đồng thời cũng tin tưởng chiêm tinh học, thần giao cách cảm, thế giới thần thoại… và kể cả sự thánh thiêng trong đời sống hàng ngày. Thời đại mới xuất phát từ ý tưởng của nhà nữ Thông thiên học người Anh Ann Bailey linh cảm về sự thay đổi sâu xa của thế giới hiện tại và một niềm tin pha trộn giữa minh triết phương Đông với khoa học hiện đại. Tiếp đó là các tôn giáo mới mẻ như đạo Ngũ tuần, Giáo hội chứng nhân của Giêhôva (Jehova), Giáo hội Moóc mông (Monmons). Xuất phát từ sự phức tạp của các hiện tượng này đưa đến sự ra đời của hàng loạt các nhóm phái mới có khuynh hướng tôn giáo nhóm và tôn giáo cá nhân. Có những nhóm phái theo khuynh hướng đạo lành nhưng cũng có những nhóm phái theo khuynh hướng tiêu cực như Ngôi đền Mặt trời ở Pháp, Đội quân cứu rỗi ở Anh, giáo phái AUM ở Nhật Bản, giáo hội Mun (Moon) ở Hàn Quốc, Pháp Luân Công ở Trung Quốc, Thanh Hải Vô Thượng Sư do Trịnh Đăng Huệ (có tài liệu ghi là Đặng Thị Trinh) ở Đài Loan… Ước tính đến nay, có khoảng hơn 20.000 “hiện tượng tôn giáo mới” xuất hiện, trong đó có những hiện tượng xuất hiện có giá trị và ý nghĩa giáo dục, đạo đức, hướng thiện, nhưng ngược lại cũng có những “hiện tượng tôn giáo mới” cản trở sự vận hành của chính quyền nhiều nước vì được coi là thủ phạm gây ra các hoạt động bất ổn cho xã hội. Sự ra đời và phát triển của các “hiện tượng tôn giáo mới” được đặt trong điều kiện, hoàn cảnh kinh tế, xã hội trên thế giới có những biến động về nhiều mặt.

1. Bối cảnh chuyển giao thế kỷ và sự khủng hoảng về kinh tế, sự đổ vỡ về văn hóa, quá trình di cư và giao lưu, trao đổi tư tưởng của các dân tộc cùng với quá trình hiện đại hóa hình thành nền văn hóa mới.

Trong cuốn: “Quan điểm của các học giả Âu - Mỹ về phong trào tôn giáo mới” do Trung tâm Nghiên cứu tôn giáo, ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh biên dịch và hiệu đính, khi đề cập đến những điều kiện, hoàn cảnh cho sự ra đời của phong trào tôn giáo mới, các tác giả cho rằng:

Các tôn giáo mới đã xuất hiện trong những khoảng thời gian và không gian khác nhau, như là kết quả của quá trình di cư của các dân tộc và sự trao đổi tư tưởng. Trong thế giới ngày nay, quá trình này đã được thúc đẩy bởi việc đi lại tương đối dễ dàng và sự kết nối thông tin toàn cầu bằng các phương tiện điện tử,

kể cả internet [131; tr.15].

Như vậy, đối với các “hiện tượng tôn giáo mới”, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, bất kỳ một nền văn hóa nào cũng có thể xuất hiện đáp ứng nhu cầu của những cá nhân muốn tự do mà không tuân theo một khuôn mẫu nào. Cá nhân đó chính là những người đi đầu trong việc cải biến và tạo ra những “hiện tượng tôn giáo mới’ nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống tâm linh, tinh thần của chính bản thân mình và thuyết phục, kêu gọi, lôi kéo một đội ngũ quần chúng trong xã hội tin theo. Sự xuất hiện các “hiện tượng tôn giáo mới” chính là một tất yếu cho những cuộc di cư, quá trình trao đổi tư tưởng và chuyển giao xã hội. Công cuộc chuyển giao ấy chính là nguyên nhân cơ bản đưa đến sự khủng hoảng kinh tế kéo theo những khủng hoảng về ý thức hệ. Hệ giá trị cũ, giá trị văn hóa truyền thống không còn đủ mạnh cho hầu hết quần chúng nhân dân trong xã hội đương thời. Mặt khác, trong hệ tư tưởng mới chưa được hình thành, định hình một cách hệ thống, những yếu tố giao lưu, đan xen giữa truyền thống và hiện đại, giữa cũ và mới, giữa thể chế xã hội này với thể chế xã hội khác cùng với những thiết chế văn hóa xã hội thuộc các quốc gia, các khu vực, trên toàn thế giới đẩy nhân loại vào trạng thái của sự “khủng hoảng niềm tin”. Đó là cơ sở để hình thành tư tưởng về một thứ “văn hóa mới” được ra đời bằng cách hỗn dung các trào lưu tư tưởng, các thiết chế văn hóa. Và tôn giáo thuộc về bộ phận của hình thái ý thức xã hội, tiểu hệ thống kiến trúc thượng tầng xã hội cũng không nằm ngoài quy luật đó:

Trong tiến trình lịch sử hiện đại, một động hướng lớn của sự phát triển tôn

giáo trong lúc chuyển giao thế kỷ chính là sự nổi lên rầm rộ của các tôn giáo mới và các trào lưu tư tưởng tôn giáo mới, dẫn đến sự quan tâm chú ý rộng lớn của

mọi người. Thời đoạn chuyển giao giữa thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, trong môi trường văn hóa của truyền thống Kitô giáo phương Tây, đã từng xuất hiện phong trào tôn giáo mới, đã sản sinh ra những giáo phái mới hoặc tôn giáo mới như Mormon (tức phái Thánh đồ hậu kỳ Giêsu Kitô), phái Cơ Đốc Phục lâm, phái

Khoa học luận Kitô giáo, phái Chứng nhân Giêhôval, phái ngũ tuần”[15; tr.202].

Quá trình chuyển giao thế kỷ và những đổ vỡ của văn hóa, di cư và sự giao thoa tư tưởng đều bắt nguồn từ sự khủng hoảng kinh tế vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở phương Tây đặt ra yêu cầu cho quá trình hiện đại hóa và là nguyên nhân căn bản xuất hiện các “hiện tượng tôn giáo mới” thời kỳ này. Tuy nhiên, kinh tế không phải là yếu tố quyết định tất cả dẫn đến sự ra đời của các “hiện tượng tôn giáo mới” ở phương Tây trong thời gian này. Theo lý thuyết thực thể tôn giáo, chúng ta thấy rằng, mặc dù kinh tế có vai trò chế ước, quyết định đến đời sống tôn giáo, nhưng mặt khác tôn giáo cũng có tính độc lập tương đối với tư cách là một hình thái ý thức xã hội. Tôn giáo nói chung và “hiện tượng tôn giáo mới” nói riêng

cũng có lịch sử và đời sống riêng của nó. Tuy nhiên, “sự phát triển của kinh tế lên

trên số phận của việc hình thành các ý tưởng tôn giáo là rất quan trọng… Chỉ có điều, các ý tưởng tôn giáo tuyệt nhiên không thể được diễn dịch đơn thuần từ các điều kiện kinh tế, vì chắc chắn không thể khác được chính bản thân các ý tưởng tôn giáo này là yếu tố mạnh mẽ nhất tạo nên “tính cách dân tộc” (Volkscharakter), chúng có một quy luật phát triển riêng, và một sức mạnh cưỡng

chế riêng của chúng”[160; tr.321 - 313].

Sự xuất hiện của “hiện tượng tôn giáo mới” trong bối cảnh tổng hợp của những biến đổi xã hội về mọi mặt: Khủng hoảng kinh tế, xã hội, văn hóa kéo theo quá trình hiện đại hóa ở phương Tây là một tất yếu. Sự giao thoa văn hóa giữa hiện đại và truyền thống trong bối cảnh chuyển biến thế kỷ góp phần định hình và tạo nên những bước ngoặt cho văn minh phương Tây. Với tư cách là một nền văn minh hiện đại hóa trước, nên đi đầu trong việc lĩnh hội văn hóa hiện đại. Giữa các nền văn hóa hiện đại và truyền thống vẫn tồn tại những khác biệt đáng kể. Yếu tố hiện đại và truyền thống luôn xen lồng là điều dễ dàng tìm thấy trong xu hướng tích hợp văn hóa, tư tưởng, nơi các “hiện tượng tôn giáo mới” phát sinh để đáp ứng

và giải quyết những nhu cầu xuất phát từ nội tại của sự đổ vỡ về văn hóa phương Tây và sự trỗi dậy của chủ nghĩa cá nhân.

Sự khủng hoảng nghiêm trọng đến mức nào đó, thì vẫn là một sự khủng

hoảng văn hóa - sự khủng hoảng bắt nguồn từ nền văn minh sinh ra từ truyền thống của Do Thái giáo và Kitô giáo, sau đó lan rộng ra khắp nơi.

Nền văn minh đó, mà chúng ta lấy làm tự hào, không chỉ giới hạn ở chỗ tôn sùng con người và ca ngợi con người làm chủ vũ trụ, mà trên thực tế, nó còn biện bạch cho tất cả những hành động của con người nhằm khẳng định sự hơn hẳn của mình… bản chất tình trạng hỗn độn của chúng ta thuộc về văn hóa, được sinh ra từ những cách suy nghĩ của chúng ta về những nhu cầu của chính chúng ta chưa

được thỏa mãn để thích ứng với những thay đổi đó”[114; tr.33-34].

Sự đổ vỡ về văn hóa là cơ sơ để dẫn đến sự hỗn dung tư tưởng, đây cũng là đặc điểm dễ dàng nhận thấy trong các “hiện tượng tôn giáo mới”. Đó là một trào lưu hỗn tạp, vay mượn và lai căng, thậm chí là xuyên tạc những yếu tố của tôn giáo truyền thống để biến thành một cái xa lạ, phức tạp và đôi khi là bí ẩn đối với các tôn giáo truyền thống. Khi nghiên cứu về sự nảy sinh của các hiện tượng tôn giáo mới từ các nhóm Tin Lành ở Nam Mỹ, F.Houtart cũng nhấn mạnh 4 yếu tố sau đây:

1) Thời kì hậu chiến và công nghiệp hóa (1945 - 1960). 2) Sự xâm nhập của xuất khẩu tư bản (1960 - 1975). 3) Kỉ nguyên của chủ nghĩa tân tự do (néo - liberal).

4) Hậu quả về văn hóa, xã hội của các chính sách kinh tế [60; tr.7].

Trong bước chuyển giao thế kỷ, phương Tây đứng trước một sự khủng hoảng toàn diện bao hàm cả việc tìm kiếm những lối thoát mới trong hệ tư tưởng và hệ luận văn hóa. Đây vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của những cái phi logic, phi lý tính căn bản mà trong đó có các “hiện tượng tôn giáo mới” nổi lên và trở thành “phong trào tôn giáo mới”. Sự xuất hiện của phong trào tôn giáo mới ở phương Tây trong thời điểm này chính là một cách thức để khôi phục sự đổ vỡ về cấu trúc văn hóa, tìm lại sự cân bằng trong đời sống tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân. Mặt khác thời kỳ công nghiệp hóa và sự xâm nhập của xuất khẩu tư bản cùng với kỷ nguyên của chủ nghĩa tân tự do đã tạo động lực bùng nổ

cho những cuộc cách mạng vật chất trong lòng xã hội phương Tây, tạo những tiền đề vật chất căn bản cho phong trào tôn giáo mới có cơ sở hiện thực bùng phát trong xã hội. Bởi, những cuộc cách mạng vật chất đã thay đổi hoàn toàn tiến trình của mọi sự kiện và lịch sử bằng cách mở rộng phạm vi khả năng con người và nâng cao ước vọng của họ. Mặt khác, cuộc cách mạng khoa học cũng mở rộng phạm vi hiểu biết của con người đến vô tận, nhưng lại làm cho sự hiểu biết không đồng đều, làm tăng quyền lực và uy tín của tầng lớp giàu có trong xã hội, đồng thời cũng tạo nên một nền văn hóa mới.

Nền văn hóa mới ấy cho phép nghĩ rằng, chúng ta đi vào một thời đại sung

túc, ở đó mọi vấn đề sẽ được giải quyết nhờ sự kỳ diệu của kỹ thuật. Do đó, nó

càng làm sai lạc cảm nhận của chúng ta về hiện thực, tạo ra huyền thoại về sự tăng trưởng vô cùng tận, xói mòn nhận thức của chúng ta về những giá trị luân lý, thay đổi thái độ của chúng ta về lao động… nhưng cũng không giúp chúng ta thoát khỏi hoặc không giải quyết được những vấn đề thiết thực của thời đại chúng ta, sự bất bình đẳng, sự chông chênh và không an toàn. Những vấn đề thế giới càng làm

cho chúng ta hoang mang hơn”[[114; tr.38 – 39].

Chính những bối cảnh xã hội phương Tây thời kỳ này đã tạo nên sự khủng hoảng về mọi mặt, trong đó có cả niềm tin tôn giáo. Đây là mảnh đất màu mỡ của sự ra đời các phong trào tôn giáo mới. Khi nhận xét về bối cảnh xuất hiện của các tôn giáo mới ở phương Tây như là một xu hướng lớn cải biến của đức tin, mà khởi phát ở Mỹ vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX Catherine L.Albanese có viết:

Những nhóm tôn giáo nhỏ này phát triển ở Mỹ, góp phần tăng thêm tính

đa dạng cho tôn giáo Mỹ. Nhưng trên hết, chúng ta có thể xem xét những phong trào tôn giáo mới vốn không dễ truy ra là có dính dáng đến cực đoan… Những phong trào trên mở màn vào thế kỷ XIX, chúng được công chúng biết tới và phát triển mạnh hơn bao giờ hết. Do mỗi phong trào lịch sử đều có những khác biệt quan trọng giữa điểm cực đoan thế kỷ XVI và tư tưởng Mỹ thế kỷ XIX. Đơn cử như giáo phái Mormon Mỹ đặt sự suy tàn của Giáo hội vào thời đại của những người

đề xướng cải cách”[79; tr.206 - 207].

Tóm lại, sự chuyển giao thế kỷ từ cuối thế kỷ XIX sang đầu thế kỷ XX cùng với những khủng hoảng trong lĩnh vực kinh tế, sự đổ vỡ văn hóa và di cư, giao lưu

tư tưởng là bối cảnh thuận lợi cho sự ra đời phong trào tôn giáo mới ở phương Tây nói chung và ở Mỹ nói riêng. Phong trào tôn giáo mới được khởi phát ở Mỹ và có một biên độ khá rộng, phát triển từ thế kỷ XIX cho đến ngày nay. Thời kỳ này, cùng với Mỹ, ở châu Á, Nhật Bản cũng được xem là mảnh đất màu mỡ cho sự hình thành các tôn giáo mới, bởi những con người trong hai quốc gia này đều phải đương đầu với thay đổi có ảnh hưởng lớn đến công việc, gia đình, khoa học kỹ thuật, hệ giá trị và sự chuyển động, biến đổi nhanh của các dân tộc trên thế giới bước sang thời kỳ hiện đại và hậu hiện đại.

2. Các dân tộc thuộc địa trên con đường tìm kiếm tự do dưới ách đô hộ của thực dân và những điều kiện sống vô cùng khó khăn dẫn đến sự khủng hoảng niềm tin và con người chưa tìm được lối thoát đúng đắn.

Quá trình phát triển về mặt số lượng của các tôn giáo mới là một nét đặc trưng phản ánh sự phát triển của chủ nghĩa đa nguyên trên thế giới. Những hậu quả của chiến tranh và môi trường bị áp bức, ngột ngạt, trong đó sức mạnh thực dân xâm lược mang đến khoa khoa kỹ thuật tiến bộ, lợi thế quân sự chiếm lấy đất đai và của cải của các dân tộc bản địa, phá vỡ lối sống truyền thống của họ, gây ra sự hụt hẫng về đời sống, đã tạo những điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của phong

trào tôn giáo mới: “Phong trào tôn giáo mới xuất hiện và phát triển mạnh mẽ mỗi

khi xã hội có sự chuyển tiếp hay thay đổi, dẫn đến sự khủng hoảng niềm tin và con

người chưa tìm được lối đi đúng đắn. Trong đó, sự thay đổi thể chế chính trị xã

hội, sự tàn phá nặng nề và chết chóc trong các cuộc chiến tranh (nhất là những cuộc chiến tranh quy mô lớn như đại chiến thế giới lần thứ II), sự thay đổi về chính sách tôn giáo của nhiều quốc gia sau khi thể chế chính trị xã hội thay đổi”

[94; tr.91].

Sức mạnh chủ nghĩa thực dân sẽ du nhập các tôn giáo của nó vào bối cảnh mới, nơi mà nhân loại sẽ phải thích nghi với những hệ giá trị, các khái niệm và các thực hành tôn giáo trong nền văn hóa bản địa, tạo cơ hội hình thành các phong trào tôn giáo mới, chẳng hạn như các phong trào Giáo hội độc lập châu Phi (African Independent Churches), Công giáo Dân tộc Mỹ La tinh (Latin American folk Catholic movements), các Giáo hội Ngũ tuần (Pentecostal churches), các phong

Thế mới xuất hiện có vẻ phù hợp với các dân tộc bản địa đang tuyệt vọng trên con đường tìm kiếm tự do dưới ách đô hộ của thực dân và những điều kiện sống vô cùng khó khăn. Có những phong trào tôn giáo mới có thể được xem là cách mạng như phong trào đấu tranh Cuscat (1867 - 1870) tại Mexico dưới sự lãnh đạo của nhà tiên tri người Maya tên là Pedro Diaz Cuscat. Trong khi đó, những phong trào khác có thể đáp ứng sự mong đợi ngày càng tăng cao của dân chúng về cứu rỗi nhờ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hiện tượng tôn giáo mới ở một số tỉnh đồng bằng bắc bộ hiện nay luận án TS triết học 62 22 03 02 (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)