Chương 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
4.2. Xu hướng biến đổi của “hiện tượng tôn giáo mới” ở một số tỉnh đồng
4.2.2. Cải biến những yếu tố cực đoan, phản văn hóa, đạo đức để tồn tại
Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay nói chung và đồng bằng Bắc Bộ nói riêng, sự biến đổi của đời sống tôn giáo cũng tác động không nhỏ đến xu hướng vận động của các “hiện tượng tôn giáo mới”. Một số “hiện tượng tôn giáo mới” với những hoạt động tôn giáo chứa đựng yếu tố cực đoan, phản văn hóa, đạo đức như: Lưu Văn Ty, Hà Mòn, Dương Văn Mình, Long Hoa Di Lặc… có sự sụt giảm tín đồ trong những năm gần đây và dần đi vào tan rã. Xu hướng đấy cũng thể hiện một trong những đặc điểm của các “hiện tượng tôn giáo mới”, khi ẩn khi hiện.
Một số hiện tượng tôn giáo mới sử dụng những thủ thuật shaman, thôi miên, dụ dỗ, đánh vào tâm lý, vào lòng tin để tạo ra tình trạng mê muội, đôi khi biến thái nhân cách, một hội chứng tâm thần có thể lây lan trong đời sống, cộng đồng tín đồ theo đạo. Có một số “hiện tượng tôn giáo mới” quái dị, nặng về hành xác, hủy hoại những giá trị nhân bản của con người, gây những thiệt hại về người và của cho người dân ở một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ đáng chú ý là “Hội Phật Mẫu”, “Hội Phật Thiện”, “Hội Phật Trời Vua Cha Hoàng”... có những kinh sách đả kích đạo Phật, đả kích chính quyền… có chiều hướng tan dã và suy giảm tín đồ. Tuy nhiên, vẫn có một lượng nhỏ tín đồ bổ sung. Hoặc “hiện tượng tôn giáo mới” như Chi Bộ Đảng cộng sản Việt Nam Tâm Đức - Chí Tài xuất hiện ở Hà Nội, Hải Dương, Nam Định… hiện nay đã mất hẳn bởi do những hạn chế về mặt tư tưởng, thực hành lễ nghi so với các “hiện tượng tôn giáo mới” khác và tôn giáo truyền thống bộc lộ, làm suy sụp niềm tin của những người tin theo. Chính vì vậy, sự tiêu vong của các “hiện tượng tôn giáo mới” này sau một thời gian tồn tại là tất yếu. Bản chất mê tín dị đoan, phản văn hóa của các “hiện tượng tôn giáo mới” này dần được bộc lộ, mặc
dù đã có những cố gắng biến đổi theo những biến động của xã hội nhưng vẫn không che dấu được những hạn chế của nó. Xét về bản chất có thể thấy rằng:
Đối với “Ngọc Phật Hồ Chí Minh”, lợi dụng uy tín của lãnh tụ và người có công với đất nước để tôn thờ nhằm thu hút mọi người tin theo, thậm chí có sự dối lừa qua việc thay bìa ghi tên người công đức ủng hộ xây dựng đền đài liệt sỹ bằng bìa ghi danh người tham gia đạo để kích thích, dẫn dụ, đánh lừa người khác theo đạo của mình.
Hiện tượng tôn giáo mới “Hoa Vàng” dùng thuyết “tứ diệu đế”, “sinh tử luân hồi”, thuyết “nhân quả nghiệp báo”... Hiện tượng này có ảnh hưởng lớn đến nếp sống văn hoá, truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam, làm tan vỡ hạnh phúc, gây đau khổ cho không ít gia đình, tạo ra một lớp người làm giàu bất chính và một số người mượn danh đi khất thực ở các địa phương.
Còn “Long Hoa Di Lặc” thường dùng các bài viết mê tín dị đoan, luận điệu
xuyên tạc, gây tâm lý hoang mang đe dọa dân chúng, “nếu ai theo thì phúc đẳng
hà sa, ai không theo sẽ bị chết dịch”.
Đối với hiện tượng đạo “Thiên Nhiên”, đạo theo chiếu chỉ của thiên đình, thờ thiên đình và lập 3 đền thờ “người trời”, chứa đựng nhiều yếu tố mê tín dị đoan, tổ chức hoạt động trái phép, gây mất trật tự trị an và đời sống xã hội.
“Hội Phật Trời Vua Cha Hoàng”, tụ tập học kinh ăn uống sinh hoạt tập trung, tuyên truyền mê tín dị đoan kết hợp bốc thuốc chữa bệnh, những người nghe theo là do bản thân hoặc thân nhân có bệnh hoặc nghe tin đồn hoặc giới thiệu mà tìm đến.
“Hội Phật Mẫu”, “Hội Phật Thiện”, “Hội Quang Minh Tu Đức”, “Đạo Quần Tiên” thờ ảnh “Tam Tổ Thánh Hiền”, quy định cụ thể nhất của cầu tiên là không đốt hương khi cầu cúng và khi chết chỉ hung táng 1 lần mà không cải cát, người theo đạo thường ăn chay, thực hành đọc, suy ngẫm các quyển kinh do người đứng đầu tự viết và tuyên truyền nội bộ...
Cùng với quá trình đấu tranh của các cấp chính quyền, sự giác ngộ của người dân, thì chính các sinh hoạt nghi lễ kỳ quái, hành vi lừa đảo, buôn thần bán thánh, tư lợi cá nhân, gây hại cho cộng đồng đã tự thân triệt tiêu các hiện tượng tôn giáo này. Và như vậy, muốn được nhà nước thừa nhận tư cách pháp nhân thì các hiện tượng tôn giáo mới phải khắc phục những tồn tại trên. Đây
có hiện tượng tôn giáo mới để được thừa nhận tư cách pháp nhân các đạo phải: Tuân thủ chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng tôn giáo (97,0%); Hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ, giấy tờ hợp pháp để xin được cấp phép (79,5%); Loại bỏ những yếu tố mê tín, dị đoan làm ảnh hưởng đến xã hội (96,5%); Có hệ thống tổ chức, cơ sở thờ tự và đội ngũ tín đồ đông đảo (10,0%) [Kết quả xử lý số liệu điều tra do tác giả tổng hợp, trong các đợt khảo sát tại một số tỉnh thành vùng đồng bằng Bắc Bộ năm 2013 và 2015].
Biểu đồ 2. Yếu tố để được Nhà nước thừa nhận tư cách pháp nhân
Tuy nhiên, bên cạnh đó hiện tượng cải biên, khắc phục những hạn chế, yếu tố mê tín, phản văn hóa của một số hiện tượng tôn giáo mới khiến chúng được dần mạnh lên, đáp ứng với những thay đổi của xã hội. Ví như, hiện nay, đạo bà Điền, Ngọc Phật Hồ Chí Minh của bà Xuyến vẫn đang mạnh. Hơn nữa, đang có sự chuyển biến nhất định và cải biên những yếu tố tiêu cực như: không còn thu tiền như ban đầu nữa. Người đến lễ tùy tâm, giảm bớt những hoạt động mang tính trục lợi, cực đoan, tức là đã có sự điều chỉnh khôn khéo hơn. Đặc biệt các nhóm như của bà Điền, bà Xuyến cũng đang chú ý tới việc xin tư cách pháp nhân để hoạt động.