Chương 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.2. “Hiện tượng tôn giáo mới” ở Việt Nam
2.2.2. Phân loại và đặc trưng của “hiện tượng tôn giáo mới” ở Việt Nam
Việt Nam là mảnh đất màu mỡ cho sự xuất hiện của các “hiện tượng tôn
giáo mới” (Thống kê các hiện tượng tôn giáo mới xin xem phần phụ lục 1 và 2).
Tính từ những năm 1980 cho đến nay, sau hơn 30 năm đã xuất hiện trên 60 tên gọi của hơn 50 “hiện tượng tôn giáo mới”. Như trên đã trình bày, trước năm 1975, ở miền Nam nước ta cũng đã xuất hiện nhiều “hiện tượng tôn giáo” từ đạo Chuối, đạo Dừa, đạo Chó, đạo Sển, đạo Khùng, đặc biệt thời kỳ này xuất hiện phong trào Cao Đài và Hòa Hảo, được coi là điển hình cho sự vận động tôn giáo mới. Đặc biệt, trước năm 1975, dưới sự cai trị của Mỹ ở Việt Nam, các giáo phái Tin Lành ở miền Nam Việt Nam cũng phát triển như Phái Cơ Đốc Phục Lâm, Phái Ngũ Tuần, Chứng nhân Giehoval, Trưởng lão, Menonit, Baptist, B’hai, Chân tiên chính giáo… Trong khi đó, ở miền Bắc thời kỳ này các giáo phái vắng bóng hoàn toàn, hầu như không có hoạt động truyền giáo của giáo phái nào.
Từ sau năm 1975 trở lại đây, đặc biệt là sau khi Việt Nam tiến hành công
cuộc đổi mới năm 1986, tình hình này có vẻ ngược lại: “Các “hiện tượng tôn giáo
mới” do chính nhu cầu và điều kiện nội tại của một bộ phận người dân và sự đổ vỡ
lòng tin tạo ra”[126; tr.11 -19], do vậy ở miền Bắc, các “hiện tượng tôn giáo mới”
có điều kiện phát triển. Về vấn đề này, tác giả Đỗ Quang Hưng có nhận định:
“Đa phần các “hiện tượng tôn giáo mới” xuất hiện từ năm 1988 trở lại đây,
chủ yếu tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ, nhất là các tỉnh: Hà Tây, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Hà Nội... Có nhiều đạo lạ đã có mặt gần như trong cả nước hoặc những khu vực rộng lớn, nhiều tỉnh thành.
Chắc hẳn đây là một vấn đề nghiên cứu thú vị, hấp dẫn. Phải chăng trong xu thế mở cửa, kinh tế thị trường, sự biến đổi về cơ cấu xã hội, sự chuyển dịch cơ cấu nghề nghiệp, tính cách lao động và sự thay đổi mô hình tâm lí… giờ đây chính
các tỉnh phía Bắc bị tác động mạnh mẽ hơn các tỉnh phía Nam” [59; tr.3 – 10].
Các “hiện tượng tôn giáo mới” xuất hiện ngày càng nhiều và hoạt động tương đối phức tạp như: Ngọc Phật Hồ Chí Minh, còn gọi là Thanh Minh vì tình dân tộc; Long Hoa Di Lặc, còn gọi là Long Hoa Tam Muội; đạo Quần Tiên, còn gọi là đạo Tam Tổ Thánh Hiền; đạo Thiên Nhiên, còn gọi là đạo Cổng trời; Hội Phật Thiện; Đạo Quang Minh Tu Đức, còn gọi là Hội Cao Cinh; Hội Phật Mẫu; đạo Hoa Vàng, còn gọi là đạo Chân Không; Hội Phật Trời Vua Cha Hoàng, còn gọi là Hội tu gia, Pháp Luân Công, Thanh Hải Vô Thượng Sư…
Hoạt động của các “hiện tượng tôn giáo mới”, đạo lạ thời gian qua đã gây nên những ảnh hưởng nhất định đến đời sống kinh tế, văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo của một bộ phận quần chúng, nhất là các loại hình “hiện tượng tôn giáo mới”, cực đoan, phản văn hóa như đạo Lưu Văn Ty ở Hà Tĩnh, đạo Phạ Tốc ở Sơn La, đạo Chặt ngón tay ở Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, lại có loại hình “hiện tượng tôn giáo mới”, đạo lạ trong sinh hoạt, lễ nghi có dáng dấp là một hình thức tín ngưỡng như Hội truyền phái Trúc Lâm Yên tử, Đạo Bác Hồ, Đạo Thiền vô vi… Có loại “hiện tượng tôn giáo mới” xin đăng kí hoạt động với các cấp chính quyền để được hoạt động như các tín ngưỡng, tôn giáo khác. Nhìn chung, các hoạt động của các “hiện tượng tôn giáo mới” đang diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, tác động trực tiếp đến quá trình thực hiện
chính sách tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta nói chung và chính sách đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng. Chính vì vậy, việc phân loại các “hiện tượng tôn giáo mới” trong giới nghiên cứu cũng có nhiều quan điểm khác nhau.
* Theo tác giả Đỗ Quang Hưng, hiện nay đa số các nhà nghiên cứu phân loại “các hiện tượng tôn giáo mới” thành 3 nhóm: Nhóm thứ nhất, loại tách ra hoặc có gốc rễ từ một tôn giáo lớn (dĩ nhiên, nó không giữ được tính cách “giáo phái” hay “môn phái”, “tông phái” cổ điển và không được các Giáo hội công nhận). Nhóm thứ hai, loại tích hợp mới nảy sinh. Nhóm thứ ba, loại mới nhập từ ngoại quốc. Và ông cũng chỉ ra một số đặc điểm của các “hiện tượng tôn giáo mới” là: trừ một số hiện tượng có “tính cách khoa học” (Trường ngoại cảm Tố Dương) còn là số các nhóm phái kinh bổn bình dân, lộn xộn, pha tạp. Phương thức truyền giảng thô sơ, tổ chức và nghi lễ đơn giản, lỏng lẻo, mang tính ước lệ. Người đề xướng các “hiện tượng tôn giáo mới” ở nước ta cũng “rất lạ”, có không ít là phụ nữ, một số có tri thức, một số từng là cán bộ nhà nước. Lực lượng tham gia các “hiện tượng tôn giáo mới” phần đông là thị dân và những nhóm xã hội dễ bị tổn thương như cán bộ về hưu, phụ nữ có tuổi, dân nghèo thị xã, thị trấn, tỉnh thành [60; tr.13 – 14]
* Tác giả Võ Minh Tuấn, cũng căn cứ vào nguyên nhân xuất hiện có sự phân loại “hiện tượng tôn giáo mới” ở nước ta thành 3 nhóm:
1 - Nhóm xuất phát từ các tôn giáo chủ lưu, có thể dựa vào đạo Phật, đạo Kitô, đạo Khổng, Islam về mặt giáo lý cũng như danh hiệu. Chẳng hạn như: Pháp Tạng, Pháp môn Quán Âm…
2 - Nhóm hoàn toàn độc lập, được tách ra từ những tôn giáo chính, tự tạo ra giáo lý, danh hiệu mới. Chẳng hạn như đạo Tâm Linh, đạo Thần Quyền ni mô pháp.
3 - Nhóm pha trộn tôn giáo - khoa học, sử dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật để tăng thêm sức hấp dẫn và cuốn hút niềm tin. Chẳng hạn như Trường ngoại cảm Tố Dương, các hiện tượng ngoại cảm, chữa bệnh tâm linh…
Trên cơ sở phân loại, tác giả đưa ra một số đặc trưng của “hiện tượng tôn giáo mới” ở Việt Nam như: chứa đựng những tiên tri dự báo về ngày tận thế với mốc chủ yếu là năm 2000 (đây cũng là đặc điểm của tôn giáo mới trên thế giới mà các học giả A.Wodrow, R.I.Ernst, F.Champion đã đưa ra); tính chất phức tạp và
chắp vá của giáo lý; tính bất ổn định, xuất hiện nhanh và mất đi nhanh, chợt bùng tắt, kế tiếp thay nhau chứ không mất hẳn.
* Còn đối với tác giả Thiều Quang Thắng [142; tr.46 – 52], có sự phân loại tỉ mỉ, rõ ràng, thành 5 nhóm chính:
1- Loại từ nước ngoài nhập vào Việt Nam, như: Thanh Hải Vô Thượng Sư, Tam Thiên thánh hiền (Đài Loan); Ôtômô, Đạo Trứng còn gọi là Nhất Quán Đạo, Soka Gakkai (Nhật Bản); Vô Vi hay Vô Vi Pháp (Pháp); Phật Mẫu Địa Cầu (Trung Quốc).
2 - Loại gần với Phật giáo như: Long Hoa Di Lặc, Ngọc Phật Hồ Chí Minh, Chân Tu Tâm Kính, Tiên Thiên Phật nhất giáo, Trung Thiên vận hội, Phật Mẫu địa cầu, Chân Tâm bảo vệ di tích, Vô đạo Phật Tổ Như Lai, đạo Nghiệp Chướng, Hội Phật Trời Vua Cha Hoàng, Tam Tổ Thánh Hiền, Phật nhất giáo, đạo Phật Thiện.
3 - Loại gần với tín ngưỡng dân gian (thờ Thành hoàng, thờ Mẫu, thờ Tổ tiên): Đoàn 18 Hùng Vương; Ngọc Phật Hồ Chí Minh hay Thánh minh vì tình dân tộc, Lạc Hồng Âu Cơ, Quốc Tổ Lạc Hồng, đạo Trần Hưng đạo, Khổng Minh thánh đạo hội, đạo Tiên, đạo Cội nguồn.
4 - Loại cực đoan trong hành vi “hành đạo”: Thanh Hải Vô Thượng Sư, Vô Vi Pháp, đạo Chân Không.
5 - Loại chưa xác định được: Tâm Linh, đạo Lẽ Phải, Huynh Đạo, Tiên Thiên Huynh Kỳ, Trường ngoại cảm Tố Dương, Thần Linh Tiên, đạo Vả hay Vô Điểm Thỉnh Điểm Tô, đạo Thiên Cơ, Tâm Linh Thần Quyền, đạo Hoa Vàng, đạo Thiên Nhiên, đạo Con Hiền, Tam giáo tuyên dương, đạo Thiên Nga, đạo Khổ Hạnh, đạo Khăn Vàng.
* Theo Từ điển Bách khoa tri thức [2], có thể phân loại “hiện tượng tôn giáo mới” ở Việt Nam (đạo lạ) theo các tiêu chí:
1 - Loại tách ra, hoặc có nguồn gốc từ một tôn giáo cũ (như đạo Long Hoa Di Lặc, đạo Tiên, đạo Chân Không, Vô Vi Pháp, đạo Chân Tu Tâm Kính…).
2- Loại tích hợp mới từ các tín ngưỡng dân gian (như đạo Đức Thánh Trần,
đạo Lạc Hồng Âu Cơ, đạo Tổ tiên chính giáo, đạo Thánh)
Ngoài ra, còn có một số nhóm các tổ chức rèn luyện thân thể hoặc trị chữa bệnh tật, tìm hài cốt người thân, có những phần pháp thuật, cúng lễ, cầu khấn tâm linh, mong đợi trợ giúp của lực lượng siêu nhiên.
* Trong công trình “Vấn đề đạo lạ trên địa bàn thủ đô Hà Nội hiện nay - thực trạng và giải pháp”, Đề tài khoa học cấp thành phố Hà Nội, Mã số 01 X – 11/04-2012-2, do tác giả Ngô Hữu Thảo chủ nhiệm, đơn vị thực hiện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hà Nội, các tác giả cũng đưa ra cách phân loại và một số đặc trưng của “hiện tượng tôn giáo mới” ở Việt Nam như sau:
Một là, phân loại theo nguồn gốc phát sinh thì có 2 loại: Từ nước ngoài xâm nhập vào Việt Nam (Thanh Hải Vô Thượng Sư, Tam Tổ Thánh Hiền có nguồn gốc từ Đài Loan; Ôtômô giáo, Nhất Quán Đạo còn gọi là đạo Trứng và Soka Gakkai từ Nhật Bản; Vô vi hay Vô vi pháp từ Pháp; Ômsai Ba Ha từ Ấn Độ; Phật Mẫu Địa Cầu hay Địa Mẫu và Pháp Luân Công từ Trung Quốc) và loại phát sinh trong nước chiếm tơi 83,5% trong tổng số đạo lạ [140; tr.46 -49].
Hai là, phân loại theo mối quan hệ với các tôn giáo, tín ngưỡng gốc truyền thống, nước ta có các loại: loại gắn với Phật giáo hoặc lấy danh Phật giáo (Long Hoa Di Lặc, Ngọc Phật Hồ Chí Minh, Chân Tu Tâm Kính, Tiên Phật nhất giáo, Trung Thiên Vận Hội, Phật Mẫu Địa Cầu, Chân Tâm bảo vệ di tích, Vô đạo Phật Tổ Như Lai, đạo Nghiệp Chướng, Hội Phật Trời Vua Cha Hoàng, Tam Tổ Thánh Hiền, Phật Nhất giáo, đạp Phật Thiện…); loại gắn với Kitô (Hà Mòn, Dương Văn Mình, Vàng Chứ); loại có mối quan hệ với tín ngưỡng dân gian (Đoàn 18 Hùng Vương, Ngọc Phật Hồ Chí Minh hay Thánh Minh vì tình dân tộc, Lạc Hồng Âu Cơ, Quốc Tổ Lạc Hồng, đạo Trần Hưng Đạo, Khổng Minh Thánh Hội, đạo Tiên, đạo Cội Nguồn, Hoàng Thiên Long…).
Ba là, phân loại theo tính chất hoạt động: loại gây ảnh hưởng lớn đến an ninh chính trị (Long Hoa Tam Hội, Quốc Tổ Lạc Hồng, Pháp Luân Công, Hà Mòn, Dương Văn Mình…); loại có hành vi hành đạo cực đoan (Chân Không, Siêu hóa hay còn gọi đạo Lưu Văn Ty); loại bi quan, phi nhân tính (đạo Cà Văn Liếng ở Sơn La); loại xem yếu tố mê tín dị đoan, chữa bệnh bằng phù phép (Long Hoa Di Lặc, Ngọc Phật Hồ Chí Minh, Hội Phật Trời Vua Cha Hoàng, đạo Thiên nhiên,
đạo cô Non, Trường ngoại cảm Tố Dương, Địa Mẫu, Thanh minh vì tình dân tộc, Hoàng Thiên Long); Loại có tính chất tích cực, đan xen tích cực và tiêu cực (Lương giáo Lạc Hồng, Ngọc Phật Hồ Chí Minh, đạo Bác Hồ); Loại tổ chức tu luyện khí công, ăn chay, chữa bệnh (Thiền vô vi, Pháp môn Diệu Âm, Thanh Hải Vô Thượng Sư, Pháp Luân Công); loại chưa xác định được tính chất (đạo Tâm Linh, đạo Lẽ phải, Huynh đạo, Tiên thiên Huynh kỳ, Tố Dương, Thần Linh Tiên, đạo Vả hay Vô Điểm Thỉnh Điểm Tô, đạo Thiên Cơ, Tâm Linh thần quyền, đạo Hoa Vàng, Đạo Thiên Nhiên, đạo Con hiền, Tam giáo tuyên dương, đạo Thiên Nga, đạo Khổ Hạnh, đạo Khăn Vàng).
* Qua các cách phân loại như trên về hiện tượng tôn giáo mới ở nước ta, chúng tôi xin đưa ra một số nhận xét chung như sau:
1. Do truyền thống dân tộc gắn bó lâu đời với Phật giáo so với các tôn giáo khác như Kitô giáo, Islam giáo, là một tôn giáo ngoại nhập có lịch sử truyền giáo ở nước ta từ rất sớm (đầu Công nguyên), do đó những ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống văn hóa tinh thần dân tộc là rất lớn. Cho nên, nhóm “hiện tượng tôn giáo mới” có quan hệ với đạo Phật nhiều hơn số có gốc từ đạo Công giáo và Tin Lành và Islam. Cũng bởi vì, văn hóa phương Đông hệ giá trị đại diện là Phật giáo còn văn hóa phương Tây hệ giá trị đại diện là Kitô, vùng Trung Cận Đông là Islam. Do đặc thù này, nên ở phương Tây các “hiện tượng tôn giáo mới” có liên quan đến Kitô chiếm số lượng lớn hơn cả.
2. Vốn là một nước nông nghiệp, có truyền thống đa thần, “thánh nào cũng vái, thần nào cũng thờ”, “thần cây đa, ma cây gạo, cáo cây đề”, tâm thức tiểu nông ảnh hưởng nặng nề, người Việt rất sùng các loại tín ngưỡng dân gian. Do đó, trong bối cảnh xã hội mới, truyền thống này vẫn nổi trội và là cơ sở để giải thích tại sao các “hiện tượng tôn giáo mới” có quan hệ với tín ngưỡng dân gian chiếm nhiều nhất trong số các tôn giáo mới và nhiều hơn cả so với số đạo lạ có quan hệ với tôn giáo truyền thống. Điều này chính là nguyên nhân tạo nên đặc điểm khác biệt của “hiện tượng tôn giáo mới” ở Việt Nam, so với các nước phương Tây và thế giới.
3. Trong bối cảnh hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, toàn cầu hóa đã tác động đến tình hình tôn giáo mới ở Việt Nam, do vậy mà nước ta đã xuất hiện những “hiện tượng tôn giáo mới” khá phức
tạp, chưa bộc lộ rõ diện mạo và bản chất, do đó khó xác định được có quan hệ với tôn giáo, tín ngưỡng nào như Thần Linh Tiên, Tam Giáo Tuyên Dương, Huynh Đạo vẫn tồn tại và có xu hướng tăng.
4. “Hiện tượng tôn giáo mới” ở nước ta biểu hiện đa dạng, bất ổn định theo cả hai chiều kích tích cực và tiêu cực. Điều này gây khó khăn cho việc quản lý và ứng xử với chúng.
Từ cách phân loại và một số đặc trưng của các “hiện tượng tôn giáo mới” ở nước ta, nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra tiêu chí nhận diện hay những yếu tố có “tính tôn giáo” của các hiện tượng này, là cơ sở để xem xét và đánh giá về “hiện tượng tôn giáo mới”. Chẳng hạn như, tác giả Đỗ Quang Hưng có đưa ra 4 nhận xét về diện mạo các “hiện tượng tôn giáo mới” ở nước ta như sau:
Một là, về thời điểm xuất hiện, đa số là từ thập kỷ 90 trở lại đây. Nếu như trước thập kỷ 90, chỉ có một số địa phương xuất hiện: Thành phố Đà Nẵng (1986, Lẽ phải); Phú Thọ (1988, Long Hoa Di Lặc), Bà Rịa Vũng Tàu (1981, Tiên Thiên Huỳnh đạo), thì từ 1990 trở lại đây con số tăng vọt: Từ 1991 đến 2000 là các “đạo mới” như: Long Hoa Di Lặc (1990); Quang Minh tu đức (1990), đạo Bác Hồ (1992), đạo Phật Thiện (1992), Thanh Hải Vô Thượng Sư (1991), Thánh Minh vì tình dân tộc (1992), Ngọc Phật Hồ Chí Minh (1993), Quần Tiên (1993), Nghiệp Chướng (1993), Siêu Hóa (1994), Địa Mẫu (1995), Tiên Thiên (1997), đạo Tiên (1997), đạo Con Hiền (1997), Chân Đất (1998), Quang Minh (1998), Hoa Vàng (1999), Võ đạo Phật Tổ Như Lai (1998), Chân Tâm bảo vệ di tích (2000).
Tác giả cho rằng, không chỉ phát triển về số lượng các nhóm “tôn giáo mới” mà còn có nét mới là với mỗi nhóm phái phát triển rộng trên nhiều địa bàn tỉnh thành trong cả nước: Nhóm Thanh Hải Vô Thượng Sư có mặt 20/61 tỉnh, thành; Nhóm Long Hoa Di Lặc có mặt ở 31/61 tỉnh, thành trong cả nước; Nhóm Ngọc Phật Hồ Chí Minh có mặt ở 15/61 tỉnh, thành (chủ yếu từ Hà Tĩnh trở ra Bắc).
Hai là, về khu vực trọng yếu, một lần nữa tác giả lại khẳng định khu vực đồng bằng Bắc Bộ là nơi tập trung xuất hiện nhiều nhóm phái “tôn giáo mới”. Điều này là hoàn toàn khác với tình hình tín ngưỡng Nam Bộ trước đây. Chẳng hạn, chỉ riêng Hà Tây (nay là Hà Nội) đã có mặt các nhóm phái (Long Hoa Di Lặc, Ngọc Phật Hồ Chí Minh, Chân Không, đạo Bạch, Thanh Hải Vô Thượng Sư, Quốc Tổ
Lạc Hồng, Lạc Hồng Âu Cơ, Quang Minh tu đức, Quần Tiên, Chân Tu Tâm Kính); Tỉnh Hải Dương (Long Hoa Di Lặc, Ngọc Phật Hồ Chí Minh, Tam Tổ Thánh Hiền, Thanh Hải Vô Thượng Sư, đạo Phật Thiện, Hoa Vàng, Thiên Nhiên); Tỉnh