Chương 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
4.3. Một số vấn đề đặt ra và khuyến nghị đối với “hiện tượng tôn giáo mới”
4.3.2. Một số khuyến nghị
1. Về phía Đảng, Nhà nước Việt Nam: Ban Bí thư, Bộ Chính trị cần có chủ trương chung về nhận thức và giải pháp đối với vấn đề “hiện tượng tôn giáo mới”. Trên cơ sở đó chính phủ, các cơ quan quản lý Nhà nước xác định tiêu chí, phân loại cụ thể đối với từng loại hình “tôn giáo mới”, “đạo lạ” để có chính sách, biện pháp giải quyết phù hợp. Đối với một số đạo lạ là tà đạo, căn cứ vào Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và các nghị định hướng dẫn các cấp chính quyền cần có văn bản chỉ đạo nghiêm cấm hoạt động. Xử lý nghiêm các đối tượng cầm đầu lợi dụng danh nghĩa tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động tôn giáo trái pháp luật, thu lợi bất chính, tuyên truyền mê tín dị đoan, gây mất ổn định an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội; gây chia rẽ đoàn kết dân tộc. Hệ thống chính trị các cấp cần tập trung quán triệt và triển khai thực hiện tốt các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo và công tác tôn giáo; tuyên truyền, phổ biến đến mọi tầng lớp nhân dân hiểu và chấp hành đúng. Quan tâm tới phát triển kinh tế
môi trường văn hóa lành mạnh. Chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ cộng đồng dân cư (làng, bản, thôn, xóm, tổ dân phố) xây dựng và thực hiện được hương ước, quy
ước nếp sống văn hóa mới. Đề nghị cấp uỷ, chính quyền địa phương quan tâm tới
bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo. Cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) tuỳ đặc điểm cụ thể mà có thể bố trí cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm công tác tôn giáo, xác định rõ chức năng và nhiệm vụ cụ thể. Đặc biệt chú ý xây dựng đội ngũ cốt cán tôn giáo có nghiệp vụ, có trách nhiệm cao, nhanh chóng nắm bắt những nơi có hoạt động của nhóm phái tôn giáo mới, đạo lạ, tà giáo báo cáo cơ quan chức năng để kịp thời có biện pháp chỉ đạo, giải quyết. Thực hiện tốt công tác vận động quần chúng.
2. Đảng và Nhà nước cần sớm có quan điểm, chủ trương, chính sách đối với các vấn đề tôn giáo mới để có cơ sở pháp lý cho việc giải quyết của các địa phương. Trên thực tế, một số “hiện tượng tôn giáo mới” đã xuất hiện khá lâu (trên dưới 20 năm), mặc dù chính quyền địa phương kiên quyết đấu tranh dẹp bỏ, song vẫn mặc nhiên tồn tại. Kinh nghiệm giải quyết vấn đề Tin Lành trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Bắc và Tây Nguyên cho thấy: sau nhiều năm đấu tranh loại bỏ song tình hình Tin Lành vẫn phát triển và diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, sau khi có Chỉ thị 01 của Thủ tướng Chính phủ đã cơ bản ổn định tình hình, đưa hoạt động của tôn giáo này đi vào chịu sự quản lý của chính quyền.
3. Cần có chương trình nghiên cứu một cách cơ bản, tổng thể nhằm đáng giá một cách toàn diện, khách quan, khoa học đối với “hiện tượng tôn giáo mới” để có chính sách phù hợp. Khác với Tin Lành là tôn giáo có hệ thống giáo lý, giáo luật rõ ràng và khá ổn định, các “hiện tượng tôn giáo mới” rất phức tạp về nguồn gốc ra đời, giáo lý sơ sài, hỗn tạp, nghi lễ có sự vay mượn nên rất khó xác định từng hiện tượng. Do đó, cần có chương trình nghiên cứu một cách cơ bản, tổng thể nhằm đáng giá một cách toàn diện, khách quan, khoa học đối với hiện tượng tôn giáo trên cơ sở đó phân loại từng hiện tượng cụ thể để có biện pháp giải quyết phù hợp. Đối với những “hiện tượng tôn giáo mới” đã có thời gian tồn tại lâu dài, có số lượng tín đồ đông, phạm vi ảnh hưởng rộng, hoạt động ổn định, có giáo lý, giáo luật không trái với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa dân tộc, không trái với chính sách, pháp luật, ảnh hưởng đến khối đoàn kết dân tộc, chống phá chế độ
cần có biện pháp quản lý phù hợp theo chính sách pháp luật. Cần kiên quyết loại bỏ các tà giáo tuyên truyền chống phá chế độ, làm mất trật tự công cộng, mê tín dị đoan, đi ngược lại lợi ích, truyền thống dân tộc, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
4. Phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân vùng đồng bào nơi xuất hiện các tôn giáo mới, đặc biệt là những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, quan tâm giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc đang đặt ra hiện nay ở nước ta. Trước hết, cần tập trung phát triển kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần cho nhân dân. Phải tập trung quan tâm giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc đang đặt ra hiện nay, như: vấn đề việc làm, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục đào tạo, các nhu cầu về sinh hoạt văn hoá - văn nghệ, thể dục thể thao…Quan tâm tới đời sống tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo của quần chúng, có sự định hướng phù hợp với tâm thức truyền thống của dân tộc. Kiên quyết đấu tranh có hiệu quả với các tệ nạn xã hội như tham ô, tham nhũng, mại dâm, ma tuý, tội phạm… Đây chính là nguy cơ đang trực tiếp làm xói mòn niềm tin của quần chúng nhân dân vào cuộc sống thực tại, thách thức những giá trị truyền thống văn hoá, đạo đức tốt đẹp của dân tộc, gây hoang mang, lo lắng, mất niềm tin trong quần chúng nhân dân.
5. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo, tín ngưỡng. Tạo điều kiện thuận lợi cho các sinh hoạt tôn giáo bình thường của các tín đồ tôn giáo đã được Nhà nước công nhận hoạt động. Phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước thừa nhận về tư cách pháp nhân tích cực vận động chức sắc, tín đồ đấu tranh chống những “hiện tượng tôn giáo mới” cực đoan, làm lành mạnh đời sống sinh hoạt tôn giáo. Phát hiện sớm và kịp thời có biện pháp xử lý kiên quyết, dứt điểm các hiện tượng mới nảy sinh. Xử lý các vấn đề nảy sinh trong tín ngưỡng, tôn giáo. Trước hết, cần thống nhất nhận thức về tín ngưỡng, tôn giáo, công tác tôn giáo và quan điểm xử lý các vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, làm cho mọi người dân thấy rằng, đổi mới quan điểm, chính sách, quan hệ với các tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những đổi mới quan trọng của quá trình đổi mới toàn diện đất nước.
nảy sinh trong tín ngưỡng, tôn giáo để chủ động xử lý, không để bùng phát thành “điểm nóng”, ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự xã hội và quan hệ quốc tế, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Nếu đã nảy sinh các vụ, việc về tín ngưỡng, tôn giáo thì chủ động xử lý tại cơ sở, không để lây lan trên diện rộng. Phải hình thành tư tưởng “chủ động trong công tác tôn giáo”.
6. Thống nhất quan điểm, phối kết hợp đồng bộ giữa chính quyền các cơ quan chức năng với các đoàn thể nhân dân dưới sự chỉ đạo của cấp uỷ Đảng để giải quyết vấn đề tôn giáo mới. Bám sát địa bàn, vận động thường xuyên, liên tục, phân công cốt cán trong các đoàn thể theo dõi, giúp đỡ người theo “hiện tượng tôn giáo mới” và gia đình họ. Cần phải có sự thống nhất về quan điểm, chủ trương chỉ đạo; thống nhất trong biện pháp xử lý giải quyết. Hết sức lưu ý tránh sơ hở để các phần tử xấu, các thế lực thù địch lợi dụng tuyên truyền, kích động.
7. Tăng cường công tác vận động quần chúng, phát huy vai trò của chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân ở cơ sở trong công tác đối với “hiện tượng tôn giáo mới”.
Tiểu kết chương 4
Trên cơ sở xu hướng vận động, những vấn đề đặt và một số khuyến nghị, khi xem xét “hiện tượng tôn giáo mới” có thể cụ thể hóa bằng những giải pháp toàn diện đối với từng trường hợp cụ thể. Cần xác định đây không chỉ là vấn đề mê tín dị đoan, “tà đạo”, “đạo lạ”, “hiện tượng tôn giáo mới”, tìm cách ngăn cấm mà cần nhìn nhận đó là vấn đề mang tính xã hội. Do đó, giải quyết vấn đề này cần đặt trong tổng thể các vấn đề mang tính vĩ mô của cả nước nói chung và những địa phương cụ thể mà “hiện tượng tôn giáo mới” đang hoạt động nói riêng. Đó là giải quyết các vấn đề cụ thể tập trung một số nhóm giải pháp cơ bản sau:
Một là, giải pháp tuyên truyền: Làm tốt công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về dân tộc, tôn giáo; cần đổi mới, mở rộng cả về nội dung và đối tượng tuyên truyền. Cần nghiên cứu kỹ nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng và đời sống kinh tế của người dân theo “hiện tượng tôn giáo mới” ở từng địa phương để có nội dung tuyên truyền đúng theo các chính sách về tôn giáo, về phát triển kinh tế, xã hội cho phù hợp, đạt hiệu quả thiết thực.
Hai là, giải pháp phát triển kinh tế: Thực hiện nghiêm túc chủ trương của Đảng, Nhà nước về các chính sách cho người dân ở khu vực có các “hiện tượng tôn giáo mới” đang phát triển. Cần quan tâm và đầu tư cho cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất đảm bảo đời sống kinh tế của nhân dân. Đầu tư, phát triển về văn hóa giáo dục, y tế, an sinh xã hội và cung ứng dịch vụ công, để người dân nơi đây được thừa hưởng sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội.
Ba là, giải pháp dân tộc: Cần có chính sách bảo tồn, khôi phục, phát huy các giá trị và hoạt động văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống; làm nơi giải trí và sinh hoạt cộng đồng cho nhân dân. Tránh để nhân dân không có nơi sinh hoạt và bị lôi kéo theo các hiện tượng tôn giáo mới.
Bốn là, giải pháp tôn giáo: “ hiện tượng tôn giáo mới” là một hiện tượng xã hội, có nguồn gốc phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau và đang lôi kéo được một nhóm người nhất định trong xã hội tham gia, do đó giải pháp về tôn giáo ở các khu vực có các hiện tượng này cần được coi trọng. Các địa phương cần đánh giá lại tình hình tôn giáo và sinh hoạt tôn giáo ở đây, những thuận lợi và khó khăn, tìm hiểu nguyện vọng tôn giáo của nhân dân để làm căn cứ tham mưu cho các cấp quản lý, chính quyền giải quyết “sớm” nhu cầu chính đáng của nhân dân. Tránh để những nhu cầu tôn giáo thuần túy chậm được giải quyết, gây bức xúc cho tín đồ và chức sắc. Tuyên truyền cho nhân dân và những người theo “hiện tượng tôn giáo mới” hiểu rõ bản chất của hiện tượng này. Động viên giúp đỡ, hướng dẫn những người bỏ “hiện tượng tôn giáo mới” quay về để họ không tự ti mặc cảm và tổ chức lại cuộc sống. Những hoạt động vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân lợi dụng “hiện tượng tôn giáo mới” cần xứ lý nghiêm và dứt điểm./.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh hiện nay, đất nước đang bước vào thời kỳ đổi mới, mở cửa và hội nhập. Là khu vực có truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời, đồng bằng Bắc Bộ với những giá trị văn hóa truyền thống phong phú, đa dạng của các tỉnh thành trong khu vực, những giá trị văn hóa vật thể và giá trị văn hóa phi vật thể cần được bảo tồn và phát huy, trong đó có giá trị văn hóa tôn giáo. Sự xuất hiện ngày càng nhiều những “hiện tượng tôn giáo mới” cho thấy một nghịch lý ở khu vực này nói chung và nhiều nơi khác trong cả nước nói riêng. Đó là, xã hội càng hiện đại, khoa học kỹ thuật càng tiên tiến thì tôn giáo lại phát triển mạnh và ngày càng xuất hiện nhiều “hiện tượng tôn giáo mới”. Chính điều này đã gây ra rất nhiều tác động bao gồm cả tích cực và tiêu cực đến đời sống xã hội.
Là trung tâm chính trị, văn hóa của cả nước. Sự xuất hiện các “hiện tượng tôn giáo mới” ở đồng bằng Bắc Bộ cũng gây ra nhiều tác động dẫn tới sự khó khăn trong quản lý xã hội, đặc biệt là công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo. Các tôn giáo mới xuất hiện ở khu vực này như Long Hoa Di Lặc; đạo Baha’i; Ngũ Tuần nói tiếng lạ; Ngọc Phật Hồ Chí Minh; Thanh Hải Vô Thượng Sư; đạo Bạch; Hội Thánh các địa phương; đạo Thầy Ty (Chân Không). Phật giáo Thảo đường, Chi bộ Đảng Cộng sản Tâm Đức - Chí Tài, Mormon, Đức Mẹ Thiên Nga cứu thế, Pháp Môn Diệu Âm… Trong một chừng mực nào đó có những tôn giáo góp phần bảo lưu và giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa dân tộc, có những “hiện tượng tôn giáo mới” đa dạng.
Hiện tượng tôn giáo mới ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay khá phức tạp, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình an ninh, chính trị, xã hội. Ở Việt Nam nói chung và đồng bằng Bắc Bộ nói riêng, những thách thức về mặt pháp lý từ các hiện tượng tôn giáo mới luôn đặt ra, khi những văn bản pháp luật của Nhà nước quy định về tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay rất khó cho các hiện tượng tôn giáo mới được đăng ký sinh hoạt tôn giáo. Dù không được phép, nhưng thực tế các hiện tượng tôn giáo mới vẫn hoạt động theo nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Chính vì vậy, vấn đề quản lý Nhà nước về tôn giáo đối với các hiện tượng tôn giáo mới là không hề đơn giản. Đặc biệt hơn nữa, thời gian gần đây, các hiện tượng tôn giáo mới nổi lên
“như nấm sau mưa” ở miền Bắc nói chung, trong đó khu vực đồng bằng Bắc Bộ là trung tâm. Sự “trỗi dậy” của các hiện tượng tôn giáo mới lại luôn biến đổi và gắn với những vấn đề chính trị xã hội đương đại để thu hút quần chúng, tranh thủ tín đồ với các tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống.
Các xu hướng biến đổi của hiện tượng tôn giáo mới trong thời gian tới với nội dung giáo lý, kinh sách được truyền bá theo những phương thức hiện đại như băng đĩa, Internet, các tài liệu photo copy,.. phát tán với tốc độ nhanh, mở rộng địa bàn truyền bá vào mọi tầng lớp nhân dân, nhanh nhạy trong việc sử dụng “chiêu bài” chống tiêu cực xã hội, núp dưới ngọn cờ của chính nghĩa, công bằng xã hội, chống lại những mặt trái của kinh tế thị trường, phê phán tham nhũng, đả phá, xuyên tạc các tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống… Sự phát triển của các hiện tượng tôn giáo mới hiện nay theo những chiều kích căn bản khác nhau, trong đó tập trung ở các hướng chính như: hướng đến phương diện cá nhân, điển hình cho xu thế tôn giáo cá thể đang phát triển trong thị trường tôn giáo hiện nay, góp phần giải thoát một phần bế tắc của xu hướng giải thể các thể chế tôn giáo lớn. Hoặc là, hướng đến việc đáp ứng nhu cầu dân chủ trong lựa chọn tôn giáo, trong sinh hoạt tôn giáo của con người hiện đại. Bên cạnh đó, sự phát triển của hiện tượng tôn giáo mới cũng không tách ra khỏi xã hội, ngược lại, chúng tồn tại vừa như thách thức xã hội nhưng đồng thời cũng tạo ra những hiệu ứng mới mẻ về tôn giáo xã hội. Sự xuất hiện của những hiện tượng tôn giáo mới đưa đến sự thay đổi niềm tin tôn giáo của dân chúng và hình thành thị trường tôn giáo đó là một nhu cầu phát triển tất yếu, khách quan.
Đối với các tỉnh thành vùng đồng bằng Bắc Bộ, sự phát triển của các hiện tượng tôn giáo mới không chỉ phản ánh nhu cầu tâm linh đang thay đổi của xã hội mà còn phản ánh quá trình phát triển, biến đổi của tồn tại xã hội. Sự thích ứng của xã hội cổ truyền miền Bắc với cái nôi của nền văn hóa truyền thống là vùng đồng