Thực trạng “hiện tượng tôn giáo mới” nội sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hiện tượng tôn giáo mới ở một số tỉnh đồng bằng bắc bộ hiện nay luận án TS triết học 62 22 03 02 (Trang 90 - 109)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng “hiện tượng tôn giáo mới” ở một số tỉnh thành đồng Bằng

3.2.1. Thực trạng “hiện tượng tôn giáo mới” nội sinh

Trong chương này, tác giả sử dụng khung lý thuyết xã hội học và thực thể tôn giáo, chọn mẫu và khảo sát, nghiên cứu tại các tỉnh Hà Nội, Hải Dương, Nam Định, Hải Phòng cho thấy, tại đây có nhiều hiện tượng tôn giáo mới. Theo điền dã của chúng tôi, riêng tại Hà Nội có khoảng 19 hiện tượng tôn giáo mới, còn ở Hải Dương có khoảng 10 hiện tượng tôn giáo mới đang hoạt động. Các tỉnh như Nam Định, Hải Phòng cũng có khoảng 8 - 9 hiện tượng tôn giáo mới đang hoạt động. Các tôn giáo mới ở những tỉnh này vừa có nguồn gốc xuất hiện tại địa phương lại vừa được du nhập từ nơi khác tới.

Để có bức tranh chung và nhìn nhận có hệ thống, luận án phân tích đặc điểm quy mô tín đồ, địa bàn hoạt động và đặc điểm về kinh sách, nghi lễ của hiện tượng tôn giáo mới ở các tỉnh thuộc đồng Bằng Bắc Bộ hiện nay theo hai tuyến: hiện tượng tôn giáo mới xuất hiện tại chỗ và hiện tượng tôn giáo mới du nhập từ vùng khác vào. Cũng cần nói thêm, chúng tôi chỉ chọn các hiện tượng tôn giáo mới tiêu biểu, có những tác động đáng kể đối với đời sống của người dân ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Đặc biệt chú ý đến một số mẫu tiêu biểu là: Long Hoa Di Lặc, Nhóm Ngọc Phật Hồ Chí Minh, Thanh Hải Vô Thượng Sư và Pháp Luân Công.

1) Long Hoa Di Lặc

Long Hoa Di Lặc còn có tên gọi là Long hoa Chính Pháp, Long Hoa Tam Hội. Đây là hiện tượng xuất hiện vào khoảng nửa cuối thế kỷ XX. Bắt đầu từ những năm 1980, Long Hoa Di Lặc đã xuất hiện và phát triển mạnh ở miền Bắc sớm nhất là ở các tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương. Trong đó, tại Hải Phòng, địa bàn đầu tiên và nơi hoạt động chủ yếu của Long Hoa Di lặc là huyện Vĩnh Bảo, Nông Xá và Ngô Quyền. Lúc cao điểm ở Hải Dương vào năm 2000 có khoảng 400 người theo ở hơn 10 xã thuộc các huyện khác nhau. Trong khi ở Hà Nội, nơi phát triển mạnh ban đầu là huyện Sóc Sơn, Đông Anh. Hiện nay Long Hoa Di Lặc đã có mặt ở 5 trong số 29 quận-huyện của thành phố Hà Nội với khoảng 1.000 người theo[4; tr.25]. So với những năm cuối 1990 thì hiện tượng Long Hoa Di Lặc hiện nay đã sụt giảm đi nhiều. Đối với tỉnh Hải Dương, Long Hoa Di Lặc được truyền vào từ năm 1991 - 1992, điểm đầu tiên xuất hiện "Long Hoa Di Lặc" là ở xã Kim Khê, xã Kim Lương huyện Kim Thành, với tổng số 45 người tham gia; sau đó tại các huyện: Thanh Miện, Tứ Kỳ, Thanh Hà, thành phố Hải Dương xuất hiện "Long Hoa Di Lặc" (theo nhánh "Long Hoa Di Lặc " của bà Ân và Cẩm Giàng xuất hiện "Long Hoa Di Lặc" (theo nhánh "Long Hoa Di Lặc" của bà Minh). Cho đến nay đã có 24 điểm thuộc 13 xã, 8 huyện, thành phố của Hải Dương có sự xâm nhập và phát triển của “hiện tượng tôn giáo mới” này, lúc cao điểm Hải Dương có 405 người tin theo, trong đó 33 là cốt cán (chủ trì) [4; tr.27].

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây theo tư liệu điền dã của chúng tôi, Long Hoa Di Lặc thuyên giảm rõ rệt, nguyên nhân một phần cũng do trước năm 2000, Long Hoa Di Lặc từng tuyên truyền tới năm 2000 sẽ là ngày tận thế và ai theo Đức Di Lặc sẽ được cứu thoát. Nhưng tới năm 2000 đã chứng tỏ lời tuyên truyền đó không đúng [Tư liệu điền dã tại xã Vân Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội, ngày 1tháng 5 năm 2014].

Thành phần người theo Long Hoa Di Lặc chủ yếu là phụ nữ. Qua khảo sát

điều tra xã hội học về Long Hoa Di Lặc tại Hà Nội, Hải Phòng và Hải Dương cho thấy, có tới hơn 60% số người theo là phụ nữ và ở độ tuổi trung niên từ khoảng 40-65 tuổi. Đại đa số những người này đều có nghề nghiệp chủ yếu là nông dân,

trình độ văn hóa thấp[Số liệu tổng hợp điền dã tháng 4, 6, 7 và tháng 9 năm 2014 tại Chí Linh (Hải Dương), Xuân Trường (Nam Định) và Ứng Hòa (Hà Nội)].

Kinh sách quan trọng của Long Hoa Di Lặc gồm “Di Lặc cứu Kiếp”, “Văn Lệnh Chỉ”. Nội dung chủ yếu tuyên truyền rằng: Phật Di lặc sẽ giáng thế dưới gốc cây Long Hoa, giáo hóa cho những người chưa được Phật Thích Ca cứu độ. Đồng thời, tuyên truyền rằng khi bước sang thế kỷ XXI, Phật, Trời và các thánh thần sẽ thay đổi. Khi Đức Phật Thích Ca không còn điều khiển trần gian nữa thì sẽ có Đức Phật Di Lặc và Đức Ngọc Phật Hồ Chí Minh đảm nhiệm. Kinh sách của Long Hoa Di Lặc hiện nay cũng đề cao vai trò của Hồ Chủ Tịch và xem người là một trong ba vị Phật, dưới quyền Di Lặc và cùng Di Lặc trị vì chúng sinh thay Phật Thích Ca.

Đối tượng và các mô thức thờ cúng của Long Hoa Di Lặc

Đối tượng thờ cúng của Long Hoa Di Lặc rất đa dạng. Bàn thờ của người theo hiện tượng tôn giáo mới này thường đặt ở vị trí trang trọng trong nhà và được bài trí như sau:

Giáo chủ Di Lặc Tôn Phật

HỒ CHÍ MINH QUAN ÂM BỒ TÁT Cây Bồ đề (tượng trưng nơi Phật thành đạo)

Phía dưới bàn thờ có đặt hoa và nhiều chai đựng nước trắng được tin có thể dùng để chữa bệnh. Ngoài ra, Long Hoa Di Lặc còn thờ cả các vị anh hùng dân tộc, các danh nhân như Trần Hưng Đạo, Lê Thánh Tông, Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Minh Khai [70;tr.24].

Bên cạnh đó cũng có thể có cách bài trí thờ phụng theo hai mô thức sau:

Mô thức 1:

Hàng trong: Thờ ảnh (hoặc tượng) Phật Di Lặc ở chính giữa, 2 bên thờ ảnh (hoặc tượng) Hồ Chủ tịch (thời kỳ đầu không có mà sau này mới thờ) ảnh các anh hùng dân tộc hoặc danh nhân, danh tướng (Trần Hưng Đạo, Lê Thánh Tông, Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Minh Khai), ảnh hoặc tượng Quan Thế Âm Bồ Tát.

Hàng ngoài: Bát hương có hình đài sen, đặt ở giữa, 2 bên là rượu, nước Hoa quả tươi, đèn nến.

Trên tường treo quốc kỳ, cờ thần và một vài khẩu hiệu ("Đảng cộng sản Đông Dương muôn năm", "Cộng đồng thế giới muôn năm", "Tổ quốc ghi công các anh hùng liệt sĩ").

Mô thức 2:

Hàng bên trong: Phật Di Lặc

Hàng giữa: Hồ Chủ Tịch, Quan Thế Âm Bồ Tát. Hàng ngoài: Rượu, nước, hoa quả, bát hương, đèn nến.

Một ngày những người theo Long Hoa Di Lặc sẽ hành lễ theo kiểu quỳ mỗi ngày 3 lần trước ban thờ theo ba buổi sáng sớm, trưa và tối để đọc kinh và các bài cầu khấn và đốt hương 24/24h. Các ngày lễ quan trọng của Long Hoa Di Lặc vào ngày 1, 15 âm lịch và các ngày kỷ niệm lớn của quốc gia, như: 1/5, 19/5, 2/9. Lễ phục khi dự lễ, hành hương của người già là màu vàng, trung niên màu xanh và thanh niên mặc quần hồng đào [4;tr.40-41].

Về lễ nghi, khi hoạt động tập trung dự lễ ở các lễ hội hoặc tụ tập sinh hoạt nhân các ngày lễ của "đạo" các "tín đồ" thường đóng góp tiền, dành một phần công đức vào đền chùa - nơi có lễ hội rồi thụ lộc cùng nhân dân ở đó hoặc dùng quỹ hay tiền đóng góp tổ chức ăn uống tập thể. Long Hoa Di Lặc khuyên "tín đồ" ăn chay, không dùng thuốc chữa bệnh mà dùng "thuốc Phật" (nước thánh). Tuy nhiên, những người cốt cán thì thực hiện chay trường, còn những "tín đồ" khác thì thường chỉ giữ chay trong các ngày lễ và khi sinh hoạt tập trung.

2) Thánh Minh vì tình dân tộc (Ngọc Phật Hồ Chí Minh)

Hiện tượng này do bà Nguyễn Thị Lương sinh năm 1947 tại huyện An Lão, Hải Phòng sáng lập ra vào năm 1990. Sau một thời gian bị bệnh, bà Lương tự xưng mình là “Di Đà giáng thế” để xuống trần sửa đạo Phật của Thích Ca Mâu Ni, giúp nhân dân thực hiện đúng đạo. Đồng thời, bà cho rằng mình được “ăn lộc” của Bác Hồ nên đã tự khỏi bệnh. Sau đó, bà Lương sáng tác nhiều thơ, văn vần để tuyên truyền về hiện tượng tôn giáo mới “Ngọc Phật Hồ Chí Minh”. Ban đầu có hai người cùng trợ giúp bà Lương để sao chép, photo các tài liệu tuyên truyền gửi đi nhiều tỉnh, trong đó có nhiều địa phương ở vùng đồng bằng Bắc Bộ như: Hải Phòng, Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên, Nam Định. Đến nay, hiện tượng

Ngọc Phật Hồ Chí Minh do bà Lương sáng lập đã phát triển tại 15 tỉnh, thành phố, chủ yếu từ Hà Tĩnh trở ra. Riêng tại Nam Định hiện nay có khoảng hơn 100 người theo, chủ yếu tập trung ở một số huyện như: Hải Hậu, Xuân Trường, Nam Trực, Ý Yên. Đa số họ là những người cao tuổi, sống độc thân, bị bệnh tật, còn có một số là đảng viên, người lao động tự do và làm ruộng [119; tr.4 – 21].

Tài liệu kinh sách của hiện tượng Ngọc Phật Hồ Chí Minh do bà Lương tự sáng tác được viết dưới dạng văn xuôi, thơ lục bát. Trong đó tập sách tự in quan trọng nhất là “Bác dâng hương đền ơn người dựng, giữ nước Việt Nam” gồm 14 bài thơ, văn vần như: “Bản danh sách người Việt Nam được toàn dân đăng hương đền ơn trả nghĩa muôn năm”, “Đền ơn lãnh tụ Hồ Chí Minh” với 110 câu thơ lục bát, “Đền ơn Vua Hùng dựng nước” với 20 câu thơ lục bát, “Đền ơn đức Vua Bà Trưng Trắc”, “Đền ơn Vua Đinh, tiền Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn”, “Đền ơn tướng binh đuổi giặc từ thời Trưng Trắc đến Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh”, “Đền ơn khởi nghĩa chống Thực dân Pháp”, “Đền ơn liệt sĩ”, “Đền ơn thương binh”, “Đền ơn người nuôi Việt Minh”, “Đền ơn người có bảng vàng danh dự”, “Đền ơn cha

mẹ liệt sĩ”, “Đền ơn vợ liệt sĩ thủy chung”. (Được thể hiện rõ trong ba tôn chỉ:

Xem phụ lục số 1: Ba tôn chỉ mục đích của Ngọc Phật Hồ Chí Minh và nội

dung kinh sách)

Hiện tượng tôn giáo mới này quy định 5 điều cấm kỵ: cấm tất cả các loại tiền vàng âm phủ, tiền giả bằng giấy để cúng; cấm bói toán, trình đồng, mở phủ hầu bóng, gọi hồn; cấm cúng cầu bằng lễ mặn, chỉ ngày giỗ, tết được cúng nhưng phải xin Phật, các quan, thần rồi mới được cúng; cấm viết chữ Hán trong việc tấu sớ, viết bài vị cốt hiệu bát nhang, bùa chỉ viết ở những nơi thờ cúng lớn như chùa, đền, đình, nơi thờ các vị anh hùng có công với nước; trước năm 2000, chưa giao ban khai quang mọi nhà, mọi nơi, không được thắp hương cúng lễ vào ban đêm.

Về cơ sở thờ tự để người theo Ngọc Phật Hồ Chí Minh thực hành các nghi lễ thường là ở hai địa điểm: nhà bà Lương và tại gia đình. Lễ nghi được tiến hành vào các ngày kỷ niệm lớn của dân tộc như 19/5 (ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh), 27/7 (ngày thương binh liệt sỹ), 2/9 (ngày Quốc khánh nước Việt Nam); ngoài ra còn có ngày rằm, mùng một hằng tháng. Lễ nghi thờ cúng tại gia về cơ bản không khác với nghi lễ thờ cúng tổ tiên.

Ban thờ của Ngọc Phật Hồ Chí Minh tại nhà bà Lương được bài trí như sau: chân dung Hồ Chủ tịch đặt chính giữa phía trên bàn thờ; hai bên là cờ đỏ sao vàng và cờ búa liềm, ở phía dưới bên trái chân dung là một bảng ghi “Tôn thờ kính lễ Đức Thánh Hòa Thượng Hùng Vương và các Đức Thánh”; ở phía dưới bên phải là một bảng ghi “Tôn thờ kính lễ vong linh tướng binh đuổi giặc dựng giữ nước Việt Nam được hiển thánh hoàng thiên”. Phía trên chân dung có câu đối “Ái Quốc vô song thiên hạ kinh/ Chí Minh bất diệt thế gian tôn”, hai bên cờ có hai câu đối “Tổ quốc ghi công Người vì nước/ Người dân đền đáp bằng tôn nghiêm” và “Hồn vì nước muôn đời tố hảo/ Tâm dân hiền hiếu thảo dâng hương”. Trên bàn thờ có ba bát hương, đèn nến và nhiều lọ hoa.

Trong khi tại gia đình, người theo Ngọc Phật Hồ Chí Minh lập bàn thờ trên đó chân dung Hồ Chủ tịch đặt chính giữa phía trên; hai bên là cờ đỏ sao vàng và cờ búa liềm, ở phía dưới bên trái chân dung một bảng ghi “Tôn thờ kính lễ Phật Thánh là vong hồn người dựng giữ nước”; ở phía dưới bên phải là một bảng ghi “Tôn thờ thần hoàng bản thổ là tiên tổ ông cha nội ngoại”; hai bên cờ có hai câu đối “Tổ quốc ghi công Người vì nước/ Muôn dân đền đáp bằng tôn nghiêm” và “Tiên tổ ông cha phần phúc đức/ Cháu con cùng gắng sức đền ơn”. Trên bàn thờ có ba bát hương, đèn nến và lọ hoa, đĩa đựng đồ cúng [ Tư liệu điền dã tại Hải Phòng ngày 27/7 và ngày 19/5 năm 2014].

Về đối tượng thờ cúng, Ngọc Phật Hồ Chí Minh chia ra làm các cấp bậc cao thấp khác nhau. Trong đó cao nhất là ”Vua Hùng” gồm 8 vị vua đứng đầu đuổi giặc ngoại xâm từ Trưng Trắc tới Hồ Chí Minh. Những người có công lớn này được thờ ở cả 5 cấp từ xã, phường đến trung ương. Ở cấp thấp hơn là những người có công tham gia kháng chiến được thờ.

Hiện tượng này đặt ra một số quy định về ”nghi lễ” như: tại đền thờ những người dựng nước, giữ nước, và các ngày rằm hàng tháng, mọi người phải đội khăn tang màu vàng, đến khoanh tay cúi chào để đa tạ công đức và đọc bài ngợi ca công đức. Trong khi tại đền làng, thờ tổ tiên đến 9 đời con cháu nối tiếp trở lên, đến mồng một hàng tháng, mọi người cũng phải tới hành lễ để trả nghĩa công ơn tổ tiên. Còn đối với đền thờ họ có 8 đời con cháu nối tiếp nhau trở xuống thì không được làm lễ vào ngày mồng một và ngày rằm mà chỉ làm vào ngày giỗ.

Theo điền dã, chúng tôi nhận thấy ở Hải Dương, Ngọc Phật Hồ Chí Minh xuất hiện từ năm 1994 tại thị trấn Sao Đỏ - Chí Linh, người chủ trì là bà Phạm Thị Xuyến. Sau đó tiếp tục lan truyền tới 11 xã thuộc 5 huyện (Chí Linh, Tứ Kỳ, Kinh Môn, Kim Thành, Ninh Giang), lúc cao điểm có 2.262 người tin theo (Riêng xã Tân Kỳ, Tứ Kỳ có 1.426 người ghi danh), số lượng cốt cán là 38 người. Tiếp đến năm 2002 đến nay, được truyền bá đến Kiến Quốc, Ninh Giang và nhiều quận, huyện khác trên địa bàn tỉnh [Tư liệu điền dã tại Hải Dương ngày 27/7 và ngày 19/5 năm 2014].

Tại Hải Phòng, hiện nay Ngọc Phật Hồ Chí Minh cũng vẫn phát triển và có nhiều chuyển biến ở các quận, huyện như Kiến An, Đồ Sơn, An Lão, Hải An, Ngô Quyền và Vĩnh Bảo, Kiến Thụy, Tiên Lãng…

Tại Nam Định, phát triển ở Thành phố Nam Định và một số huyện như Trực Ninh, Cổ Lễ, Nghĩa Hưng…

Còn tại Hà Nội, Ngọc Phật Hồ Chí Minh phát triển ở Gia Lâm, Long Biên, Thanh Trì, Hà Đông, Sóc Sơn, Đông Anh… Hà Tây cũ (nay là Hà Nội) có khi cao điểm khoảng 3.000 người theo [Tư liệu điền dã tại Hà Nội ngày và ngày 19/5 năm 2015].

Ngoài ra, một số tỉnh ở đồng bằng Bắc Bộ như Thái Bình người theo Ngọc Phật Hồ Chí Minh cũng xây điện thờ để tuyên truyền, vận động người đến cúng lễ, xem bói lấy tiền, lúc cao điểm ở Thái Bình số lượng tín đồ lên tới 129 người [Tư liệu điền dã tại Thái Bình ngày và ngày 27/7 năm 2015]. Nhìn chung Ngọc Phật Hồ Chí Minh có nhiều thành phần tin theo: Giáo viên, cán bộ về hưu, cá biệt ở Thái Bình có bà Thoa là đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ (1999 - 2004), nhưng thành phần chủ yếu vẫn là những người có hoàn cảnh sống éo le, người bị ốm đau bệnh tật, người lao động nghèo, người có trình độ văn hoá thấp.

3) Hoàng Thiên Long (Tâm Linh Hồ Chí Minh)

Hiện tượng tôn giáo mới đang phát triển mạnh hiện nay ở đồng Bằng Bắc Bộ đó là nhóm Hoàng Thiên Long hay còn gọi theo tên dân gian là “đạo bà Điền”, “Tâm linh Hồ Chí Minh” ra đời vào năm 2001 do bà Nguyễn Thị Điền trú tại thôn Bài Lâm Hạ, xã Hồng Quang, huyện Ứng Hòa, Hà Nội sáng lập. Để giúp việc điều

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hiện tượng tôn giáo mới ở một số tỉnh đồng bằng bắc bộ hiện nay luận án TS triết học 62 22 03 02 (Trang 90 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)