Chương 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện ra đời và phát triển của “hiện tượng tôn giáo mới” ở đồng
3.1.3. Tâm thức của cư dân đồng bằng Bắc Bộ nói riêng và cư dân Việt nó
nói chung với tín ngưỡng, tôn giáo là đa phức, nên một bộ phận dễ tiếp nhận hiện tượng tôn giáo mới
Đồng thời với đặc điểm Bắc Bộ là cội nguồn văn hóa của các vùng Trung Bộ, Nam Bộ, và từ vùng đất cội nguồn này, văn hóa Việt phát triển ở mọi vùng
khác. Vai trò “hướng đạo” của vùng văn hóa Bắc Bộ cũng rất rõ, khi đặt trong tương quan với các vùng văn hóa khác.
Tâm thức của cư dân Việt Nam nói chung và đồng bằng Bắc Bộ nói riêng với tín ngưỡng, tôn giáo là đa phức, đa thần phổ biến. Với địa hình đa dạng và phong phú, thuộc vùng nhiệt đới gió mùa nên thiên nhiên vừa ưu đãi vừa luôn đặt con người trước những nguy cơ, thiệt hại nặng nề của thời tiết khắc nghiệt. Do đó, thường nảy sinh tâm lý sợ hãi dẫn đến nhu cầu cậy nhờ vào sự che chở của các lực lượng siêu nhiên. Tâm thức cư dân Việt Nam nói chung và vùng đồng bằng Bắc Bộ nói riêng có nhu cầu tâm linh cũng vô cùng phong phú, đa dạng. Lịch sử Việt Nam nói chung và vùng đất Bắc Bộ nói riêng là lịch sử dựng nước gắn liền với quá trình giữ nước, ý thức chống giặc ngoại xâm đã trở thành ý thức thường trực trong mỗi người dân và của dân tộc, những người có công lớn trong việc giúp dân, cứu nước được cả cộng đồng tôn sùng và đời đời thờ phụng. Trong tâm thức của người Việt luôn tiềm ẩn, chứa đựng đạo lý “uống nước, nhớ nguồn”. Điều đó thể hiện rất rõ trong đời sống, sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của họ. Chính vì vậy họ thần thánh hóa các anh hùng dân tộc. Việc thờ cúng các anh hùng tiên liệt (Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, sau này là Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp…) là truyền thống và nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt. Lợi dụng đặc điểm này các “giáo chủ” tôn giáo lấy họ làm bình phong để hợp pháp hóa tôn giáo mới của họ. Thực chất đây không phải là hiện tượng tôn giáo mới thờ Hồ Chí Minh. Vì trong kinh sách của họ không phản ánh điều này. Ví dụ Kitô giáo thờ Chúa, kinh sách là Kinh Thánh ghi lại “Lời Chúa”, Phật giáo Kinh sách là những lời Phật dạy. Tôn chỉ và nội dung kinh sách của Ngọc Phật Hồ Chí Minh người ta không thấy bài viết, bài nói chuyện của Người, ở đó pha tạp rất nhiều nội dung, mà những nội dung đều được “phóng tác” qua “trình độ, năng lực kém cỏi và hồn nhiên…” của “giáo chủ”.
Xét góc độ tâm lý, tâm thức tôn giáo cư dân Việt mang đặc điểm là tin theo nhiều hình thức tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau theo tâm lý “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, “Trống làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ”. Trong
ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Yếu tố này thể hiện rõ nét ở sự hội nhập trên điện thờ, chùa chiền, đền đài, miếu phủ. Ở đấy có thể thấy sự hiện diện của các thành thần, tiên phật của các tôn giáo chính và tín ngưỡng bản địa. Người ta không chỉ thờ phụng ở đình, chùa, am, miếu, ma còn khấn vái “tứ phương”, kể cả những gốc cây, mô đất, khúc sông… Tín ngưỡng, tôn giáo vùng đồng bằng Bắc Bộ là hòa đồng, đan xen, hỗ trợ lẫn nhau. Theo truyền thống chung của tôn giáo dân tộc “Tam giáo đồng nguyên”, “Ngũ chi hợp nhất”. Những tôn giáo độc thần như: Công Giáo, Tin Lành, Hồi Giáo du nhập vào nước ta nói chung, vùng đồng bằng Bắc Bộ nói riêng cũng như tôn giáo nội sinh (Cao Đài, Hòa Hảo) ít nhiều đều có tính đan xen, hòa đồng dung hợp với nhau với tín ngưỡng bản địa.
Đặc biệt, trong tâm thức cư dân người Việt nói chung và đồng bằng Bắc Bộ nói riêng luôn đề cao yếu tố nữ trong hệ thống tín ngưỡng, tôn giáo. Với người Việt và cư dân Bắc Bộ, suốt chiều dài lịch sử chống giặc ngoại xâm, người phụ nữ có vai trò quan trọng trong xã hội không chỉ vì họ gánh vác công việc nặng nề thay chồng nuôi con ở hậu phương mà còn xông pha trận mạc. Dù mẫu quyền được thay thế bởi phụ quyền từ lâu, nhưng tàn dư chế độ này còn kéo dài dai dẵng đến tận ngày nay. Hơn nữa, ở một xứ sở thuộc nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước, vốn coi trọng yếu tố âm - đất - mẹ, người mẹ biểu tượng cho ước muốn phong đăng, phồn thực; hình tượng của sự sinh sôi, nãy nở, sự trường tồn của giống nòi, sự bao dung của lòng đất. Vì vậy, một trong những đặc điểm đáng quan tâm trong tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam là truyền thống tôn thờ yếu tố nữ.
Điểm khác biệt nữa của tâm thức cư dân Việt Nam nói chung và cư dân Bắc Bộ trong đời sống tôn giáo, tín ngưỡng là thần thánh hoá những người có công với gia đình, làng, nước: Con người Việt Nam vốn có lòng yêu nước, trọn tình “uống nước, nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” nên tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam cũng thấm đượm tinh thần ấy.
Mặt khác, tín đồ các tôn giáo Việt Nam nói chung và đồng bằng Bắc Bộ nói riêng phầu đông là nông dân lao động. Vì vậy, tín đồ đến với tôn giáo ở cấp độ tâm lý, tình cảm; hiểu giáo lý không sâu sắc nhưng lại chăm chỉ thực hiện những nghi lễ tôn giáo và sinh hoạt cộng đồng tín ngưõng một cách nhiệt tâm, ít sùng tín,
những cũng có một số ngộ nhận, cả tin khi bị lợi dụng tôn giáo. Đây cũng là cơ sở lý giải cho việc họ dễ dàng tiếp nhận và tin theo các tôn giáo mới.
Tóm lại, vùng châu thổ Bắc Bộ là vùng đất lịch sử lâu đời của người Việt, nơi khai sinh của các vương triều Đại Việt, đồng thời cũng là quê hương của các nền văn hóa Đông Sơn, Thăng Long - Hà Nội. Đây là cái nôi hình thành văn hóa, văn minh Việt từ buổi ban đầu và hiện tại cũng là vùng văn hóa bảo lưu được nhiều giá trị truyền thống hơn cả. Trên đường đi tới xây dựng một nền văn hóa hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc, vùng văn hóa này vẫn có những tiềm năng nhất định. Đây cũng chính là những điều kiện, tiền đề cho sự ra đời, du nhập và phát triển của những hiện tượng tôn giáo mới trong nhiều tỉnh thành của vùng từ năm 1990 trở lại đây.