Chương 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
3.3. Tác động của “hiện tượng tôn giáo mới” tới đời sống ở một số tỉnh đồng
3.3.2. Tác động tới đời sống kinh tế
Đứng từ góc độ nghiên cứu Tôn giáo học, việc người theo hiện tượng tôn giáo mới nói riêng và người theo tôn giáo nói chung phải bỏ ra thời gian, tiền bạc hay của cải vật chất cho những thực hành tôn giáo của họ là điều đương nhiên.
Rõ ràng ở đây đã có một sự trao đổi “ngang giá” nhưng không phải đổi vật chất lấy vật chất. Từ phía xã hội và nhà quản lý cho rằng, người theo hiện tượng tôn giáo mới bỏ ra tiền của, thời gian của mình cho hoạt động tôn giáo và đạt được những sự thỏa mãn nhất định về những nhu cầu của họ, đó vừa là nhu cầu tâm linh nhưng cũng có tác dụng chữa lành bệnh tật. Theo khảo sát xã hội học của luận án, có tới 30,5% số người theo hiện tượng tôn giáo mới được hỏi trả lời họ thấy có chỗ dựa tinh thần, niềm tin, an tâm được phù hộ, độ trì, 47,0% tin khỏi bệnh và thấy mình sống có ích, được mọi người tôn trọng hơn khi tham gia các hoạt động của hiện tượng mà họ theo. Vì thế mà họ cảm thấy không tốn tiền, thời gian hay sức lực của mình [Kết quả xử lý số liệu điều tra do tác giả tổng hợp, trong các đợt khảo sát tại một số tỉnh thành vùng đồng bằng Bắc Bộ năm 2013 và 2015].
Bảng 3.4. Ý kiến của địa phương về tác động tích cực của đạo bà Điền và Ngọc Phật Hồ Chí Minh tại một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ
STT Lợi ích Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Chỗ dựa tinh thần, niềm tin, an tâm được phù hộ, độ trì
61 30,5
2 Tin khỏi bệnh tật, mạnh khỏe, vui vẻ 94 47,0
3 Được sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần 34 17,0
4 Thấy mình sống có ích, được mọi người tôn trọng
1 0,5
5 Không thấy lợi ích gì, sợ Thánh phạt nên phải theo
2 1,0
6 Lý do khác 8 4,0
Tổng 200 100,0
Còn từ phía bản thân tín đồ các tôn giáo mới, họ cũng khẳng định đạo của họ: Tạo niềm tin đúng đắn, ổn định trật tự xã hội (92,0%); Giáo dục lối sống, đạo đức, làm lành mạnh xã hội (96,0%); Bảo tồn và lưu giữ những giá trị văn hóa, bản
sắc dân tộc (86,0%); Cứu giúp con người, tiêu trừ tai ương, tật ách, bệnh tật (98,0%) [Kết quả xử lý số liệu điều tra do tác giả tổng hợp, trong các đợt khảo sát tại một số tỉnh thành vùng đồng bằng Bắc Bộ năm 2013 và 2015].
Bảng 3.5. Ý kiến của tín đồ về tác động tích cực của đạo bà Điền và Ngọc Phật Hồ Chí Minh tại một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.
STT Đóng góp của đạo cho xã hội và đất nước Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Tạo niềm tin đúng đắn, ổn định trật tự xã hội 184 92,0
2 Giáo dục lối sống, đạo đức, làm lành mạnh xã hội 192 96,0
3 Bảo tồn và lưu giữ những giá trị văn hóa, bản sắc dân tộc
172 86,0
4 Cứu giúp con người, tiêu trừ tai ương, tật ách, bệnh tật.
196 98,0
Không những thế khi tham gia hoạt động của hiện tượng tôn giáo mới có không ít người có hoàn cảnh khó khăn còn được trợ giúp về kinh tế thông qua các hoạt động từ thiện. Hơn nữa, nếu làm một phép so sánh cơ học giữa chi phí bỏ ra cho hoạt động của một số hiện tượng tôn giáo mới ở vùng đồng bằng Bắc Bộ hiện nay so với chi phí bỏ ra cho các hoạt động của một số tôn giáo truyền thống như Phật giáo, đạo Mẫu hay thờ cúng tổ tiên thì có vẻ một số hiện tượng tôn giáo mới cũng có phần giản lược, ít tốn kém hơn. Có rất ít phần trăm số người được hỏi (12,5%) trả lời họ thường đi lễ ở mức độ dưới 100.000 VNĐ, còn lại đại đa số 73%) trả lời số tiền mà họ bỏ ra là tùy tâm, có khí chỉ một vài nghìn đồng [Kết quả xử lý số liệu điều tra do tác giả tổng hợp, trong các đợt khảo sát tại một số tỉnh thành vùng đồng bằng Bắc Bộ năm 2013 và 2015].
Bảng 3.6. Ý kiến của tín đồ về mức tiền đóng góp cho các hoạt động của đạo bà Điền và Ngọc Phật Hồ Chí Minh tại một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ
STT Mức tiền đóng góp Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Tùy tâm 146 73,0 2 Dưới 100.000 đồng 25 12,5 3 Trên 100.000 đồng 20 10,0 4 Trên 500.000 đồng 9 4,5 Tổng 200 100,0
Sự giản lược, ít tốn kém ấy không chỉ ở chỗ, kinh phí bỏ ra để đi tới và thực hành tại địa điểm chính của hiện tượng tôn giáo mới không đáng kể, tần suất đi hành hương về địa điểm chính cũng ít với một năm họ chỉ đi vài lần, mà còn nằm ở ngay việc thực hành tôn giáo mới tại gia đình. Ở nhà họ thường có gì cúng nấy, đồ lễ cúng đơn giản. Điều này chắc hẳn sẽ không giống như việc họ theo đuổi một buổi lễ hầu đồng của đạo Mẫu hay là việc tổ chức cơm cúng, mời họ hàng trong thờ cúng tổ tiên.
“Chúng tôi thường chỉ đến điện thờ một vài lần trong năm, tiền xe đi lại chỉ
mất vài chục bạc, ăn uống thì tự mang đi. Tiền cúng cho điện thì tùy tâm chú ạ.
Còn ở nhà thì chỉ phải thờ đạo này thôi, chứ đi Mẫu, cúng giỗ tốn lắm”, chị
Ng.Th.H tại Điện Hoàng Thiên Long trả lời phỏng vấn sâu [Tư liệu điền dã, phỏng vấn sâu tại Ứng Hòa, Hà Nội, ngày 15/07/2014].
Như vậy, có thể thấy người theo hiện tượng tôn giáo mới đã phần nào được bù đắp lại khoản chi phí của họ đã bỏ ra. Hơn nữa, sự phấn trấn về tinh thần sẽ giúp cho họ có thêm động lực lao động sản xuất. Không chỉ thế, số kinh phí mà họ bỏ ra cho thực hành tôn giáo mới đôi khi còn giản lược và tiết kiệm hơn so với việc thực hành tôn giáo truyền thống, đặc biệt là trong môi trường vốn đa tôn giáo và các tôn giáo có mối liên hệ phức hợp như ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Một người bình thường không chỉ thờ cúng tổ tiên mà có khi họ còn theo cả Phật giáo, đạo Mẫu, đình, đền…Trong khi tới với hiện tượng tôn giáo mới, một hiện tượng đã gom nhiều vị thần vào một nơi, đã khiến họ cảm thấy chỉ cần theo hiện tượng đó dường như là đã đủ rồi. Và từ phía những người theo hiện tượng tôn giáo mới họ cũng cho rằng đạo mà họ đang theo không chỉ có ích cho bản thân mà cũng có ích cho xã hội.
Tuy nhiên, không ít người cầm đầu hiện tượng tôn giáo mới đã có những hành vi trục lợi khi thu tiền từ phía những người theo. Một số hiện tượng như Bạch Chân Không còn có chủ trương tiêu sản để tiêu tội và diệt nghiệp, bằng cách thu gom tài sản trong nhà, sau đó trộn với hóa chất, dầu hỏa đốt thành tro. Đồng thời những người theo hiện tượng này còn mua thịt, cá nấu chín đem rắc xuống sông và coi đó là “bố thí chúng sinh”. Đạo Bạch Chân Không tuyên truyền xả phú cầu bần, đã tổ chức thực hành những nghi lễ gây hậu quả nghiêm trọng về mặt vật chất,
kinh tế như: hủy hoại tài sản, nhà cửa, lương thực, vật nuôi và thực phẩm, mà theo
tà đạo này thì đấy là phần lệ phí âm. Đồng thời tổ chức các khóa lễ tốn kém, đưa
các tín đồ đi các tỉnh thành ăn xin sau đó sử dụng các tài sản để xây nhà riêng và tự gọi đó là nơi hóa kiếp. Trong đợt bị bắt vì tội lừa đảo và tuyên truyền tà đạo trái phép vào năm 2003, các lực lượng chức năng đã phát hiện thấy Lưu Văn Ty mang theo rất nhiều tiền mặt (13.500 USD, 1 triệu Việt Nam đồng và 1 dây chuyền vàng) mà Lưu Văn Ty đã lừa đảo được của những người cả tin [125 ; tr.8 – 10].
Động cơ trục lợi, lừa đảo biểu hiện rõ hơn ở Hội Tiên Rồng. Người cầm đầu cùng các nhân vật hoạt động chuyên nghiệp của Hội Tiên Rồng đã mượn danh tiếng của biểu trưng Cha Rồng Mẹ Tiên. Sau đó, Võ Trọng Thái lập nên công ty chuyên sản xuất, kinh doanh biểu trưng này. Để thu lời và thu hút đông người tham gia, Võ Trọng Thái đã sáng lập ra đạo Hội Tiên Rồng, nhằm mục đích tâm linh hóa biểu trưng do chính mình sáng tạo ra để mê hoặc và buôn bán tư túi cá nhân. Kèm theo bán biểu trưng, Hội Tiên Rồng còn kinh doanh cả các mặt hàng khác như áo lễ và cái được gọi là kinh sách Hội Tiên Rồng. Không những vậy, lợi dụng hoạt động truyền giáo, Võ Trọng Thái còn dính dáng đến cả việc lừa đảo nhà đất của tín đồ ở huyện Mê Linh.
Không chỉ thu phí trục lợi, tiêu tán tài sản gây thiệt hại kinh tế cho người theo và bản thân gia đình của họ, một số thực hành tôn giáo mới còn thể hiện tính kỳ quái như chữa bệnh bằng nước lã của Hoàng Thiên Long, Long Hoa Di Lặc. Người theo Hoàng Thiên Long ở thời gian đầu phải nộp tiền thì mới xin được “thuốc chữa bệnh” là chai nước lã. Dĩ nhiên, điều này có ảnh hưởng tới sức khỏe và rõ ràng là một thiệt hại về kinh tế cho người theo do khi họ đã “trả” ra một khoản chi phí nhưng lại không được đáp ứng tương xứng với những gì họ tin. Chính vì thế mới xảy ra những hiện tượng kiện cáo của một số người theo đối với Hoàng Thiên Long. Hay những hiện tượng chết người vì không đi bệnh viện mà chỉ dùng nước lã chữa bệnh của Long Hoa Di Lặc đã khiến đời sống gia đình thêm khó khăn [Tư liệu điền dã tại xã Vân Hà, Đông Anh, ngày 12, tháng 4 năm 2014].
Bên cạnh đó cũng vẫn còn có những trường hợp, một số nhóm vẫn chứa những yếu tố như lợi dụng về kinh tế. Chẳng hạn, trường hợp người theo đạo Bà
Điền. Theo lời kể của chị V.Th.Ph người đã từng theo “hiện tượng tôn giáo mới” này trao đổi:
“Tôi bị bệnh. Nghe mọi người đồn, tôi có đến nhà bà Nguyễn Thị Điền
thực hiện cách chữa bệnh không dùng thuốc của bà Điền là: Nộp tiền quy tại điện Hoàng Thiên Long 500.000đ, đặt tiền mỗi lần đến lễ là 20.000đ. Sau đó tôi đã đi theo lễ và nghe giảng đạo. Tôi cũng lập thờ tại nhà theo bà Điền hướng dẫn, cũng mua kinh "đoàn tràng đại pháp" về tụng niệm nhiều lần, nhiều ngày mà bệnh càng tăng.
Gần xóm tôi có bà Bùi Thị Sen cũng đi vay tiền đến nhà bà Điền để chữa bệnh như tôi. Bà Sen không những không khỏi bệnh mà mới đây đã chết nên tôi
không tin bà Điền truyền phán nữa” [ Tư liệu điền dã tại Xuân Trường, Nam Định,
phỏng vấn chị V.Th.Ph, ngày 30 tháng 6 năm 2014].
Hay trường hợp của bà Đ.Th.T, xóm Hoàng Gián, xã Hoàng Tiến, Chí Linh, Hải Dương nói về trường hợp từng theo Ngọc Phật Hồ Chí Minh.
“Ngày 15/9/2008, vợ chồng tôi có nghe lời bà Đ. Th. M (đang bị bệnh) tới
điện nhà bà Phạm Thị Xuyến ở Chí Linh, Hải Dương để chữa bệnh giúp. Tôi thấy mỗi người vào điện phải đặt lễ từ 200.000đ trở lên, những người có bệnh phải đóng 500.000đ để được chữa.
Mỗi lần đến chữa, tháng 2 lần vào ngày tuần rằm. Còn ở nhà thì chỉ thờ Bác Hồ để lấy nước làm thuốc chữa bệnh. Mỗi tháng bà Xuyến tổ chức 3 lần lễ tại điện thờ nhà bà ấy và gia đình tôi thực hiện đúng như hướng dẫn nhưng chị tôi đã qua đời vào ngày 3/2/2009. Thế mà mọi người bảo là đến bà Xuyến chữa bệnh
không mất tiền, bệnh gì cũng khỏi ” [Tư liệu điền dã tại Chí Linh, Hải Dương,
phỏng vấn chị Đ.Th.T, ngày 30 tháng 4 năm 2014].