Sự mở rộng địa bàn hoạt động của “hiện tượng tôn giáo mới” ở một số

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hiện tượng tôn giáo mới ở một số tỉnh đồng bằng bắc bộ hiện nay luận án TS triết học 62 22 03 02 (Trang 153 - 156)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

4.2. Xu hướng biến đổi của “hiện tượng tôn giáo mới” ở một số tỉnh đồng

4.2.3. Sự mở rộng địa bàn hoạt động của “hiện tượng tôn giáo mới” ở một số

một số tầng lớp nhân dân

“Hiện tượng tôn giáo mới” có xu hướng củng cố, liên kết và mở rộng địa bàn hoạt động của mình ở một số tầng lớp nhân dân. Cùng với quá trình phát triển của đất nước, quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ chóng mặt. Ở nước ta nói chung và một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ nói riêng trong những năm gần đây, việc

thu hồi đất nông nghiệp chuyển đổi mục đích sử dụng diễn ra ngày càng nhiều, với quy mô lớn. Theo khảo sát của chúng tôi về xu hướng biến đổi của các đạo trong thời gian tới chủ yếu cho rằng sẽ có sự mở rộng địa bàn hoạt động và phát sinh nhiều nhóm đạo mới: Phát triển, có thêm nhiều tín đồ, tổ chức được hoàn thiện hơn (29,0%); Lụi tàn vì ít hoạt động, địa bàn hoạt động hẹp và khó tập hợp tín đồ (70,0%); Mất đi vì chưa được sự đồng ý, cho phép hoạt động của chính quyền (80,0%); Phát sinh thêm nhiều nhóm đạo được chia tách để dễ bề hoạt động (56,5%) [Kết quả xử lý số liệu điều tra do tác giả tổng hợp, trong các đợt khảo sát tại một số tỉnh thành vùng đồng bằng Bắc Bộ năm 2013 và 2015].

Nguyên nhân của những xu hướng được dự đoán như trên là do: “Bình quân mỗi năm có khoảng 73.000 ha đất nông nghiệp bị thu hồi để phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Điều đó ảnh hưởng tới đời sống và việc làm của khoảng 3 triệu nông dân, tương đương với khoảng 700.000 hộ gia đình. Với nhiều lý do khác nhau nên chỉ khoảng 80% số nông dân này có việc làm, còn khoảng 20% chưa có việc làm hoặc không ổn định. Do đó, thu nhập của khoảng 50% số hộ nông dân bị suy giảm. Trong khi đó, ở nhiều nơi, chính sách đền bù, giải tỏa chưa thực sự bảo đảm cho người dân nông thôn, vốn phần đông họ xưa nay chỉ biết làm nông nghiệp. Điều đó dẫn đến một tất yếu là tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn có xu hướng tăng (từ 1,06% năm 2000 tăng lên 2,74% năm 2010); và càng tăng lên do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu (năm 2011 gần 8%)” [30].

Khả năng chống đỡ của người nông dân trước những biến cố về thiên tai, dịch bệnh, ốm đau và những rủi ro trong cuộc sống còn hạn chế. Đặc biệt, một bộ phận dân cư bị mất việc làm, phải thay đổi tình trạng sản xuất và sinh hoạt. Lao động nông thôn di cư ra đô thị thường làm việc trong khu vực phi chính thức, điều kiện làm việc thiếu thốn, thu nhập thấp, không có hợp đồng lao động, không được tham gia bảo hiểm xã hội... Một bộ phận nông dân ít được hưởng thụ thành quả của tăng trưởng, khó tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản. Hơn ai hết, nông dân là lực lượng dễ bị tổn thương, dễ rơi xuống nghèo đói.

Bối cảnh đó là mảnh đất màu mỡ, môi trường thuận lợi cho các “hiện tượng tôn giáo mới” bùng phát, nhằm hướng vào các tầng lớp dân cư, đặc biệt là đối với

những người nghèo khó, những nhóm dân cư “yếu thế”, dễ bị tổn thương trong xã hội. Họ tìm đến với các “hiện tượng tôn giáo mới” để được chữa bệnh hoặc tin sẽ cầu xin được nhiều phúc lộc.

Dân cư nông thôn, nhất là vùng khó khăn, vùng dân tộc, miền núi là những đối tượng phải đối mặt với nhiều rủi ro trong cuộc sống. Bản thân họ không thể tự chống đỡ với những rủi ro này. Vì vậy, các “hiện tượng tôn giáo mới” đã thông qua nhiều hình thức tuyên truyền, nhiều thủ đoạn như “chữa bệnh tâm linh” không cần dùng thuốc sẽ thu hút được một bộ phận người dân tham gia. Lợi dụng tâm lý chung của người bệnh “có bệnh thì vái tứ phương” các “hiện tượng tôn giáo mới” này sẽ tiếp tục thu hút được nhiều tín đồ tham gia.

Nhìn chung, cư dân nông thôn là một đối tượng yếu thế, không chỉ ở đời sống vật chất, tinh thần của nông dân hiện nay còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, nghèo túng và bởi những hạn chế, khuyết điểm trong công tác thực hiện chính sách của các cấp chính quyền, mà họ còn là những người đã từng tham gia cống hiến và hy sinh to lớn cho công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Họ đã và đang phải gánh chịu những hậu quả mà chiến tranh để lại, không chỉ thế có những gia đình mà thế hệ con cháu của họ cũng đang phải chịu di chứng tàn ác của chiến tranh, dù nó đã kết thúc mấy chục năm, thực sự những khó khăn đó còn dai dẳng và nặng nề. Vì thế, đây cũng là địa bàn hoạt động mà các “hiện tượng tôn giáo mới” ở Việt Nam nói chung và đồng bằng Bắc Bộ nói riêng đang ưu tiên hướng tới.

“Hiện tượng tôn giáo mới” ở một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ sẽ tiếp tục được mở rộng ra các tầng lớp nhân dân, bên cạnh số đông vốn có là nông dân, sẽ lan sang các đối tượng khác là công nhân, hưu trí và trí thức, nhưng chủ yếu vẫn là các đối tượng người nghèo, dễ bị tổn thương, đời sống gặp nhiều khó khăn.

Qua khảo sát thực tế tại địa bàn một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, có thể xác định nguyên nhân, điều kiện phát triển một số đạo, tôn giáo mới nổi lên hoạt động tuyên truyền tư tưởng mê tín dị đoan, chữa bệnh không dùng thuốc, hoạt động theo nhóm kín, “lén lút” trái pháp luật… Hay cần phải nhận thức được tính chất phức tạp của việc xuất hiện ngày càng nhiều các “hiện tượng tôn giáo mới” ở đồng bằng Bắc Bộ, gắn với âm mưu, ý đồ lợi dụng về kinh tế để làm lợi bất chính, lợi dụng về

chính trị để chống phá Đảng, chính quyền và gây khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo, gây mất trật tự trị an trong xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hiện tượng tôn giáo mới ở một số tỉnh đồng bằng bắc bộ hiện nay luận án TS triết học 62 22 03 02 (Trang 153 - 156)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)