Tác động tới đời sống văn hóa, đạo đức

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hiện tượng tôn giáo mới ở một số tỉnh đồng bằng bắc bộ hiện nay luận án TS triết học 62 22 03 02 (Trang 128 - 143)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

3.3. Tác động của “hiện tượng tôn giáo mới” tới đời sống ở một số tỉnh đồng

3.3.3. Tác động tới đời sống văn hóa, đạo đức

Việc xuất hiện, du nhập của các hiện tượng tôn giáo mới như Long Hoa Di Lặc, Bạch Chân Không, Hội Tiên Rồng, Thanh Hải Vô Thượng Sư những năm trở lại đây, mang nhiều biểu hiện phản cảm, tiêu cực với các hành vi phản văn hóa, tuyên truyền mê tín dị đoan, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, đạo đức và lối sống lành mạnh của xã hội.

Nổi cộm như hiện tượng Bạch Chân Không có những nghi lễ hành đạo rất kỳ quái, phi nhân tính, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Hàng ngày các tín đồ phải bỏ vào rừng, sống lõa thể như bầy đàn và quan hệ tình dục bừa bãi. Đạo Bạch Chân Không truyên truyền: tu là dâng hiến tất cả, muốn đắc đạo phải biết “dùng pháp thọ ký trừ ma quỷ, dục, lậu trong người” bằng cách phải đốt bỏ hết quần áo đang mặc trên người khi hành lễ. Như thế là biết quan hệ tình dục với “người trời” mà Lưu Văn Ty là người đại diện. Nếu không làm vậy, sẽ không thể đắc đạo, kiếp sau phải làm kiếp vật chứ không được sống thành người.

Các hiện tượng tôn giáo mới trên còn chủ trương phá bỏ bàn thờ tổ tiên gây ra mất đoàn kết trong nội bộ gia đình, làm xói mòn văn hóa, tôn giáo truyền thống tốt đẹp của người Việt. Không những thế có những tôn giáo mới còn công kích các tôn giáo khác và công kích lẫn nhau gây phương hại tới đoàn kết tôn giáo. Chẳng hạn như hiện tượng đạo Bác Hồ do bà Xuyến sáng lập cho rằng các đạo như đạo Phật hay đạo Thiên Chúa đều thờ vị thần ở nước ngoài là sai lầm. Các hiện tượng thờ Bác Hồ như Hoàng Thiên Long của bà Điền ở Ứng Hòa và Ngọc Phật Hồ Chí Minh của bà Lương ở Hải Phòng đều thuộc loại đồng tà [140; tr.122 – 123]. Khi thực hiện khảo sát xã hội học, chúng tôi thấy có rất nhiều người đã từ bỏ niềm tin, tín ngưỡng tôn giáo truyền thống trước đây để đi theo hiện tượng tôn giáo mới. Trước khi theo tôn giáo mới có 99,5% theo tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, 86,0% theo tín ngưỡng thờ Mẫu, 93,5% theo đạo Phật, 63,0% theo đạo Công giáo, 35,5% theo Tin Lành [Kết quả xử lý số liệu điều tra do tác giả tổng hợp, trong các đợt khảo sát tại một số tỉnh thành vùng đồng bằng Bắc Bộ năm 2013 và 2015].

Bảng 3.7. Ý kiến của tín đồ về tôn giáo đã tin trước khi theo đạo bà Điền và Ngọc Phật Hồ Chí Minh tại một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ

STT Theo tôn giáo nào trước khi theo đạo Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên 199 99,5 2 Tín ngưỡng thờ Mẫu 172 86,0 3 Đạo Phật 187 93,5 4 Đạo Công giáo 126 63,0 5 Tin Lành 71 35,5 6 Hồi giáo 8 4,0

Không chỉ thế nhiều thực hành, tuyên truyền của không ít hiện tượng tôn giáo mới ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay còn chứa đựng nhiều yếu tố mê tín dị đoan. Các kinh sách, nghi lễ của những hiện tượng như Bạch Chân Không, Long Hoa Di Lặc, Thanh Hải Vô Thượng Sư, Pháp Luân Công… có những yếu tố lừa gạt quần chứng như “tuyên truyền về ngày tận thế, tự xưng là con trời, Phật tái thế, cháu, chắt của các vị Thánh Thần, Tiên, Phật được cử xuống trần gian cứu vớt chúng sinh khỏi họa diệt chủng… Khuyên mọi người phải tín tâm đọc kinh sách của đạo, không cần phải lao động nhiều chỉ cần siêng năng cầu cúng, xin lộc là đủ,… hành xác, khất thực, đốt bỏ một phần tài sản, thực hành các nghi lễ quái dị” [3; tr.83 – 84]. Mặc dù có những tiêu cực như vậy nhưng đối với tín đồ việc thực hành nghi lễ

được họ rất coi trọng và nghiêm ngặt, thường xuyên: Hàng ngày ở Điện, nơi thờ tự

của Đạo Tràng (thường xuyên: 60,0% - thỉnh thoảng: 30,5% - không: 9,5%); Hàng ngày tại gia(thường xuyên: 86,0% - thỉnh thoảng: 2,0% - không: 11,5%); Khấn đọc kinh sách, tụng niệm tại gia (thường xuyên: 82,5% - thỉnh thoảng: 2,0% - không: 15,5%); Giữ gìn giới luật, kiêng kị (thường xuyên: 90,0% - thỉnh thoảng: 0,5% - không: 9,5%); Tham gia các ngày lễ trọng, lễ bái tập thể (thường xuyên: 95,0% - thỉnh thoảng: 0,5% - không: 4,5%); Quyên góp, tuyên truyền, phổ biến đạo (thường xuyên: 81,5% - thỉnh thoảng: 0,5% - không: 18,5%); Sinh hoạt ở những nơi công cộng (thường xuyên: 96,5% - thỉnh thoảng: 0,5% - không: 3,0%); Sinh hoạt tại các tư gia của những người đứng đầu tổ chức tôn giáo (thường xuyên: 92,5% - thỉnh thoảng: 1,0% - không: 6,5%) [Kết quả xử lý số liệu điều tra do tác giả tổng hợp, trong các đợt khảo sát tại một số tỉnh thành vùng đồng bằng Bắc Bộ năm 2013 và 2015].

Bảng 3.8. Ý kiến của tín đồ về mức độ tham gia sinh hoạt thờ cúng đạo bà Điền và Ngọc Phật Hồ Chí Minh tại một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ

STT Sinh hoạt thờ cúng Số lượng

(1 - Thường xuyên, 2. Thỉnh thoảng, 3.Không) Tỷ lệ (%) (1 - Thường xuyên, 2. Thỉnh thoảng, 3.Không) 1 2 3 1 2 3

1 Hàng ngày ở Điện, nơi thờ tự của Đạo Tràng

3 Khấn đọc kinh sách, tụng niệm tại gia

165 4 31 82,5 2,0 15,5

4 Giữ gìn giới luật, kiêng kị 180 1 19 90,0 0,5 9,5 5 Tham gia các ngày lễ trọng,

lễ bái tập thể

190 1 9 95,0 0,5 4,5

6 Quyên góp, tuyên truyền, phổ biến đạo

163 1 36 81,5 0,5 18,0

7 Sinh hoạt ở những nơi công cộng

193 1 6 96,5 0,5 3,0

8 Sinh hoạt tại các tư gia của những người đứng đầu tổ chức tôn giáo

185 2 13 92,5 1,0 6,5

Tổng 200 100

Về tổ chức hoạt động trong đạo, theo khảo sát của tác giả luận án: Đạo có hội trưởng, hội phó, thủ quỹ, ban điều hành quy củ (98,0%); Thời gian, lễ nghi thờ cúng trang nghiêm, linh thiêng (90,5%); Kinh sách, giáo lý, giới luật được thực hiện nghiêm ngặt (92,0%); Công tác tổ chức, tuyên truyền, vận động tín đồ hiệu quả (92,5%); Sự liên kết chặt chẽ với các tổ chức đồng đạo trong và ngoài địa phương được thực hiện thống nhất (91,5%) [Kết quả xử lý số liệu điều tra do tác giả tổng hợp, trong các đợt khảo sát tại một số tỉnh thành vùng đồng bằng Bắc Bộ năm 2013 và 2015].

Bảng 3.9. Ý kiến của tín đồ về tổ chức hoạt động của đạo bà Điền và Ngọc Phật Hồ Chí Minh tại một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ

STT Tổ chức hoạt động Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Đạo có hội trưởng, hội phó, thủ quỹ, ban điều hành quy củ

196 98,0

2 Thời gian, lễ nghi thờ cúng trang nghiêm, linh thiêng 181 90,5 3 Kinh sách, giáo lý, giới luật được thực hiện nghiêm

ngặt

184 92,0

4 Công tác tổ chức, tuyên truyền, vận động tín đồ hiệu quả

185 92,5

5 Sự liên kết chặt chẽ với các tổ chức đồng đạo trong và ngoài địa phương được thực hiện thống nhất

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt trái với thuần phong mỹ tục, văn hóa đạo đức truyền thống thì sự xuất hiện của một số hiện tượng tôn giáo mới, đặc biệt là nhóm gắn với việc thiêng hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh và cổ xúy thờ cúng các anh hùng dân tộc, đã đặt ra những nhận thức tích cực. Nếu đặt sang một bên chuyện sử dụng hình ảnh các vị có công với dân tộc như một phương cách sáng lập, tuyên truyền hiện tượng tôn giáo mới một cách “khôn ngoan”, thì việc tôn các vị này lên làm “thánh thần” cũng phần nào đúng với truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam. Đây không phải lần đầu tiên, đời sống tôn giáo ở Việt Nam đi theo logic tôn thờ những người có công với đất nước. Cho nên việc cổ xúy cho thờ phụng các vị này trong bối cảnh văn hóa bị thế tục hóa mạnh mẽ, thậm chí là dung tung hóa, lại có ý nghĩa giáo dục truyền thống nhớ ơn tốt đẹp.

Xét về bản chất đối với các hiện tượng tôn giáo mới dù nội sinh hay ngoại nhập ở Việt Nam nói chung, đồng bằng Bắc Bộ nói riêng đều có mối liên hệ gần gũi với tôn giáo truyền thống. Nếu như các tôn giáo nội sinh tiêu biểu là nhóm thờ cúng Hồ Chí Minh được hình thành chỉ là quá trình thực hành tâm linh có sự vay mượn và nhào lặn, tái cấu trúc lại hệ thống thờ cúng và nội dung tư tưởng tôn giáo từ các tôn giáo truyền thống, đặc biệt là Phật giáo và các tín ngưỡng dân gian bản địa. Thì các tôn giáo ngoại nhập như Thanh Hải Vô Thượng Sư, Pháp Luân Công lại rất gần gũi và là sự vay mượn của Phật giáo.

Quy trình tái cấu trúc lại để hình thành tôn giáo mới đều theo một mô típ nhất định, đó là từ giai đoạn sơ khai đến giai đoạn hoàn thiện, với đặc trưng là hiện tượng thuộc về ý thức xã hội, tôn giáo mới luôn có những biến đổi theo những chuyển biến của tồn tại xã hội và bị quy định chặt chẽ bởi tồn tại xã hội.

Sự tạo lập niềm tin của một hiện tượng tôn giáo mới được bắt đầu bằng việc chính những cá nhân khởi xướng ra hình thành ý tưởng và thực hành tôn giáo mới mẻ. Trường hợp Pháp Luân Công là ý tưởng về tu luyện, khí công, vũ trụ quan và nguyên lý Chân - Thiện - Nhẫn, điều này không hề mới mẻ bởi trước đó ý tưởng về lối thực hành tôn giáo này đã từng có trong Phật giáo, nhất là Thiền Tông và đặc biệt là luyện khí công của Đạo gia. Còn đối với Thanh Hải Vô Thượng Sư thì đó là sự vay mượn hình thức hành thiền tức tu tập Pháp Môn Quán Âm, tên một pháp tu của đạo Phật. Người khỏi xướng là bà Thanh Hải “mập mờ mượn” nhưng

đưa vào đó là những nội dung cũng như phương pháp hành trì thì hoàn toàn khác hẳn (lối tu Quán Âm của Thanh Hải là sự vay mượn của đạo Phật kết hợp với lối tu của Sant Mat - đã trình bày ở trên).

Và đối với các tôn giáo nội sinh ở Việt Nam thì, người khởi lập không chỉ sử dụng những tư tưởng của Phật giáo mà còn kết hợp với cả tín ngưỡng dân gian bản địa, tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc trong thực hành ý tưởng tôn giáo mới của mình nhằm thu hút tín đồ. Đó là trong trường hợp hiện tượng thờ cúng Hồ Chí Minh, sự tái tạo cấu trúc tôn giáo là quá trình hợp nhất của việc thiết lập ý tưởng và thực hành tôn giáo, định hướng niềm tin trong thờ cúng linh hồn của Hồ Chí Minh từ tín ngưỡng truyền thống đã có (nếu chỉ đơn giản thờ cúng Hồ Chí Minh, thì đó là một tín ngưỡng dân gian có ở nhiều gia đình người Việt Nam theo truyền thống tôn vinh, nhớ ơn các anh hùng dân tộc, người có công) những thực hành tôn giáo thờ cúng Hồ Chí Minh lại được bổ sung và biến đổi kết hợp với tín ngưỡng Phật giáo dưới hình thức thử nghiệm trong giai đoạn đầu và khéo léo đưa ra cách giải thích mới về cùng một khái niệm hay sự vật hiện tượng đã được biết đến từ trước đó. Đó là trường hợp của bà Lương, bà Điền chủ yếu dựa vào giáo lý của Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên để xây dựng và tái tạo ra tôn giáo mang màu sắc cá nhân của mình. Còn bà Xuyến thì lại lập ra một tôn giáo mới chủ yếu

dựa trên cơ sở của tín ngưỡng Tứ phủ và thờ cúng anh hùng dân tộc (Xem phụ lục

số 4: Chân dung một số giáo chủ của “hiện tượng tôn giáo mới” ở đồng bằng

Bắc Bộ. ).

Bên cạnh việc kết hợp tín ngưỡng thờ cúng anh hùng dân tộc với Phật giáo thì trong tiến trình đầu xuất hiện, nhóm thờ tâm linh Hồ Chí Minh còn kết hợp với cả yếu tố truyền thống thuộc về Đạo giáo. Đó là trường hợp bà Lương chính là người đầu tiên nói về việc trở lại của linh hồn Hồ Chí Minh dưới dạng thức của một vị Ngọc Phật (quá trình Phật hóa Thánh và ngược lại). Quá trình hoàn thiện, vay mượn, đan xen lẫn nhau trong đối tượng thờ của nhóm Ngọc Phật Hồ Chí Minh đi từ bà Lương đến bà Xuyến rồi bà Điền được biến hóa và lập luận giải thích theo những cách khác nhau. Nếu bà Lương cho khái niệm Ngọc Phật Hồ Chí Minh để chỉ quyền phép vô biên của Bác Hồ. Thì bà Xuyến, bà Điền và các nhóm

khác xuất hiện sau cũng sử dụng khái niệm Ngọc Phật Hồ Chí Minh nhưng lại lập luận theo cách giải thích riêng, không giống nhau. Theo bà Xuyến thì Bác Hồ chính là người Trần nhưng được Trời ban cho phép thánh tối cao và là người đứng cao nhất trong hàng Phật Thánh thần nên được gọi là Ngọc Phật. Còn bà Điền thì lập luận rằng Bác Hồ là người kế tiếp của Hùng Vương; là hóa thân của Phật Adiđà; là chủ tịch quốc gia Âm, là đức Di Lặc, là Vua cha, là lãnh đạo Hội Long Hoa toàn thế giới... nên được gọi với danh xưng là Di Lặc tiên ông, là Đức Ngọc Phật Hồ Chí Minh. Qua đó cho thấy, dù những cách lập luận, giải thích này đều không có cơ sở nhưng đó đều là những ý tưởng mới, có thể được xem là “yếu tố mới” về hiện tượng cũ. Nghĩa là hiện tượng thờ Hồ Chí Minh và Phật, Thánh đã là cũ nếu như chỉ dừng lại mức độ của tín ngưỡng truyền thống. Nhưng khi xuất hiện những cá nhân có ý tưởng nhào lặn, tái cấu trúc lại niềm tin tôn giáo truyền thống theo hướng tích hợp và biến đổi những đối tượng thờ cúng với nội dung cũ để gắn cho đối tượng đó một nội dung và ý nghĩa hoàn toàn mới nên đã làm xuất hiện niềm tin mới trên cơ sở đối tượng thờ cúng cũ.

Sự vay mượn và tái lập lại mô típ, cấu trúc của niềm tin tôn giáo truyền thống không dừng lại ở đó, mà được tiếp tục phát triển và mở rộng hơn nữa khi các nhóm thờ cúng Hồ Chí Minh về sau này tiếp tục làm mới và đưa vào đó những đối tượng thờ cúng mang tính “pha tạp” hơn nữa, đó là thờ thêm nhiều vị thần thánh, người có công, các anh hùng liệt sỹ, cha mẹ Bác Hồ, các danh nhân văn hóa trong lịch sử dựng nước và giữ nước của người Việt Nam. Trên cơ sở đó thì những quy định về lễ nghi thực hành trong thờ cúng cũng thay đổi cho phù hợp như: quy định tín đồ không dùng vàng mã, không bói toán, hầu đồng, mở phủ.

Hình thức truyền bá cũng được các hiện tượng tôn giáo mới biến đổi, thực chất vẫn là theo mô thức truyền thống dưới dạng mặc khải, thông linh, nhận lệnh thánh thần… dưới các thể dụng thơ, phú, văn vần. Và để tạo niềm tin, thu hút tín đồ họ còn cho mình có “khả năng đặc biệt”, có thể nhận lệnh trực tiếp từ thần thánh, Phật, viết được “chữ thiên”, đọc được “chữ thiên” và hướng tới đào tạo một số người thân tín để giúp việc, làm bùa, yểm chú và viết, đọc sớ sách.

Để không ngừng làm mới mình, các nhóm tôn giáo mới còn sáng tạo ra một hệ thống những khái niệm mới trên cơ sở kế thừa và phát triển khái niệm cũ như kỷ nguyên tâm linh, thiên tòa, âm phần hay không gian tâm linh mới như Quảng Trường Bình Minh, Mặt trời hồng… đồng thời cũng quan tâm đến những vấn đề có tính chất thời sự nóng bỏng của thế giới và Việt Nam vào trong nội dung của kinh sách mình: vấn đề biển Đông, ngày tận thế, Cao Biền trấn yểm trên sông Tô Lịch, Việt Nam ra nhập WTO, lấy phiếu tín nhiệm cử tri, đại hội Đảng, chống tham nhũng… Đó là sự triệt để vận dụng triết lý trong tâm thức dân gian của người Việt “trần sao âm vậy” để làm mới nội dung của tôn giáo mình gắn với những vấn đề thực tiễn, tạo dựng lòng tin cho tín đồ. Cũng là cách chứng tỏ rằng tôn giáo của mình luôn “theo kịp thời đại”, việc sử dụng sức mạnh của thế giới tâm linh có thể giải quyết mọi vướng mắc của thế giới hiện tại và nhất là kết hợp với việc chữa bệnh cho tín đồ.

Mô hình tái lập niềm tin tôn giáo sau khi đã được người khởi xướng tạo ra và

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hiện tượng tôn giáo mới ở một số tỉnh đồng bằng bắc bộ hiện nay luận án TS triết học 62 22 03 02 (Trang 128 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)