Chương 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện ra đời và phát triển của “hiện tượng tôn giáo mới” ở đồng
3.1.1. Đồng bằng Bắc Bộ tồn tại nhiều hình thức tín ngưỡng thờ cúng dân
dân gian, đặc biệt là tín ngưỡng thờ Mẫu
Đồng bằng Bắc Bộ là một trong sáu vùng văn hóa của cả nước có đời sống tâm linh phong phú và đặc sắc. Đây là vùng văn hóa độc đáo tiêu biểu cho các loại hình thờ cúng dân gian của nền văn hóa Việt Nam.
Người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ do những điều kiện về sản xuất, canh tác và cư trú nên kết cấu của nền kinh tế truyền thống theo mô hình làng xã bền chặt. Sản xuất nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo, đời sống sinh hoạt gắn liền với hai trục sông chính là sông Hồng và sông Thái Bình tạo nên những vùng chiêm trũng, làng xóm là đơn vị kinh tế - xã hội - văn hóa hoàn chỉnh, cũng là cơ sở để tạo nên đời sống tâm linh trong cộng đồng, nhiều loại hình tín ngưỡng thờ cúng dân gian rất phát triển như: thờ Thành hoàng, thờ cúng tổ tiên, tôn thờ tự nhiên, tôn thờ anh hùng dân tộc…, đặc biệt là tín ngưỡng thờ Mẫu rất phát triển.
Đối với người Việt Nam nói chung, người dân đồng bằng Bắc Bộ nói riêng, thờ cúng tổ tiên đã trở thành một tập tục truyền thống, có vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam, là một trong các thành tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên rất giản dị: tin rằng tổ tiên mình là thiêng liêng, họ đi vào cõi vĩnh hằng nhưng vẫn sống cạnh con cháu, họ phù hộ cho con cháu khi gặp tai ách, khó khăn; vui mừng khi con cháu gặp may mắn, khuyến khích cho con cháu khi gặp điều lành và cũng quở trách con cháu khi làm những điều tội lỗi... Tổ tiên theo quan niệm của người Việt Nam, trước hết là những người cùng huyết thống, như cha, mẹ, ông, bà, cụ, kỵ v.v... là người đã sinh ra mình. Tổ tiên cũng là những người có công tạo dựng nên cuộc sống hiện tại như các vị "Thành hoàng làng" các "Nghệ tổ". Không chỉ thế, tổ tiên còn là những người có công bảo vệ làng xóm, quê hương, đất nước khỏi nạn ngoại xâm như Trần Hưng Đạo đã thành "Cha" được tổ chức cúng, giỗ vào tháng 8 âm lịch hàng năm. "Tháng 8 giỗ cha" ở rất nhiều nơi trong cộng đồng người Việt. Ngay cả "Thành hoàng" của nhiều làng cũng không phải là người đã có công tạo dựng nên làng, mà có khi là người có công, có đức với nước được các cụ xa xưa tôn thờ làm "thành hoàng". Tổ tiên trong tín ngưỡng của người Việt Nam còn là "Mẹ Âu Cơ", còn là "Vua Hùng", là người sinh ra các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam. Thờ cúng tổ tiên là hình thức tín ngưỡng mà thông qua nghi lễ thờ cúng nhằm xác lập "mối liên hệ" giữa người sống với người chết, giữa người ở thế giới hiện tại và thế giới tâm linh. Là sự thể hiện quan niệm về nhân sinh của người Việt Nam: "sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn". Với người Việt Nam, chết chưa phải là hết, tổ tiên lúc nào cũng ở bên cạnh người sống, "như tại" trên bàn thờ mỗi gia đình, động viên, trợ giúp cho con cháu trong cuộc sống thường ngày. Nếu như tôn giáo thường tuyệt đối hóa đời sống tinh thần, hướng con người về thế giới siêu thoát, thì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tuy có hướng con người về với quá khứ, song lại rất coi trọng hiện tại và tương lai.
Đạo lý biết ơn và tiếp tục nối dõi truyền thống tổ tiên chỉ trở thành nội dung bên trong của tín ngưỡng khi đạo lý được bộc lộ thông qua các nghi thức có tính chất huyền bí, thiêng liêng. Các nghi thức thờ cúng tổ tiên ở nước ta tuy phần lớn phỏng theo nghi lễ Nho giáo, nhưng lại có những yếu tố rất gần gũi với Phật giáo
hay Đạo giáo. Mặt khác với tính chất một tín ngưỡng dân dã, các hành vi lễ thức thường được thực hiện theo tâm thức dân gian và cũng không hoàn toàn thống nhất ở các gia đình, các địa phương. Thời gian cúng giỗ là những ngày húy kỵ của tổ tiên, những ngày lễ, tết trong năm. Ngoài ra, việc cúng giỗ tổ tiên cũng được tổ chức vào những ngày trong gia đình có sự kiện quan trọng như lấy vợ, làm nhà, tậu trâu, thi cử, đi xa, nhà có người ốm đau... Thông qua nghi lễ thờ cúng, người Việt Nam gửi gắm tình cảm biết ơn đối với tổ tiên. "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" và vì "Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn, nước có nguồn mới bể rộng sông sâu". Trong mỗi gia đình tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên dần dần trở thành đạo lý "uống nước nhớ nguồn", thành "đạo hiếu". Đạo hiếu là cái gốc của mỗi con người. Công cha, nghĩa mẹ như núi cao, nước nguồn cho nên phải hiếu thảo với cha, mẹ khi còn sống, thành kính, biết ơn, tiếc thương khi cha, mẹ khuất núi về với tổ tiên. Lòng hiếu thảo là giá trị đạo đức quý báu trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam.
Loại hình tín ngưỡng khác phổ biến ở vùng đồng bằng Bắc Bộ là tín ngưỡng thờ Thủy thần. Với địa hình sông ngòi dày đặc, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, nghề chính là trồng lúa nước, cho nên hệ thần linh liên quan đến nước có vai trò quan trọng và ra đời sớm ở Bắc Bộ. Thể hiện khát vọng cầu nước và trị thủy của người dân nơi đây. Nước là yếu tố quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân, đồng thời cũng thể hiện sức mạnh hung bạo và nguy hiểm đối với đời sống của con người, tạo nên các thiên tai như hạn hán, lũ lụt, bão, sóng thần… Chính vì lẽ đó, nước trở thành mối quan tâm hàng đầu và được người dân Bắc Bộ thần thánh hóa, tôn thờ. Khát vọng cầu nước và trị thủy đã được gửi gắm trong nhiều lễ hội truyền thống ở các làng quê dọc các con sông đặc biệt là ven sông Hồng và sông Thái Bình. Tín ngưỡng thờ Thủy thần của cư dân Bắc Bộ thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên, chống lại sự tàn phá của lụt lội, hạn hán.
Xét về tổ chức xã hội, ngoài những loại hình tín ngưỡng phổ biến trên, nói đến văn hóa Bắc Bộ là nói đến văn hóa làng xã. Người nông dân nơi đây sống quần tụ thành làng. Làng là đơn vị cơ sở của nông thôn Bắc Bộ. Sự gắn bó giữa những con người ở làng quê Bắc Bộ là sự gắn bó về quan hệ huyết thống trong các dòng tộc, sự gắn kết về tâm linh, chuẩn mực xã hội và đạo đức. Chính vì vậy, các
tín ngưỡng thờ thần làng và Thành hoàng trở nên phổ biến ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Mỗi làng không chỉ thờ một thần mà thờ nhiều thần. Mỗi làng còn thờ vị Thành hoàng là tổ nghề, người bảo vệ, che chở cho làng. Thành hoàng được thờ trong đình làng, đáp ứng nhu cầu của tâm thức dân gian: “Đất có thổ công, sông có Hà bá”, “Cây đa, bên nước, sân đình” là mô hình làng xã cổ truyền Bắc Bộ.
Đặc biệt quan trọng trong đời sống tâm linh đa thần của người dân Bắc Bộ là tín ngưỡng thờ Mẫu. Tôn thờ Mẹ - Mẫu, là một đặc sắc trong văn hóa truyền thống Việt Nam. Tục thờ Mẫu ở Đồng bằng Bắc Bộ - một tín ngưỡng độc đáo với sức lôi cuốn mạnh mẽ và ảnh hưởng to lớn đến đời sống tinh thần của người Việt.
Như một bản năng văn hóa, một nhu cầu nội tại, ngày xuân, hầu như mọi người đều đến với lễ hội, đền, chùa, mếu, phủ... để du xuân, để thỏa mã nhu cầu hội hè, tín ngưỡng tâm linh. Ai cũng thắp một nén hương cầu xin Mẫu chở che nâng đỡ, phù hộ độ trì,... Lễ hội truyền thống mùa Xuân ở Việt Nam dù diễn ra thế nào, cơ bản vẫn là những sắc màu và nhịp điệu của tục thờ Mẫu.
Tục thờ Mẫu là sự tích hợp các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Người ta cho rằng, tục thờ Mẫu có nguồn gốc từ: những tín ngưỡng phồn thực sơ khai của cư dân trồng lúa nước - tôn thờ giống cái, sự sinh sôi nảy nở; sự biến thể của quan niệm âm - dương ngũ hành với quan niệm âm, nữ, giống cái gắn liền với đất đai - nuôi nấng và dung dưỡng muôn loài; tục thờ cúng tổ tiên của người Việt; chế độ mẫu hệ - mẹ, mẫu là người chủ; chiến tranh, loạn lạc đàn ông luôn chinh chiến vắng nhà. con cái gắn liền với người mẹ; truyền thống thờ nữ thần của dân tộc...
Mẫu - Mẹ, đó là biểu tượng sinh nở, nuôi nấng, là để tìm hạnh phúc giữa đời sống trần gian; để cầu xin mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, cây cối đâm chồi nảy lộc, nở hoa kết trái, gia súc sinh sôi nảy nở đông đàn dài lũ, của nhà sung túc, đi tươi về tốt, tai qua nạn khỏi... Đó chính là cảm quan và căn cốt tín ngưỡng phồn sinh, phong đăng phồn thực cổ truyền của cư dân lúa nước.
Các Mẫu rất phong phú, đa dạng và sinh động. Có Mẫu là thiên thần, nhiên thần, nhân thần; có Mẫu sản sinh vũ trụ, giống nòi; có Mẫu kiến thiết non sông, đánh giặc giữ nước; có Mẫu cai quản miền trời, miền đất, miền núi riêng, miền sông nước; có Mẫu nguồn gốc từ truyền thuyết. huyền thoại, người trần mắt thịt;
có Mẫu xuất thân từ vua chúa, quý tộc, bình dân, thôn dã; có Mẫu đánh giặc, đuổi ma, trừ tà, có Mẫu chữa bệnh, cứu người khổ nạn... Vì thế, Mẫu phải gần gũi mọi người, ở đâu cũng có Mẫu. Người nào cũng yên tâm vì đâu cũng có mẫu che chở, nâng đỡ phù hộ.
Tục thờ Mẫu - đã có một hệ thống nhất quán về điện thần với các phủ, hang; đã có hệ thống vũ trụ quan nhất nguyên chia thành bốn miền với bống vị thánh Mẫu cai quản; đã quy tụ và thể hiện được những giá trị văn hóa - nghệ thuật dân gian và đặc biệt, tục thờ Mẫu đã thiêng hóa tình nghĩa con người, tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc.
Tục thờ Mẫu chính là một trầm tích bản sắc văn hóa sống động. Đó là một kho tàng Văn học dân gian với thần tích, thần phả, ngọc phả, gia phả, truyền thuyết, huyền thoại, chầu văn, sự tích, truyện thơ, truyền kỳ, sấm ký, văn bia, câu đối, giáng bút...; đó là sân khấu Diễn xướng tâm linh với âm nhạc, hát chầu văn, múa hầu bóng, hát múa bóng rối...; đó là nghệ thuật kiến trúc, tạo hình với các mô thức đền, điện, miếu, phủ... các tầng, bậc theo vị trí thờ nội thất và tính độc đáo của kiến trúc quần thể thân thiện với thiên nhiên... cùng hệ thống tranh, tượng thờ và mầu sắc, trang trí, trang phục với ngũ mầu gốc của Tứ phủ...; đó là sinh hoạt cộng đồng riêng khắp nước với xác tín và đồng cảm về tâm thức văn hóa, đạo đức và cùng với nó là các trung tâm thờ Mẫu và hệ thống lễ hội thống nhất sắc thái tâm linh, phong tục...
Cùng tiến trình biến đổi của lịch sử văn hóa dân tọc, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên từ truyền thống tôn vinh mẹ, thờ nữ thần, đã trở thành tục thờ Mẫu - Tam Tòa Thánh Mẫu. Tục thờ Mẫu - một đặc sắc của văn hóa truyền thống dân tộc. Đó là một thực thể sống động được xem là nguyên lý Mẫu, nguyên lý Mẹ hết sức độc đáo trong bản sắc tín ngưỡng dân gian - biểu tượng của "phong đăng, phồn thực". Dù hiện diện dưới hình thức nào, tục thờ Mẫu vẫn là hiện linh tâm thức sâu thẳm tín ngưỡng người Việt, những mong ước và khát vọng thầm kín của dân cư nông nghiệp lúa nước, của một cộng đồng người kiên cường vật lộn với thiên tai và bất khuất chống chọi với địch họa. Đó là tâm thức tôn thờ sự sinh sôi nảy nở, sự trường tồn giống nòi, sự nuôi nấng, bao dung, che chở của trời đất, của Mẹ. Vì vậy, đến với "Tháng ba giỗ Mẹ", mọi người không chỉ tỏ lòng tôn vinh, sùng kính
Mẹ, tìm kiếm sự che chở, gửi gắm những khao khát, mơ ước mà còn tìm thấy ở đó những chiến công hiển hách của cha ông, những phẩm giá cao quý của giống nòi và những ký ức sâu xa về sức mạnh và cội nguồn dân tộc.
Lễ hội mùa xuân với đặc sắc là lễ hội Mẫu - đó là thông điệp về truyền thống văn hiến, sức sống mãnh liệt và trường tồn của dân tộc Việt Nam. Vì vậy, một đôi lời không thể nói gì về Mẫu, về Mẹ - một cõi linh thiêng trong tâm khảm mỗi người. Nhưng khi hoa đào nở, trong cái phấn khởi, rạo rực người đi lễ đầu năm xin mạnh dạn viết đôi dòng như một nén tâm hương trong lễ hội mùa xuân trước đền Mẫu - Người sản sinh, nuôi dưỡng và trở che một dân tộc hùng cường. Là khu vực trung tâm của tín ngưỡng thờ Mẫu với hai trung tâm nổi tiếng cả nước, là đát phát tích, điểm hành hương, thánh địa của tín ngưỡng Mẫu cả nước đó là Phủ Giầy và Phủ Tây Hồ. Đồng bằng Bắc Bộ chính là mảnh đất màu mỡ cho tôn giáo mới có điều kiện ra đời, tồn tại và phát triển.
Điểm qua về đời sống tâm linh, đặc biệt là đời sống tín ngưỡng dân gian phong phú ở đồng bằng Bắc Bộ cho thấy những điều kiện ra đời của tôn giáo mới ở đây rất phong phú và đa dạng. Chính các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo đang rất phát triển ở đồng bằng Bắc Bộ kể trên là chất liệu chủ đạo cho sự nhào lặn, tái cấu trúc lại đời sống tâm linh đưa đến sự ra đời của các hiện tượng tôn giáo mới ở vùng này. Bên cạnh chất liệu thu nhặt từ đời sống tín ngưỡng, các hiện tượng tôn giáo mới ở đồng bằng Bắc Bộ đặc biệt chú trọng đến các loại hình tôn giáo truyền thống, trong đó đặc biệt là Phật giáo.