Chương 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
4.1. Cơ sở dự báo xu hướng biến đổi “hiện tượng tôn giáo mới” ở một số
số tỉnh thành đồng bằng Bắc Bộ hiện nay
Vùng đồng bằng Bắc Bộ là một trong những vùng trọng điểm về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của cả nước. Là một trong những vùng kinh tế có điều kiện vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế xã hội thuận lợi của nước ta. Trên cơ sở những thế mạnh đó, vùng đã tận dụng phát huy nguồn lực trở thành một trong hai vùng kinh tế phát triển mạnh nhất nước ta. Định hướng chính là xây dựng vùng trở thành vùng động lực phát triển công nghiệp và nông nghiệp của cả nước cho phép tạo ra những đột phá mạnh mẽ về mọi mặt trong thời gian tới. Chính sự phát triển cùng với những hệ lụy của nó sẽ tác động đến xu hướng của “hiện tượng tôn giáo mới” trong vùng.
1) Điều kiện kinh tế - xã hội: Đồng bằng Bắc Bộ với địa hình tương đối bằng
phẳng, hướng thấp dần từ Tây Bắc – Đông Nam; trong vùng có nhiều ô trũng (Hà - Nam - Ninh). Đất đai chủ yếu là đất phù sa màu mỡ. Thuận lợi cho sự phát triển của nông nghiệp, ngư nghiệp. Cùng với chủ trương về đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt chú trọng những vùng trọng điểm như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Hải Dương… Trong những năm qua vùng Đồng bằng sông Hồng là vùng phát triển mạnh về công nghiệp, dịch vụ, nông lâm ngư nghiệp. Với 22% dân số cả nước năm 2001 vùng này đã đóng góp 52.310 tỷ đồng chiếm 22% GDP trong đó có tới 19,4% giá trị gia tăng nông nghiệp và 28,8% giá trị gia tăng dịch vụ của cả nước. Cơ cấu kinh tế ngành có xu hướng dịch chuyển tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, giảm tỷ trọng ngành nông lâm ngư nghiệp, tỷ trọng ngành dịch vụ đạt tới gần 50% [161]. Xét về công nghiệp đồng bằng sông Hồng có nền công nghiệp phát triển vào loại sớm nhất nước ta. Trong vùng tập trung nhiều xí nghiệp công nghiệp hàng đầu của cả nước, nhất là về cơ khí chế tạo, sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến thực phẩm. Đến nay trên địa bàn vùng đã hình thành một số khu, cụm công nghiệp có ý nghĩa lớn đối với việc phát triển kinh tế xã hội của vùng
như các khu công nghiệp ở Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phúc,..Nông nghiệp, đồng bằng sông Hồng là một trong hai vựa lúa của Việt Nam, nó có nhiệm vụ hỗ trợ lương thực cho các tỉnh phía Bắc và một phần dành cho xuất khẩu. Về dịch vụ, là trung tâm thương mại lớn nhất của cả nước, Đồng bằng sông Hồng đã đảm nhận chức năng phân phối hàng hoá trên phạm vi các tỉnh phía Bắc và một phần cho các tỉnh ven biển miền Trung. Đồng bằng sông Hồng là một trung tâm dịch vụ lớn cho cả nước. Cùng với sự phát triển về kinh tế, đời sống xã hội trong vùng cũng không ngừng biến động. Tốc độ đô thị hóa, mở rộng thành thị khiến diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, một bộ phận nông dân mất đất, đời sống kinh tế bấp bênh, quá trình chuyển từ làng lên phố cũng kéo theo những hệ lụy không nhỏ. Thói quen và lối sống làng xã vẫn phổ biến, chưa thay đổi trong khi những luồng văn hóa thành thị du nhập khiến một bộ phận nhân dân “choáng ngợp”, “loay hoay” và hụt hẫng bởi mô hình xã hội cổ truyền phá vỡ, tính cố kết cộng đồng suy giảm trở nên lỏng lẻo, đặc biệt là các mối quan hệ trong gia đình, xã hội bị đe dọa theo chiều hướng xấu. Sự liên kết giữa các thành viên trở nên khó khăn, một bộ phận người dân, nhất là giới trẻ nhanh chóng “bắt nhịp” với lối sống thành thị, học theo thói xấu, có xu hướng thờ ơ trước những vấn đề chính trị, xã hội, lãnh cảm trước những hiện tượng xã hội,…Cuộc sống bấp bênh, mất niềm tin vào xã hội, không có mục tiêu, lý tưởng sống, đứng bên ngoài xã hội. Đây là bộ phận dễ dàng bị lôi kéo theo các hoạt động của tôn giáo mới.
Mặt khác, sự phát triển về kinh tế, xã hội cũng kéo theo những hệ lụy, mặt trái của nó như: bệnh tật không ngừng gia tăng. Nhiều dịch bệnh khó chữa và mới xuất hiện như Ebola, ung thư, vi rút zika, viêm não mô cầu… Cùng với đó là thiên tai, hạn hán, sóng thần, sự nóng lên của trái đất, hiệu ứng nhà kính, mưa axít, biến đổi khí hậu… Những rủi ro của xã hội công nghiệp mang lại như tai nạn giao thông, tai nạn lao động, khủng bố, chiến tranh, hỏa hoạn….Do đó, cuộc sống của con người trở nên bị đe dọa, bấp bênh hơn bất cứ lúc nào. Chính vì vậy, một bộ phận người dân tin vào thuyết ngày tận thế. Đây cũng là cơ sở, lý do để người dân tìm đến với các tôn giáo mới. Có thể là để giải tỏa về tâm lý, hay đơn giản là rèn luyện sức khỏe và chữa bệnh. Như trường hợp rất nhiều người dân tìm đến với Pháp Luân Công nhằm mục đích để luyện tập khí công và chữa bệnh, rèn luyện
sức khỏe chứ không phải như mục đích chính là tìm đến với tư cách một tôn giáo. Điều này chính là cơ sở để đưa đến dự báo về xu hướng biến đổi của các hiện tượng tôn giáo mới như: sự gia tăng và đa dạng hóa hiện tượng tôn giáo mới.
2) Điều kiện về giao lưu hội nhập: Toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và
tự do hoá thương mại đã và đang là xu thế nổi bật của kinh tế thế giới đương đại. Phù hợp với xu thế đó, từ năm 1986 đến nay, Việt Nam nói chung và đồng bằng Bắc Bộ nói riêng đã tiến hành công cuộc đổi mới và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế với phương châm “đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại. Việt Nam sẵn sàng là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”. Việt Nam luôn thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực.
Về quan hệ hợp tác song phương, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia trên thế giới, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hoá tới trên 230 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ[161], ký kết trên 90 Hiệp định thương mại song phương, gần 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 Hiệp định chống đánh thuế hai lần và nhiều Hiệp định hợp tác về văn hoá song phương với các nước và các tổ chức quốc tế.[161]. Việt Nam đã thiết lập quan hệ tốt với tất cả các nước lớn, trong đó có 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (P5), các nước trong nhóm G8; nâng quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc trở thành đối tác chiến lược toàn diện, gia tăng nội hàm của quan hệ đối tác chiến lược với Nga, thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Anh, Tây Ban Nha. Số lượng các cơ quan đại diện của ta ở nước ngoài cũng tăng lên (91 cơ quan) với 65 đại sứ quán, 20 tổng lãnh sự quán, 4 phái đoàn thường trực bên cạnh các tổ chức quốc tế, 1 văn phòng kinh tế văn hóa.
Về hợp tác đa phương và khu vực: Việt Nam đã có mối quan hệ tích cực với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như Ngân hàng phát triển Á Châu, Quỹ tiền tệ thế giới, Ngân hàng thế giới. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
được đẩy mạnh và đưa lên một tầm cao hơn bằng việc tham gia các tổ chức kinh tế, thương mại khu vực và thế giới, ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế đa phương. Tháng 7/1995 Việt Nam đã gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và chính thức tham gia Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) từ 1/1/1996. Đây được coi là một bước đột phá về hành động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Tiếp đó, năm 1996 Việt Nam tham gia sáng lập Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) và đến năm 1998, Việt Nam được kết nạp vào Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC).
Đặc biệt, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã có một bước đi quan trọng khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào ngày 11 tháng 01 năm 2007 sau 11 năm đàm phán gia nhập Tổ chức này.
Chính quá trình mở cửa hợp tác, giao lưu và hội nhập của Việt Nam trong nhưng năm qua và thời gian tới cũng thúc đẩy sự giao lưu kinh tế, văn hóa, tôn giáo giữa các vùng miền trong cả nước, khu vực và trên thế giới ngày càng thuận lợi hơn, xích lại gần nhau hơn. Đây chính là cơ sở cho xu hướng du nhập ngày càng nhiều các hiện tượng tôn giáo mới ở nước ngoài vào Việt Nam nói chung và đồng bằng Bắc Bộ nói riêng, đồng thời đưa đến xu hướng thúc đẩy quá trình tiêu vong của những hiện tượng tôn giáo mới không kịp biến đổi thích ứng, và sự bành trướng của những hiện tượng tôn giáo mới nhanh nhạy, biến đổi, nắm bắt kịp nhu cầu, xu thế chung của thời đại và xã hội. Bên cạnh đó là sự ra đời của nhiều hiện tượng tôn giáo mới đáp ứng nhu cầu xã hội trong mỗi hoàn cảnh, thời điểm nhất định.
3) Điều kiện về đổi mới quan điểm chính sách của Đảng và Nhà nước:
Trong bối cảnh hiện nay, những quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về công tác tôn giáo có nhiều tiến bộ và đổi mới. Đảng và Nhà nước luôn khẳng định:
Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang
và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
giáo khác nhau, đoàn kết đồng bào không theo tôn giáo và đồng bào theo tôn giáo. Phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo, động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng:.
Động viên đồng bào nâng cao tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất Tổ quốc thông qua thực hiện tốt các chính sách kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng, bảo đảm lợi ích vật chất và tinh thần của nhân dân nói chung, trong đó có đồng bào các tôn giáo.
Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị: trong đó, các tổ
chức quần chúng có vai trò quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước đối với các tôn giáo.
Công tác tôn giáo, chính sách tôn giáo: Thực hiện có hiệu quả chủ trương,
chính sách và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật
chất, văn hoá của nhân dân, trong đó có đồng bào các tôn giáo.
Tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động bình thường theo đúng chính sách
và pháp luật của Nhà nước. Kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín
ngưỡng, tôn giáo để mê hoặc, chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, xây dựng cuộc sống tốt đời, đẹp
đạo trong quần chúng, tín đồ, chức sắc, nhà tu hành ở cơ cở. Xây dựng khối đại
đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tăng cường thông tin tuyên truyền về chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà
nước, phát huy tinh thần yêu nước của đồng bào có đạo; tự giác và phối hợp đấu
tranh làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống đối chế độ.
Hướng dẫn các tôn giáo thực hiện quan hệ đối ngoại phù hợp với đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
Chính những cởi mở trong quan điểm, đường lối, chính sách về tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta đã tác động không nhỏ đến xu hướng ra đời của các hiện tượng tôn giáo mới trong điều kiện tự do tín ngưỡng tôn giáo ngày càng được mở rộng.